Dự án 1: OXI – OZON VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học tích hợp phần phi kim hóa học 10 nhằm phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề ở học sinh​ (Trang 55 - 67)

2.4 .Một số dự án dạy học thực nghiệm

2.4.1. Dự án 1: OXI – OZON VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Người soạn

Họ và tên Trịnh Thị Hồng Nga

Trường Trường THPT Vũng Tàu

Thành phố Vũng Tàu

Tổng quan về bài dạy

Tiêu đề bài dạy:

OXI – OZON VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ MƠI TRƯỜNG

Tóm tắt bài dạy

Bài học cho HS những hiểu biết về oxi – ozon và một số vấn đề về mơi trường, từ đó học sinh có ý thức tham gia bảo vệ, tuyên truyền, vận động người thân và cộng đồng cùng có ý thức bảo vệ mơi trường khơng khí nói riêng và mơi trường nói chung. Giáo viên cho học sinh hoạt động theo từng nhóm với nhiệm vụ chung của nhóm và nhiệm vụ riêng biệt phù hợp với phong cách học tập của từng em. Sản phẩm là bài powerpoint, clip/video, thuyết trình.

Lĩnh vực bài dạy

Hóa học, ứng dụng cuộc sống, giáo dục bảo vệ môi trường

Cấp / lớp Cấp 3 / lớp 10 Thời gian dự kiến

Hướng dẫn thực hiện dự án trong 1 tiết/45 phút, chuẩn bị nội dung trong 2 tuần ở nhà, thuyết trình trong 1 tiết/45 phút

Chuẩn kiến thức cơ bản

Chuẩn nội dung và quy chuẩn

a) Kiến thức

- Oxi: vị trí, cấu hình electron lớp ngồi cùng, tính chất vật lý, phương pháp điều chế oxi trong phịng thí nghiệm, trong cơng nghiệp.

- Ozon là dạng thù hình của oxi, điều kiện tạo thành ozon, ozon trong tự nhiên và ứng dụng của ozon; ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi.

- Oxi và ozon đều có tính oxi hóa rất mạnh (oxi hóa được hầu hết kim loại, phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ), ứng dụng của oxi.

b) Kĩ năng

- Dự đốn tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hóa học của oxi, ozon.

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh... rút ra được nhận xét về tính chất, điều chế.

- Viết phương trình hóa học minh họa tính chất và điều chế.

Mục tiêu đối với học sinh / kết quả học tập

a.Kiến thức

HS nêu được:

- Từ vị trí của oxi trong bảng tuần hồn, trình bày được cấu tạo ngun tử và tính chất hóa học của oxi, điều chế và ứng dụng của oxi.

- So sánh tính chất giữa oxi và ozon.

- Vai trị của oxi trong khơng khí đối với tự nhiên và đối với con người. - Thành phần của khơng khí, những ngun nhân gây ơ nhiễm môi trường. - Hậu quả của ô nhiễm môi trường đối với tự nhiên, đời sống con người. - Sự suy giảm của tầng ozon: nguyên nhân, hậu quả, giải pháp.

HS giải thích được:

- Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. - Nguyên nhân gây suy giảm tầng ozon.

HS vận dụng:

- Đề xuất và thực hiện các giải pháp làm giảm ơ nhiễm khơng khí.

b. Kĩ năng

đạt…

- Phát triển các kĩ năng sử dụng ngơn ngữ hóa học, kĩ năng tính tốn, năng lực thực hành.

c. Thái độ

- Có ý thức tham gia bảo vệ, tuyên truyền, vận động người thân và cộng đồng cùng có ý thức bảo vệ mơi trường khơng khí nói riêng và mơi trường nói chung.

- Liên hệ thực tiễn bản thân giữa môn học và đời sống.

d. Năng lực

- Năng lực hợp tác giải quyết vấn đề. - Năng lực tự học.

- Năng lực thực hành hóa học. - Năng lực tính tốn.

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống. - Năng lực sử dụng ngơn ngữ hóa học.

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.

Bộ câu hỏi định hướng Câu hỏi

khái quát Làm thế nào để nâng cao chất lượng cuộc sống?

Câu hỏi bài học

- Mơi trường khơng khí có ảnh hướng như thế nào đến chất lượng cuộc sống?

- Làm thế nào để bảo vệ mơi trường khơng khí trong lành, chống ơ nhiễm?

Câu hỏi nội dung

- Nêu vị trí, cấu tạo ngun tử, tính chất vật lí, hóa học của oxi.

- Điều chế oxi trong phịng thí nghiệm và cơng nghiệp như thế nào?

- So sánh tính chất của oxi và ozon. - Thế nào là ơ nhiễm khơng khí?

- Nêu các biện pháp để bảo vệ chống ơ nhiễm khơng khí. - Hậu quả của việc suy giảm tầng ozon và cách khắc phục.

