Đối với những phát ngôn không phải là câu hỏi

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Bước đầu khảo sát hiện tượng tiêu điểm hóa cấu trúc chủ vị của câu Tiếng Việt (Trang 75)

CHƢƠNG 3 : PHẠM VI TIÊU ĐIỂM HOÁ CẤU TRÚC CHỦ VỊ

3.1. Cấu trúc chủ vị có tiêu điểm thơng tin là vị từ

3.1.1.2. Đối với những phát ngôn không phải là câu hỏi

TĐKĐ hay TĐTP.

- Vị từ là TĐKĐ khi nó trực tiếp trả lời cho câu hỏi có tiêu điểm hỏi là vị từ.

Ví dụ:

[3:11] a. Ơng vơ Sở thú làm chi? b. Tôi vô o mèo.

(NĐT:13)

[3:12] a. Thế nào anh? b. Hỏng.

[3:13] a. Con đâu? b. Con về.

(TNH2:179) - Vị từ là TĐTP khi thông tin do vị từ biểu thị ý nghĩa tƣơng phản với thông

tin của vị từ mà ngƣời nói đƣa ra. Ở đây tiền giả định sai của ngƣời nói về một sự tình (hành động, trạng thái, quá trình hay quan hệ) ở câu trƣớc là điều kiện xuất hiện của tiêu điểm vị từ tƣơng phản. Ví dụ:

[3:14] a. Nam tốt nghiệp đại học rồi.

b. Đâu, Nam đỗ thạc sĩ đấy chứ!

[3:15] a. Em bán cái xe Dream mới mua rồi à? b. Em gửi nó ở hiệu cầm đồ mà.

Ở các ví dụ trên, tiêu điểm vị từ tƣơng phản chỉ đối lập với một TĐH hoặc một TĐKĐ có tiền giả định sai. Tuy nhiên cũng có trƣờng hợp trong câu hỏi chứa có đến hai vị từ xuất hiện. Tƣơng ứng với câu hỏi đó, vị từ tiêu điểm của câu trả lời mang ý tƣơng phản với hai tiêu điểm vị từ đã có trƣớc. Ví dụ:

[3:16] a. Bố thằng Minh còn thức hay ngủ hở bà?

b. Ăn bng đũa bng bát là nó đi ln.

([20:29])

3.1.2. Phương tiện thể hiện tiêu điểm thông tin là vị từ

3.1.2.1. Khả năng hoạt động của tiêu điểm vị từ

Vị trí của tiêu điểm vị từ trong cấu trúc câu có liên quan đến chức năng là trọng tâm thơng báo của nó. Khơng phải lúc nào vị từ cũng xuất hiện trong các cấu trúc câu đầy đủ mà nó có thể xuất hiện độc lập và khơng cần phải đi sau chủ từ. Dữ liệu khảo sát cho thấy vị từ ở vai trò làm tiêu điểm thơng tin của câu tiếng Việt có những khả năng sau:

3.1.2.1.1. Vị từ đứng độc lập trong câu: Trong câu chỉ có một vị từ (hoặc dạng mở

rộng của nó là vị ngữ) là tiêu điểm thơng tin, cịn các thành phần câu khác bị tỉnh lƣợc. Ví dụ:

[3:17] a. Cụ tức bà, rồi cụ uất lên mà chết, phải không chị? b. Thắt.

(NCH:128) [3:18] a. Chị có sao khơng?

b. Đau chết đi đƣợc!

(VPT:211) [3:19] a. Nhóc con, mày nghĩ gì vậy?

b. Nghĩ ngợi lung tung thôi ạ.

(TNĐS:161)

[3:20] a. Uả, cịn gì nữa? b. Chui rào.

(CL:126) [3:21] a. Chân mày làm sao?

b. Giậm phải dây thép gai.

(NMC1:150) [3:22] a. Đã đi thăm đồng làng ta chưa?

b. Mới đảo qua thơi.

