Tổ chức triển khai can thiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi tại huyện ba vì và đan phượng, hà nội (Trang 57 - 61)

2.6. Xây dựng và triển khai can thiệp

2.6.5. Tổ chức triển khai can thiệp

Can thiệp được thực hiện tại 5 xã đã được lựa chọn tại Ba Vì trong thời gian 24 tháng. Trong đó, TT-GD-TT thực hiện trong 12 tháng và giám sát hỗ trợ trong 12 tháng tiếp theo. Các bước triển khai can thiệp gồm có:

- Xây dựng kế hoạch, nội dung, tài liệu can thiệp - Triển khai can thiệp TT-GD-TT

- Triển khai can thiệp giám sát thay đổi thực hành và theo dõi tính duy trì. - Giám sát quá trình triển khai can thiệp về nội dung, thời gian, đối tượng. - Định kỳ lấy ý kiến phản hồi để điều chỉnh can thiệp cho phù hợp.

2.6.5.1. Triển khai can thiệp bà mẹ

Chuẩn bị can thiệp

- Xây dựng tài liệu truyền thông: Cuốn sổ tay “Nhật ký sức khoẻ của trẻ" được biên soạn và in ấn làm tài liệu truyền thơng chính cho bà mẹ.

- Hình thành nhóm bà mẹ: Tồn bộ bà mẹ có con dưới 5 tuổi sống tại mỗi thôn thuộc địa bàn can thiệp nếu đồng ý đều được tham gia can thiệp. Khoảng từ 7 đến 10 bà mẹ gần nhà nhau ở hình thành một nhóm nhỏ. Mỗi nhóm lựa chọn ra một bà mẹ tích cực, có uy tín được các bà mẹ nhóm tin tưởng làm trưởng nhóm.

- Tập huấn cho bà mẹ tích cực: kỹ năng truyền thông và kiến thức cơ bản về nhận biết, xử trí và chăm sóc trẻ NKHHCT.

Can thiệp TT-GD-TT

Nghiên cứu lựa chọn biện pháp TT-GD-TT trực tiếp để tiếp cận được cả với những bà mẹ ít có điều kiện tiếp cận với các nguồn thông tin đại chúng hoặc đến các buổi tuyên truyền ở cộng đồng. Hoạt động TT-GD-TT gồm có:

- Tư vấn, truyền thơng tại hộ gia đình: bà mẹ tích cực đến gặp từng bà mẹ thuộc nhóm mình quản lý để phát và hướng dẫn sử dụng, ghi chép "Nhật ký sức khoẻ của trẻ". Hàng tháng, bà mẹ tích cực đến hộ gia đình để tư vấn và hỗ trợ bà mẹ. Khi có thể, cả bà mẹ và hộ gia đình được mời cùng tham gia.

Nội dung tư vấn tại hộ gia đình được lấy trong cuốn sổ tay kết hợp với kiến thức các bà mẹ tích cực đã được tập huấn.

- Tư vấn, truyền thơng theo nhóm bà mẹ: Hàng tháng, dưới sự hướng dẫn của bà mẹ tích cực và hỗ trợ của CBYT xã khi cần, nhóm bà mẹ gặp nhau, nghe truyền thông, xem trình diễn thực hành hoặc trao đổi kinh nghiệm về những chủ đề quan tâm đã được nhóm xác định trước như cách chăm sóc, xử trí hoặc dinh dưỡng cho trẻ bị NKHHCT….. Khi con của một bà mẹ trong nhóm bị ốm, bà mẹ tích cực và những người khác trong nhóm thường tổ chức đến thăm, tư vấn trong tình huống cụ thể và giúp đỡ nếu cần.

- Tư vấn từ các nhóm chun mơn: CBYT, người bán thuốc là những người có chun mơn nên được bà mẹ rất tin tưởng. Họ thực hiện tư vấn mỗi lần bà mẹ đưa trẻ đi khám hoặc mua thuốc cho trẻ NKHHCT.

Can thiệp giám sát

Hai hình thức giám sát được thực hiện song song để hỗ trợ bà mẹ là giám sát ngồi nhóm và tự giám sát. Khi kết thúc hoạt động TT-GD-TT, nghiên cứu vẫn tiếp tục giám sát hỗ trợ thay đổi thực hành và theo dõi tính duy trì của can thiệp.

- Giám sát trong nhóm: Bà mẹ tích cực định kỳ hàng tháng đến giám sát việc ghi chép sổ tay hoặc giám sát thực hành thực tế khi có trẻ ốm. Thơng qua quan sát hành vi xử trí trẻ ốm của bà mẹ, bà mẹ tích cực khuyến khích, khen ngợi hành vi tốt và hướng dẫn sửa chữa những hành vi chưa đúng của bà mẹ.

- Giám sát ngồi nhóm: Khi bà mẹ đưa trẻ đi khám hoặc mua thuốc, CBYT và người bán thuốc hỏi, phát hiện kiến thức, thực hành còn thiếu hoặc chưa đúng của bà mẹ để hướng dẫn, điều chỉnh lại.

2.6.5.2. Triển khai can thiệp cán bộ y tế

Tập huấn kỹ năng

- Tập huấn ban đầu: Giảng viên thực hiện một ngày tập huấn lý thuyết chung cho cả 5 xã. Tập huấn thực hành được triển khai hai ngày tại từng xã.

- Tập huấn nhắc lại: Trong suốt thời gian 12 tháng, cứ ba tháng một lần, cán bộ chương trình NKHHCT huyện lại tập huấn nhắc lại cho tất cả CBYT.

Giám sát hỗ trợ

- Giám sát đồng đẳng: Tất cả CBYT tại mỗi xã hàng tháng họp với nhau để cùng trao đổi kinh nghiệm.

- Giám sát từ tuyến huyện: Cùng với việc tập huấn lại kỹ năng, cán bộ Chương trình NKHHCT huyện cũng triển khai giám sát hỗ trợ ngay tại xã.

2.6.5.3. Triển khai can thiệp người bán thuốc

Tập huấn kỹ năng

Giảng viên là cán bộ Chương trình NKHHCT huyện, cán bộ khoa Dược bệnh viện huyện. Các hoạt động can thiệp gồm:

+ Tập huấn ban đầu: Hướng dẫn bán thuốc được các giảng viên tập huấn lý thuyết chung cho cả 5 xã trong một ngày. Tập huấn triển khai thực hành trong điều kiện thực tế tại mỗi xã trong một ngày.

+ Tập huấn nhắc lại: Ba tháng một lần, cán bộ Chương trình NKHHCT huyện tập huấn nhắc lại.

Giám sát hỗ trợ

- Giám sát đồng đẳng: Hàng tháng, tất cả người bán thuốc tại mỗi xã họp với nhau để cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm.

- Giám sát từ tuyến huyện: Cùng với việc tập huấn lại kỹ năng, cán bộ Chương trình NKHHCT huyện, cán bộ khoa Dược bệnh viện huyện giám sát hỗ trợ ngay tại nhà thuốc.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi tại huyện ba vì và đan phượng, hà nội (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)