.Phân tích chương trình phần phi kim Hóa học 10

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học tích hợp phần phi kim hóa học 10 nhằm phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề ở học sinh​ (Trang 51 - 55)

Nội dung chương trình mơn Hóa học phần phi kim lớp 10 ở trường THPT được xây dựng như sau (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2009):

Bảng 2.1. Bảng nội dung kiến thức phi kim lớp 10

- Chương 5: Nhóm halogen

Bài Nội dung

21 Khái quát về nhóm halogen

22 Clo

23 Hidro clorua. Axit clohidric và muối clorua

24 Sơ lược về hợp chất có oxi của clo

25 Flo – Brom – Iot

26 Luyện tập: Nhóm halogen

27 Bài thực hành số 02: Tính chất hóa học của khí clo và hợp chất của clo

28 Bài thực hành số 03: Tính chất hóa học của brom và iot

- Chương 6: Oxi – lưu huỳnh

Bài Nội dung

29 Oxi – Ozon

30 Lưu huỳnh

31 Bài thực hành số 04: Tính chất hóa học của oxi – lưu huỳnh

32 Hidrosunfua – Lưu huỳnh dioxit – Lưu huỳnh trioxit

33 Axit sunfuric – Muối sunfat

34 Luyện tập: Oxi – lưu huỳnh

- Halogen là nhóm nguyên tố đầu tiên được nghiên cứu sau khi HS đã được học các lí thuyết chủ đạo (cấu tạo nguyên tử, bảng tuần hoàn, định luật tuần hồn, liên kết hóa học, phản ứng oxi hóa – khử). Vì vậy cần sử dụng những phương pháp để dự đốn tính chất xuất phát từ định luật tuần hồn và vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hồn theo sơ đồ: Vị trí  Cấu tạo  Tính chất.

- Nhóm oxi – lưu huỳnh, GV cần lưu ý những kiến thức, kĩ năng mà HS đã được trang bị ở lớp 8, 9 để kế thừa và phát triển, tránh bị trùng lặp. Triệt để vận dụng những kiến thức đã có về cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học, phản ứng oxi hóa – khử,… để nghiên cứu các đơn chất, hợp chất của các nguyên tố trong nhóm. Từ đặc điểm cấu tạo nguyên tử của oxi, lưu huỳnh, GV yêu cầu HS dự đốn về số oxi hóa trong hợp chất với hidro, kim loại…

Nội dung hai chương này nghiên cứu về hai nhóm nguyên tố phi kim quan trọng và có nhiều ứng dụng trong thực tiễn nhằm vận dụng kiến thức lí thuyết chủ đạo để dự đốn, giải thích tính chất các đơn chất, hợp chất của các nguyên tố trong nhóm và sự biến thiên tính chất các ngun tố trong nhóm. Các kiến thức về các nhóm ngun tố này cịn giúp cho việc hồn thiện dần các kiến thức lí thuyết chủ đạo như các khái niệm về các loại phản ứng oxi hóa – khử, các dạng liên kết, dạng mạng tinh thể…

2.2. Một số nguyên tắc lựa chọn chủ đề và bài học vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học tích hợp học theo dự án trong dạy học tích hợp

Khi lựa chọn nội dung xây dựng chủ đề tích hợp cần đảm bảo các nguyên tắc sau (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2016):

- Đảm bảo mục tiêu giáo dục, hình thành và phát triển năng lực cho người học mà cụ thể là năng lực hợp tác giải quyết vấn đề.

- Đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội, mang tính thiết thực, có ý nghĩa với người học.

- Đảm bảo tính khoa học và tiếp cận những thành tựu của khoa học kĩ thuật, đồng thời vừa sức với học sinh.

- Tăng tính hành dụng, tính thực tiễn; quan tâm tới những vấn đề mang tính xã hội của địa phương.

- Việc xây dựng các bài học/ chủ đề tích hợp dựa trên chương trình hiện hành. * Phân tích một chủ đề cụ thể: Axit, bazơ trong đời sống xung quanh ta

Chủ đề được đề cập đến các kiến thức về axit, bazơ là các khái niệm cơ bản trong hóa học, đồng thời có liên hệ mật thiết với các vấn đề trong đời sống như về vấn đề sức khỏe (răng miệng, viêm loét dạ dày…), độ pH trong nông lâm ngư nghiệp và mưa axit… Chủ đề được xây dựng dựa trên các vấn đề sau:

- Về nội dung: liên quan chủ yếu đến các nội dung của mơn Hóa và Sinh. - Về thực tiễn: xem xét các ứng dụng của việc ứng dụng axit bazơ vào trong đời sống.

- Về năng lực: bên cạnh việc trang bị kiến thức, chủ đề hướng tới hình thành và phát triển ở HS một số năng lực chung và chuyên biệt như: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực nghiên cứu khoa học…

2.3. Quy trình thiết kế dự án dạy học phần phi kim Hóa học 10 2.3.1. Lựa chọn chủ đề và bài dạy phù hợp với dự án 2.3.1. Lựa chọn chủ đề và bài dạy phù hợp với dự án

- Bước 1: Chia nhóm.

- Bước 2: GV giới thiệu cho cả lớp biết về nội dung thực hiện dự án, các nhóm đề xuất ý tưởng dự án.

- Bước 3: Lựa chọn chủ đề, xác định mục tiêu của dự án.

2.3.2. Lập kế hoạch

- Bước 1: HS lập kế hoạch làm việc.

Thời gian

Công việc Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4

Tìm kiếm và thu thập thơng tin X

Phân tích và xử lí dữ liệu X

Viết báo cáo X

Giới thiệu sản phẩm X

- Bước 2: Phân cơng cơng việc

Nhóm trưởng: …………………………………. Thư kí: …………………………………………

Cơng việc Người phụ trách Ghi chú

Tìm kiếm và thu thập thơng tin Phân tích và xử lí dữ liệu Viết báo cáo

Giới thiệu sản phẩm ….

2.3.3. Tiến hành dự án

HS làm việc nhóm và cá nhân theo kế hoạch để tạo ra sản phẩm.

- Bước 1: Tìm kiếm và thu thập tài liệu (thư viện, ngoài thực tế, tạp chí, sách báo, Internet…)

- Bước 2: Phân tích và xử lí thơng tin - Bước 3: Viết báo cáo.

2.3.4. Giới thiệu sản phẩm

- Sản phẩm dự án có thể cơng bố dưới dạng bài thu hoạch, báo cáo bằng văn bản, trình chiếu powerpoint…

- Sản phẩm dự án có thể được trình bày giữa các nhóm HS trong lớp, có thể giới thiệu trước tồn trường.

2.3.5. Đánh giá sản phẩm

- GV và HS đánh giá kết quả và q trình. Rút kinh nghiệm.

- Đánh giá có thể bằng các hình thức như trao đổi bằng thư, đánh giá toàn lớp, tự đánh giá, HS nêu câu hỏi, đánh giá các nhóm, đánh giá từng HS…

- Tổ chức cho HS tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau về kết quả làm việc của từng nhóm.

- GV tổng kết, đánh giá về phương pháp tiến hành, nội dung và kết quả của các vấn đề đã được nghiên cứu và trình bày của từng nhóm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học tích hợp phần phi kim hóa học 10 nhằm phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề ở học sinh​ (Trang 51 - 55)