(NTNT:52)

Trong một số tình huống giao tiếp khi gặp những câu trả lời dạng này thƣờng mang thông tin đến cho ngƣời đối thoại một cách nhanh nhất đồng thời còn thể hiện trạng thái tâm lý, cảm xúc của ngƣời trả lời. Trong [3:17], ngƣời trả lời chỉ dùng một vị từ duy nhất "thắt" để nói lên cái chết của bà mẹ. Câu trả lời đó có thể xem là thiếu văn hố, thiếu sự tơn kính với ngƣời chết. Nhƣng chính qua cách trả lời đã thể hiện đƣợc thái độ khinh thƣờng của ngƣời đầy tớ với bà mẹ của bà chủ (vì chính bản thân bà chủ cũng khinh thƣờng, miệt thị mẹ của mình). Ở các ví dụ [3:17], [3:22] ngữ cảnh của các câu trả lời bị thu hẹp do sự xuất hiện của thành tố phụ ở phía trƣớc nhƣ: chưa, phải khơng… và ở phía sau: thôi. Trong các trƣờng hợp này vị từ

xuất hiện với tƣ cách là bộ phận duy nhất có mặt trong cấu trúc câu và có giá trị thơng tin cao. Nó khơng chỉ thơng báo về một hành động, q trình mà cịn nhấn mạnh những yếu tố đó là nổi bật hơn hẳn so với các thành tố còn lại trong câu (đối thể, chủ thể).

3.1.2.1.2. Vị từ với tƣ cách là thành phần vị ngữ trong cấu trúc câu có đầy đủ hai thành phần nịng cốt là chủ - vị. Ở đây vị từ có khả năng xuất hiện ở hai vị trí: trƣớc chủ ngữ và sau vị ngữ.

[3:23] a. Sao thế? b. Rất tiếc em đã phải về. (TNĐS:20) [3:24] a. Thế nào? b. Em không tập đâu. (NK:27) [3:25] a. Chị có chồng chƣa?

b. Anh thử đốn xem.

(NHT:77) [3:26] a. Khơng ngồi vào mà ăn, cịn đợi mời đợi thỉnh nữa sao?

b. Cháu khơng đói.

(ĐG:41) Sở dĩ vị từ làm tiêu điểm với vai trò làm thành phần vị ngữ đứng sau chủ ngữ đƣợc nhấn mạnh hơn so với các thành phần câu khác vì xuất phát từ thói quen sử dụng ngơn ngữ của ngƣời Việt và quy luật cấu trúc thông tin: phần cơ sở đặt trƣớc phần tiêu điểm. Có thể biểu diễn cấu trúc thông tin của câu trả lời có tiêu điểm vị từ trong bốn ví dụ trên nhƣ sau:

Câu trả lời Cơ sở Tiêu điểm

Em đã phải về

Em không tập đâu

Anh thử đốn xem

Cháu khơng đói

Trong thực tế giao tiếp, nhất là trong lúc làm quen hỏi tên, nghề nghiệp… giữa các nhân vật đối thoại, cách trả lời nhƣ trên đƣợc sử dụng nhiều hơn vì theo đó cuộc hội thoại sẽ thân mật, khơng có tính khách sáo. Ngồi ra, cách trả lời có tiêu điểm vị từ làm vị ngữ qua bốn trƣờng hợp trên còn cho thấy phần nào mối quan hệ liên nhân giữa ngƣời hỏi và ngƣời trả lời. Ở [3:23], [3:24], [3:26] đều là cuộc đối thoại giữa ngƣời ít tuổi với ngƣời lớn tuổi. Nếu lƣợc bỏ chủ ngữ là phần cơ sở ở câu trả lời thì câu trả lời sẽ trở nên bất nhã. Cịn [3:25] là lời trò chuyện của hai nhân vật lần đầu tiên gặp nhau nên cấu trúc đầy đủ cả cơ sở - tiêu điểm thể hiện tính lịch sự

- Một số trƣờng hợp khác vị từ làm tiêu điểm thông báo xuất hiện trƣớc chủ

ngữ. Xét các ví dụ:

[3:27] Nát hết lúa của tơi đấy! [3:28] Đen cả mặt thằng bé rồi! [3:29] Bẩn quần áo bây giờ! [3:30] Sơi nƣớc rồi kìa! [3:31] Vỡ bát đấy con ạ!

Quan sát các ví dụ, chúng ta nhận thấy trong những câu kiểu này vị từ phần lớn là:

+ Các tính chất, trạng thái của sự tình tĩnh, khơng kiểm tra: đen (cả mặt), bẩn (quần áo), nát (hết lúa)…

+ Những q trình, những biến cố khơng chủ ý, không kiểm tra: sôi (nước), vỡ (bát)…