Kế hoạch đánh giá

Lịch trình đánh giá Trước khi bắt

đầu dự án

Học sinh thực hiện dự án và

hồn tất cơng việc Sau khi hoàn tất dự án

Bảng K-W- H-L Biểu đồ chữ T Bảng tự đánh giá mức độ cộng tác. Tiêu chí đánh giá Video Bảng K-W- H-L Bảng đánh giá lẫn nhau về mức độ cộng tác . Tiêu chí đánh giá Bài thuyết trình đa phương tiện. Bảng quan sát quá trình làm việc của GV đối với HS Bảng tự đánh giá mức độ cộng tác. Tiêu chí đánh giá Video Bảng đánh giá lẫn nhau về mức độ cộng tác . Bài luận ôn tập Bảng K- W-H-L Bảng đánh giá tổng Tổng hợp đánh giá

Trước dự án đưa ra bảng câu hỏi K-W-H-L trong suốt quá trình bài học khảo sát những điều HS đã, chưa và cần biết. Đưa ra biểu đồ chữ T để định hướng cho HS hoàn thành dự án. Trong quá trình thực hiện dự án đưa ra Phiếu tự đánh giá mức

độ cộng tác được học sinh sử dụng để tự đánh giá bản thân. Phiếu đánh giá lẫn nhau về mức độ cộng tác để HS đánh giá về các thành viên khác trong nhóm. Mơ

nhằm giúp HS thiết kế ra sản phẩm đạt yêu cầu của dự án. Đồng thời, GV quan sát quá trình làm việc của HS. Sau khi hoàn thành dự án GV dựa vào bảng tự đánh giá mức độ cộng tác, bảng đánh giá lẫn nhau về mức độ cộng tác và những sản phẩm mà HS đã làm được để có những đánh giá khách quan và chính xác nhất, đồng thời đưa ra biện pháp để khắc phục những mặt yếu và phát huy mặt mạnh của HS trong những dự án sau.

Chi tiết bài dạy

Các kỹ năng thiết yếu

 Kỹ năng làm việc nhóm, phối hợp, giao tiếp, thuyết phục người khác.

 Các kỹ năng xử lý văn bản, thiết kế và sử dụng P.P

 Thành thạo tìm kiếm thơng tin trên Internet.

 Kỹ năng quản lý tập tin

 Kỹ năng quay phim, xử lý phim ảnh

 Kỹ năng thuyết trình trước đám đông

Các bước tiến hành bài dạy

Hoạt động 1: GV giới thiệu chủ đề và nêu lí do chọn chủ đề. Sau đó GV trình

bày quy trình dạy học theo dự án. GV nêu bộ câu hỏi định hướng của chủ đề dự án.

- Giới thiệu nội dung bài học: “OXI-OZON VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG” liên quan đến dự án.

- Những công việc mà HS cần chuẩn bị. - Sản phẩm dự án thu được là gì?

Đưa ra các tiêu chí đánh giá trong quá trình thực hiện dự án: Bảng tự đánh giá mức độ cộng tác, tiêu chí đánh giá video, bảng đánh giá lẫn nhau về mức độ cộng tác, tiêu chí đánh giá bài thuyết trình đa phương tiện.

Lịch trình cơng việc.

Chia nhóm, lập nhóm trưởng và thư ký. Phát bảng K-W-H-L, hướng dẫn HS làm.

Giao nhiệm vụ cho từng nhóm, u cầu HS hồn thành nhiệm vụ theo phiếu học tập và thông báo kế hoạch thực hiện chủ đề.

Phát biểu đồ chữ T để định hướng cho HS về nội dung, công việc cần làm. Lắng nghe và ghi nhận những khó khăn của HS và giúp HS khắc phục.

STT Phân vai Nội dung nghiên cứu Sản phẩm

1 Nhóm 1 Vị trí, cấu tạo ngun tử và tính chất của oxi,

điều chế oxi. Thành phần khơng khí.

Clip/video

2 Nhóm 2 So sánh tính chất giữa 2 dạng thù hình oxi và

ozon. Vai trò của tầng ozon đối với tự nhiên và đời sống.

Bài trình diễn

3 Nhóm 3 Tìm hiểu về ơ nhiễm khơng khí và sự suy giảm

tầng ozon. Nguyên nhân (do tự nhiên, con người). Hậu quả và cách khắc phục. Liên hệ với thực tế tại địa phương.

Trò chơi Sơ đồ tư duy

Gặp nhóm trưởng để kiểm tra tiến độ làm việc, chỉnh sửa nội dung của các nhóm cho phù hợp dự án.

Xem và ghi nhận kết quả của bảng tự đánh giá mức độ cộng tác và bảng đánh giá lẫn nhau về mức độ cộng tác.

