Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi tại huyện ba vì và đan phượng, hà nội (Trang 49 - 51)

2.5. Phương pháp nghiên cứu

2.5.4. Phương pháp thu thập số liệu

2.5.4.1. Kỹ thuật, công cụ thu thập số liệu định lượng

Đối tượng bà mẹ

- Nghiên cứu thu thập số liệu đánh giá kiến thức, thực hành của bà mẹ bằng phỏng vấn trực tiếp sử dụng bộ câu hỏi định lượng (Phụ lục 1). Đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn cùng một bộ câu hỏi trước và sau can thiệp. Toàn

bộ mẫu bà mẹ được phỏng vấn đánh giá kiến thức. Những bà mẹ có con mắc NKHHCT trong vịng 2 tháng trước thời điểm điều tra được phỏng vấn đánh giá thực hành. Bộ câu hỏi phỏng vấn gồm hai phần:

+ Phần 1: Đánh giá kiến thức nhận biết dấu hiệu bệnh, tìm kiếm dịch vụ y tế và chăm sóc trẻ NKHHCT.

+ Phần 2: Đánh giá thực hành nhận biết dấu hiệu bệnh, tìm kiếm dịch vụ y tế và chăm sóc của bà mẹ trong lần cuối cùng trẻ bị NKHHCT trong vòng 2 tháng trước điều tra.

Đối tượng cán bộ y tế

- Đánh giá kiến thức bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, sử dụng bộ câu hỏi định lượng (Phụ lục 2).

- Đánh giá thực hành bằng quan sát có sử dụng bảng kiểm (Phụ lục 3). Chuyên gia thuộc chương trình NKHHCT tuyến TW quan sát trực tiếp và đánh giá thực hành của CBYT.

Đối tượng người bán thuốc

- Đánh giá kiến thức bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi phỏng vấn định lượng (Phụ lục 4).

- Đánh giá thực hành bằng phương pháp đóng vai người mua thuốc để quan sát trực tiếp và đánh giá bằng bảng kiểm (Phụ lục 5). Tình huống đóng vai là bà mẹ có con dưới 5 tuổi bị ho, cảm lạnh khơng có đơn đi mua thuốc.

2.5.4.2. Kỹ thuật, công cụ thu thập số liệu định tính

- Tại mỗi huyện, trước và sau can thiệp, nghiên cứu tiến hành thảo luận nhóm với 1 nhóm bà mẹ, 1 nhóm bà mẹ tích cực, 1 nhóm CBYT, 1 nhóm người bán

thuốc và 1 nhóm quản lý y tế (lãnh đạo TTYT, phụ trách Chương trình NKHHCT, phụ trách Dược của huyện) và lãnh đạo Ủy ban Nhân dân xã. - Nội dung thảo luận nhóm với các đối tượng được tiến hành nhằm tìm hiểu sự thay đổi trong kiến thức, thực hành và những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi. Ngồi ra, thảo luận nhóm sau can thiệp cịn tìm hiểu về tính phù hợp, khả năng duy trì và nhân rộng của can thiệp.

- Với mỗi đối tượng, nghiên cứu xây dựng một bộ hướng dẫn thảo luận nhóm. Có 5 hướng dẫn thảo luận được thiết kế cho 5 nhóm đối tượng (Phụ lục 9).

2.5.4.3. Thiết kế, thử nghiệm và hồn chỉnh bộ cơng cụ

- Bản dự thảo của bộ công cụ được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn, hướng dẫn của TCYTTG, của Bộ Y tế và tham khảo kết quả, bộ công cụ của các nghiên cứu cùng lĩnh vực. Bản dự thảo này bao gồm các câu hỏi, chỉ số có liên quan và phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu.

- Để đảm bảo độ chính xác và phù hợp, bộ công cụ được thử nghiệm trước khi sử dụng tại 1 xã không thuộc mẫu nghiên cứu mỗi huyện. Tại mỗi xã, 5 phụ nữ, 3 CBYT và 3 người bán thuốc đã được phỏng vấn thử nghiệm bộ công cụ định lượng.

- Dựa trên kết quả thử nghiệm, bộ công cụ ban đầu được chỉnh sửa, tiếp tục phát triển để thích hợp với tình hình thực tế và ngơn ngữ địa phương.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi tại huyện ba vì và đan phượng, hà nội (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)