Dù vị từ trong các ví dụ đang xét có thể là những tính chất, trạng thái… song một đặc điểm quan trọng của kiểu câu này ở chỗ: mơ hình ngữ nghĩa chung của câu bao giờ cũng là sự biểu hiện những sự tình nhìn nhƣ là những biến cố có thể xảy ra hay đã, đang xảy ra. Ở đây, ngƣời nói thƣờng khơng biết đến hoặc khơng quan tâm tới các sự tình nhƣ là nguyên nhân. Tỷ trọng thông báo, mức độ chú ý và nêu bật của các thành phần có thể hồn tồn khơng ngang nhau trong tình huống phát ngơn cụ thể. Thƣờng thì vị từ là yếu tố mang lƣợng thơng tin nhiều hơn, là cái đƣợc nêu bật ở mức độ cao hơn. Chính cái đặc trƣng, kiểu loại biến cố này khiến ngƣời ta phải chú ý đến vị từ trƣớc tiên, phải nêu bật nó hơn trong tầng bậc sắp xếp của các yếu tố. Vì vậy tiêu điểm chú ý mà ngƣời nói dồn cả vào chính là cái sự tình kết quả: cái đến, tới, xảy ra hay có thể xảy ra trong thực tế; chứ khơng phải là xuất phát từ một điều đã biết, một đối tƣợng cho trƣớc để nói về một điều gì. Điều lƣu ý thêm là ở chỗ, sự biến đổi, tính nhân quả trong kiểu câu này cho phép tập trung tiêu điểm chú ý vào kết quả, hệ quả, cịn cái sự tình có trƣớc bị đẩy lùi vào hậu cảnh, khơng đƣợc nói tới hiển ngơn. Nếu qui ƣớc gọi sự tình đƣợc diễn đạt trong câu là (P) và cái nguyên nhân của (P) là (Q), ta sẽ có một mơ hình nghĩa diễn đạt nhƣ sau:

Tiền giả định - ở một thời điểm t nào đó có trƣớc, khơng P - Tồn tại (Q) nhƣ là nguyên nhân, là cái gây khiến - (Do đó) xảy ra, diễn ra (P) nhƣ là một hệ quả của (Q)

Ngoài ra, do phản ánh một sự tồn tại nhân quả, những câu đang xem xét có mối quan hệ rất rõ với những câu mang tính gây khiến. Cái trật tự vị từ đứng trƣớc, đối tƣợng đứng sau cũng rất quen thuộc với những câu gây khiến. Ví dụ:

- Khói xăng làm đen cả mặt thằng bé >< Đen hết cả mặt thằng bé rồi! - (Cẩn thận,) anh làm nát lúa của tôi >< Nát hết lúa của tôi đấy!

3.1.2.2. Phương tiện thể hiện của tiêu điểm thông tin là vị từ

Trong tiếng Việt, tiêu điểm thông tin là vị từ có một số phƣơng tiện biểu hiện riêng. Theo dữ liệu khảo sát, chúng tôi đã thống kê đƣợc một số phƣơng tiện biểu hiện cơ bản sau.

3.1.2.2.1. Trợ từ "chỉ"; kết cấu "chỉ V thôi"

Với những câu đơn thoại mà cấu trúc thơng tin có sự phân bố theo trật tự cơ

sở - tiêu điểm, vị từ thƣờng đóng vai trò là tiêu điểm trong câu. Chúng thƣờng đi

kèm với trợ từ "chỉ" xuất hiện ở trƣớc vị từ để nhấn mạnh. Ví dụ:

[3:32] Có lẽ cả đời chị chỉ yêu anh, ngƣời đàn ông không đánh số, ngƣời đàn ông đầu tiên và cuối cùng của chị.

(TNĐS:69)

[3:33] Vả chăng, Chƣơng cũng chỉ đánh tổ tôm để tiêu khiển đỡ buồn mà

thôi.

(KH2:11) [3:34] Cả ngày Tuy Kiền chỉ có mặt ở nhà vào hai bữa cơm.

(NK:43) [3:35] Trên những gƣơng mặt bất động dƣờng nhƣ chạm bằng đá kia, chỉ có

những cặp mắt là chói ngời.

(ĐG:171) Trong những cặp thoại hỏi - đáp, tiêu điểm vị từ ở những câu trả lời cũng thƣờng đƣợc biểu hiện bởi trợ từ "chỉ". Theo thống kê, tần số xuất hiện của trợ từ này rất cao. Nó có thể xen giữa thành phần chủ ngữ và vị ngữ trong câu hoặc đi trƣớc vị ngữ khi chủ ngữ bị tỉnh lƣợc. Ví dụ:

[3:36] a. Mặc Thanh mới nghệ sỹ chứ? b. Mình chỉ theo dõi mốt nghệ sỹ thơi!

