3.2. Hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức, thực hành điều trị trẻ nhiễm
3.2.3. Hiệu quả của can thiệp thay đổi thực hành của cán bộ y tế
3.2.3.1. Thực hành xác định dấu hiệu bệnh
Để chẩn đốn bệnh, CBYT cần thực hiện quy trình hỏi và thăm khám để phát hiện các dấu hiệu bệnh. Trong phác đồ Quốc gia đã hướng dẫn cụ thể những câu hỏi và các bước thăm khám cần thiết để phát hiện dấu hiệu bệnh.
Hỏi xác định dấu hiệu bệnh
Để xác định được dấu hiệu bệnh, CBYT cần hỏi đủ 5 câu hỏi thiết yếu: tuổi của trẻ, thời gian ho, trẻ có bú hoặc uống được khơng, trẻ có bị co giật khơng và trẻ có bị sốt khơng.
Bảng 3.18: So sánh thực hành hỏi xác định dấu hiệu bệnh của CBYT trước-sau
can thiệp (%)
Hỏi bệnh
Can thiệp Đối chứng*
CSHQ TCT n=36 SCT n=36 p TCT n=43 SCT n=43 Tuổi của trẻ 80,6 91,7 >0,05 62,8 67,4 6,5 Thời gian ho 69,4 75,0 >0,05 48,8 51,2 3,2 Bú/uống 22,2 58,3 <0,05 14,0 23,3 96,2 Co giật 33,3 66,7 <0,05 41,7 34,9 116,6 Sốt 44,4% 52,8 >0,05 32,6 25,6 40,2
* Khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê ở bất cứ chỉ số nào của nhóm đối chứng
Trước can thiệp, CBYT ở Ba Vì và Đan Phượng thường chỉ hỏi về tuổi, dấu hiệu ho và sốt của trẻ. Những câu hỏi để phát hiện dấu hiệu bệnh rất nặng của trẻ được rất ít CBYT đề cập đến. Đánh giá sau can thiệp cho thấy ở Ba Vì, tỷ lệ CBYT có hỏi về dấu hiệu bệnh rất nặng là co giật và bú/uống đã tăng với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. CSHQ can thiệp của hai chỉ số này tương ứng là 116,6% và 96,2%. Thực hành ở nhóm đối chứng khơng thay đổi có ý nghĩa thống kê và thậm chí cịn giảm so với trước can thiệp (Bảng 3.18).
Thăm khám xác định dấu hiệu bệnh
Ngoài việc hỏi bệnh, để chẩn đốn một trẻ có bị viêm phổi hay không, CBYT phải thực hiện hai thăm khám cơ bản là quan sát tìm dấu hiệu RLLN và đếm nhịp thở phát hiện dấu hiệu thở nhanh.
Trước can thiệp, tỷ lệ CBYT thực hiện hai thăm khám quan trọng này khá thấp ở cả hai huyện nghiên cứu. Tỷ lệ CBYT có tìm kiếm dấu hiệu RLLN tại Ba Vì và Đan Phượng chỉ chiếm tương ứng là 38,9% và 37,2%. Tỷ lệ CBYT có thực hiện đếm nhịp thở cũng chiếm tương ứng là 22,2% và 27,9%.
Bảng 3.19: So sánh thực hành thăm khám của CBYT trước-sau can thiệp (%)
Thăm khám
Can thiệp Đối chứng*
CSHQ TCT n=36 SCT n=36 P TCT n=43 SCT n=43 Quan sát RLLN 38,9 80,6 <0,05 37,2 41,9 94,6 Đếm nhịp thở 22,2 55,6 <0,05 23,3 27,9 170,2
* Khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở bất cứ chỉ số nào của nhóm đối chứng
Đánh giá sau can thiệp cho thấy có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực ở nhóm CBYT can thiệp. Tỷ lệ CBYT có thực hiện quan sát phát hiện dấu hiệu RLLN và đếm nhịp thở đều tăng lên có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Ở nhóm đối chứng, sự khác biệt khi đánh giá cả hai chỉ số đều không khác biệt có ý nghĩa thống kê (Bảng 3.19).
3.2.3.2. Thực hành xử trí và kê đơn thuốc
Trong q trình quan sát, nhóm nghiên cứu khơng gặp trường hợp bệnh rất nặng và viêm phổi nặng cần chuyển tuyến. Do đó, kết quả phần này chỉ đề cập đến bệnh viêm phổi và ho/cảm lạnh.