(TNT:245) [3:37] a. Ơng ta cịn muốn gì?

b. Ông ấy chỉ muốn ông minh oan cho mẹ tôi.

(TNH2:140) [3:38] a. Cháu có hiểu gì nhiều về nó khơng? Nhất là hồn cảnh gia đình?

b. Cháu chỉ biết nhà anh ấy rất nghèo.

(CL:195) [3:39] a. Mày có hiểu cái vui chơi tối hôm nay của tao có mục đích gì khơng?

b. Tao chỉ hơi ngạc nhiên, và cũng sắp hỏi mày đấy.

(VTP:318) [3:40] a. Thế cái lị gạch bỏ khơng nó nhƣ thế nào?

b. Nó chỉ có bốn bức tƣờng xếp bằng gạch chƣa nung.

(NCH:316)

Bên cạnh đó, trong cấu trúc thơng tin có tiêu điểm vị từ chúng tôi gặp khá nhiều kết cấu "chỉ V thơi" trong đó V làm tiêu điểm. Ví dụ:

[3:41] a. Chú ngồi ấp chiến lƣợc vơ à? b. Khơng, chỉ có một mình tơi thơi!

(AĐ2:84) [3:42] a. Tơi nói xe là xe đạp kia chứ?

b. Có mà xe giép! Chúng em chỉ có xe giép thơi, anh ạ!

(NMC:37) [3:43] a. Thế có ốm đau gì khơng?

b. Hết rồi. Chỉ thèm nghe nhạc thôi!

(CL:357) [3:44] a. Sao anh khơng nói gì?

b. Cả đời anh chỉ quen nghe ngƣời khác nói và tuân lệnh thơi.

(TNH2:176) [3:45] a. Sao hồi nãy tía khơng bắn nó một phát tên?

b. Chỉ cịn có ba phát thơi.

(ĐG:166)

3.1.2.2.2. Nhóm trợ từ tiêu điểm "đấy; chứ; thơi; vẫn; cứ; lại"

[3:46] a. Rồi họ lấy gì mà sống?

b. Vậy mà vẫn sống đấy. Sống quấn qt đáo để.

(CL:246) [3:47] a. Thế ơng khơng chúc chúng ta sẽ gặp lại nhau à?

b. Nhất định là phải gặp nhau chứ.

(NK:629) [3:48] a. Hồi cũng ngủ đây hả?

b. Vâng, tôi sang nằm chơi thôi.

(DDN:27) [3:49] a. Ơng khơng tin vào khoa học hay sao?

b. Kết quả, bản dự thảo mới vẫn bị rơi vào yên lặng.

(TNH1:489) [3:50] Nhƣng bọn địch chẹn lấy cửa, cứ đánh, cứ thụi, cứ đấm.

(NĐT:151)

[3:51] Chị vẫn đang ở cái tuổi khao khát đƣợc âu yếm, lại thêm hồi ức các

mối tình cũ cứ hiện diện về thiêu đốt chị…Mà anh lại bình thản ngáy nhƣ một ơng

già!

(TNĐS:67) Trợ từ tiêu điểm "vẫn", "cứ" đứng trƣớc vị từ nhằm biểu lộ thái độ ngạc nhiên của ngƣời nói về sự kiện, hiện tƣợng đáng lý ra đã phải kết thúc rồi nhƣng vẫn tiếp tục diễn ra. Theo đánh giá của ngƣời nói sự kiện, hiện tƣợng tiếp xảy ra đó là bất thƣờng, khác lạ. Và biểu hiện sự đánh giá chủ quan của ngƣời nói về một hành động xảy ra kéo dài, ngoài sự chờ đợi bình thƣờng cịn thể hiện bằng trợ từ "cứ" qua công thức khái quát: A → cứ Y. Cịn trợ từ "lại" ngồi ý nghĩa biểu hiện sự lặp đi lặp lại tái diễn nhiều lần của một hành động, một hiện tƣợng mà theo ngƣời nói là khơng hợp lẽ, không nên, gắn với hàm ý khơng hài lịng nhƣ: Thằng bé lại đến

thì cịn có ý nghĩa thể hiện sự liên kết giữa các sự tình đi trƣớc với sự tình đi sau trong phát ngơn (có thể là một sự tình nhất cố, chỉ xảy ra một lần). Nói khác đi, "lại" thƣờng dùng để nối sự kiện đi sau P (sự tình đƣợc diễn đạt trong câu) với một sự kiện đi trƣớc P, khi ngƣời nói nhấn mạnh, đánh giá cái sự tình "lại + P" là bất thƣờng, nằm ngồi dự đốn, căn cứ vào sự tình đi trƣớc P.