Xử trí, kê đơn cho trẻ bị viêm phổi
Trước can thiệp, tất cả các trường hợp (5 trường hợp ở Ba Vì và 3 ở Đan Phượng) chẩn đoán là viêm phổi đều được chuyển lên tuyến trên. Sau can thiệp, đối với tất cả 4 trường hợp viêm phổi nhóm nghiên cứu quan sát được ở Ba Vì, đều được CBYT kê đơn cho dùng KS và khơng chuyển tuyến. Cịn tại Đan Phượng cả 3 trường hợp quan sát được CBYT đều cho chuyển tuyến.
Xử trí, kê đơn cho trẻ bị ho, cảm lạnh
Trừ những trường hợp viêm phổi, trước can thiệp nhóm nghiên cứu đã quan sát 31 trường hợp trẻ ho,cảm lạnh ở Ba Vì và 40 trường hợp ở Đan
Phượng được CBYT được kê đơn. Sau can thiệp là 34 trường hợp ở Ba Vì và 39 trường hợp ở Đan Phượng.
Bảng 3.20: So sánh thực hành kê đơn đúng cho trẻ ho, cảm lạnh (không kê KS)
trước-sau can thiệp (%)
Can thiệp Đối chứng*
CSHQ
TCT SCT p TCT SCT
n=31 n=34 n=40 n=39
Đơn khơng có KS 9,7 23,5 >0,05 12,5 7,7 180,6
* Khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê ở bất cứ chỉ số nào của nhóm đối chứng
Tỷ lệ CBYT kê đơn đúng cho trẻ chỉ bị ho, cảm lạnh (không kê KS) chiếm tỷ lệ rất thấp trước can thiệp (Bảng 3.20). Sau can thiệp, mặc dù tỷ lệ này ở Ba Vì có tăng nhưng khơng có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ này ở Đan Phượng thậm chí cịn giảm đi 1/3 so với ban đầu.
Kê đơn KS đủ ngày, đúng loại như phác đồ hướng dẫn
KS đúng loại là CBYT kê đơn đường uống một trong các loại thuốc phác đồ đã khuyến cáo sử dụng gồm Cotrimoxazol, Amocixilin, Ampicilin. Đơn đủ ngày là đơn kê dùng KS từ 5 đến 7 ngày (Bảng 3.21).
Bảng 3.21: So sánh thực hành kê đơn kháng sinh đủ ngày, đúng loại trước-sau
can thiệp (%)
Kê đơn KS
Can thiệp Đối chứng*
CSHQ
TCT SCT p TCT SCT
n=28 n=26 n=35 n=36
Đúng loại 50,0 61,5 >0,05 45,7 30,6 56,0
Đủ ngày 32,1 50,0 >0,05 34,3 33,3 57,9
Kết quả nghiên cứu cho thấy khơng có sự cải thiện trong thực hành kê đơn KS của CBYT. Tỷ lệ CBYT kê đơn đúng loại hoặc đủ ngày có tăng ở Ba Vì so với trước can thiệp. So sánh sự khác biệt trước sau can thiệp ở cả hai chỉ số đều khơng thấy có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ CBYT nhóm đối chứng kê đơn KS đúng loại, đủ ngày còn giảm đi so với trước can thiệp.
3.2.3.3. Thực hành tư vấn sau khám bệnh
Sau khi kê đơn, ngoài việc hướng dẫn bà mẹ cách dùng thuốc, CBYT cần tư vấn cho bà mẹ cách chăm sóc, theo dõi trẻ NKHHCT tại nhà và hẹn tái khám.
Đánh giá trước can thiệp cho thấy toàn bộ CBYT đã thực hiện tư vấn dùng thuốc cho bà mẹ nên nghiên cứu không đưa nội dung này vào can thiệp và đánh giá. Các nội dung tư vấn khác tỷ lệ CBYT thực hiện chỉ đạt dưới 35% trước can thiệp (Bảng 3.22).
Bảng 3.22: So sánh thực hành tư vấn sau khám bệnh trước-sau can thiệp (%)
Tư vấn sau khám bệnh
Can thiệp Đối chứng*
CSHQ TCT n=36 SCT n=36 p TCT n=43 SCT n=43 Chăm sóc trẻ tại nhà 33,3 75,0 <0,01 18,6 20,9 112,5 Theo dõi trẻ NKHHCT 22,2 63,9 <0,001 14,0 23,3 120,8 Hẹn tái khám 33,3 63,9 >0,05 34,9 41,9 71,7
* Khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê ở bất cứ chỉ số nào của nhóm đối chứng
Sau can thiệp, tỷ lệ CBYT nhóm can thiệp có tư vấn theo từng nội dung đều tăng. Trong đó, hướng dẫn chăm sóc trẻ tại nhà và theo dõi dấu hiệu bệnh là hai chỉ số có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh trước và sau can
thiệp. Tại nhóm đối chứng, đánh giá sau can thiệp khơng thấy có sự cải thiện đáng kể về thực hành tư vấn sau khám của CBYT.