Để làm nổi rõ cho tiêu điểm vị từ cịn có từ "hoàn toàn" với ý nghĩa "chỉ mức độ cao, chỉ sự quá ngƣỡng về một đặc tính, một tính chất của động từ". Ví dụ:

[3:52] Cơ hồn tồn khơng biết rằng những ngƣời anh lính trẻ mà cô đƣa đƣờng hôm qua đang rất hối hận và nhìn cơ với con mắt cảm phục nhƣ thế nào.

(TNĐS:248)

[3:53] Tất cả những trò nhố nhăng đê tiện vấp phải hàng ngày hồn tồn có

thể rũ sạch bởi một cú nhảy của con sóc nhỏ trên cành dâu da.

(NHT:50)

Cùng với "hoàn toàn", trợ từ "tự" cũng biểu thị sắc thái nhấn mạnh của một hành động không cần đến sự hỗ trợ của bên ngồi và nó bao giờ cũng đứng trƣớc tiêu điểm vị từ. Ví dụ:

[3:54] Ngay cả quyền đƣợc khiếu nại, đƣợc xét xử, đƣợc tự bào chữa của cô

cũng khơng có.

(TNT:88) [3:55] Riêng anh, anh tự cho đã Âu hố hồn tồn.

(VTP:375) Trong các phát ngôn đơn thoại của văn bản viết, trợ từ "nào" cũng là một

trong những phƣơng tiện thể hiện tiêu điểm vị từ nhấn mạnh những hành động xảy ra liên tiếp, khơng ngừng. Ví dụ:

[3:56] Nó liền ngồi dậy, nào nôn, nào oẹ, nào khạc, nào nhổ, nào nhăn mặt,

nào bịt mũi.

[3:57] Nào là trƣng cầu ý kiến, nào là mở cuộc đố thi, nào điều tra, nào

phỏng vấn…

(NCH:74) 3.1.2.2.4. Đại từ nghi vấn và từ nghi vấn

Nhƣ đã trình bày kỹ trong phần trên, khi muốn tạo TĐH là vị từ ngƣời ta cũng thƣờng dùng những đại từ nghi vấn này nhƣ "làm gì, làm sao, thế nào,…" hoặc các từ nghi vấn "có…khơng, đã…chưa, à, ư, hả…"để biểu thị điều cần biết

của ngƣời hỏi.

Nhƣ vậy, cấu trúc thơng tin có tiêu điểm rơi vào vị từ là loại cấu trúc câu xuất hiện nhiều trong tiếng Việt. Nó khác biệt với kiểu cấu trúc thơng tin có tiêu

3.2. Cấu trúc chủ - vị có tiêu điểm thơng tin là tham tố

Nếu cấu trúc thơng tin có tiêu điểm vị từ là cấu trúc mà vị từ đóng vai trị trọng tâm thơng báo của câu thì ở cấu trúc thơng tin có tiêu điểm tham tố, vai trị quan trọng đó thuộc về các tham tố (bao gồm diễn tố và chu tố). Xét về mặt ngữ nghĩa - ngữ pháp trong câu, tham tố là yếu tố phụ thuộc vào vị từ, giúp vị từ biểu

thị các phƣơng diện khác nhau của sự tình (chủ thể, đối thể, thời gian, địa điểm…). Khi xét câu trong những ngữ cảnh giao tiếp cụ thể thì tham tố khơng phải lúc nào cũng là thành tố phụ. Khi ngƣời nói muốn nhấn mạnh vào thông tin đƣợc biểu hiện ở tham tố thì chức năng thơng tin của tham tố quan trọng hơn vị từ và lúc đó cấu trúc câu có tiêu điểm thơng tin trùng với tham tố. Những cấu trúc nhƣ vậy chúng tơi gọi là cấu trúc thơng tin có tiêu điểm là tham tố.

3.2.1. Điều kiện xuất hiện của tiêu điểm thông tin là tham tố

Xét điều kiện xuất hiện của cấu trúc này có hai trƣờng hợp sau:

3.2.1.1. Đối với những câu hỏi nhằm tìm kiếm thơng tin. Ở đây các câu trả lời có tiêu điểm thơng tin là

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Bước đầu khảo sát hiện tượng tiêu điểm hóa cấu trúc chủ vị của câu Tiếng Việt (Trang 75)