*Phiếu học tập của các nhóm

Phiếu học tập nhóm 1

- Xác định vị trí của oxi trong bảng tuần hồn. Viết CTPT, CTCT của khí oxi. - Nêu tính chất vật lý của oxi về màu sắc, trạng thái, mùi vị, nhiệt độ hóa lỏng, độ tan trong nước.

- Điều chế oxi bằng cách nào?

Trình bày ngun tắc điều chế oxi trong phịng thí nghiệm.

Xây dựng sơ đồ tóm tắt điều chế oxi trong cơng nghiệp từ khơng khí. - Làm thí nghiệm kiểm tra tính chất hóa học:

Thí nghiệm 1: Sắt tác dụng với khí oxi

Thí nghiệm 2: Lưu huỳnh tác dụng với khí oxi

Thí nghiệm 3: Ancol etylic tác dụng với khí oxi

Nhận xét về khả năng hoạt động của oxi qua các phản ứng hóa học trên. Oxi có thể phản ứng với những chất nào?

Vai trò của oxi trong các phản ứng oxi hóa – khử trên.

Phiếu học tập nhóm 2

- Thế nào là thù hình?

- Ozon có ở đâu? Vai trị, ứng dụng của ozon.

- Nêu tính chất vật lý của ozon (màu sắc, trạng thái, nhiệt độ hóa lỏng, độ tan). - Tính chất hóa học của ozon là gì?

So sánh sự giống và khác nhau giữa ozon với oxi. Cho ví dụ minh họa.

- Trình bày cách để phân biệt oxi và ozon.

* Gợi ý: Vai trò của tầng ozon

Tuy mỏng manh nhưng tầng ozon có vai trị rất quan trọng đối với sự sống trên Trái đất vì nó hấp thụ phần lớn tia cực tím (UV) của bức xạ Mặt trời, không cho các tia này đến được Trái đất. Chính vì thế trong lịch sử của giới sinh vật, sự sống chỉ được di cư lên cạn khi Trái đất xuất hiện tầng ozon. Do vậy, nếu tầng ozon bị phá hủy sẽ gây tác hại rất lớn đối với mọi sinh vật trên hành tinh.

Tia bức xạ UV mà Mặt trời tỏa ra chia làm 3 loại: UV-A, UV-B và UV-C. Trong đó UV-C rất có hại cho con người, UV-B gây tác hại cho da và có thể gây tổn thương tế bào dẫn đến ung thư da. Tầng ozon đã giúp ngăn cản tia bức xạ UV-B và UV-C. Các nghiên cứu cho thấy rằng cường độ bức xạ UV-B trên bề mặt Trái

đất nhờ sự ngăn cản của tầng ozon trở nên yếu hơn tới 350 lần so với trên tầng khí quyển.

* Tài liệu tham khảo

https://www.youtube.com/watch?v=WKrPd-8CJBM https://www.youtube.com/watch?v=IU_frVKr7IU https://www.youtube.com/watch?v=Y6jmrPE_iBg

Phiếu học tập nhóm 3

- Thế nào là ơ nhiễm khơng khí?

Những khí nào gây ra ơ nhiễm khơng khí?

- Trình bày các nguyên nhân gây ra ơ nhiễm khơng khí (do tự nhiên, do con người).

- Từ những ngun nhân đó, dẫn đến hậu quả là gì? (đối với tự nhiên, đối với đời sống con người)

- Đề xuất các biện pháp khắc phục.

- Liên hệ thực tế địa phương về vấn đề ơ nhiễm khơng khí. - Thế nào là sự suy giảm tầng ozon?

Nếu tầng ozon bị suy giảm thì sẽ gây ra những hậu quả gì?

*Gợi ý: Thực tế ơ nhiễm khơng khí ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Tình trạng ơ nhiễm khơng khí tại địa phương đang là vấn đề nhức nhối khiến nhiều người dân bức xúc. Trên địa bàn phường 12 có khoảng 40 nhà máy chế biến hải sản dọc theo sông Dinh, sông Cửa Lấp. Theo quy định, các doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực này buộc phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn. Tuy nhiên, nhiều năm nay, nước thải sản xuất, rác thải sinh hoạt, cùng với các loại khí độc hại phát sinh từ các nhà máy chế biến hải sản cũng như chất thải của thuốc trừ sâu, chế phẩm sinh học do người dân dùng trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và các loại dầu rửa tàu thuyền từ các cơ sở hoạt động dịch vụ cảng vẫn thải xuống sơng.

Ngồi hoạt động chế biến hải sản, các nhà máy luyện thép trên địa bàn tỉnh hàng ngày cũng thải ra khói bụi làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân địa phương. Theo phản ánh của những người dân hai xã này, tình trạng ơ nhiễm bắt đầu từ năm 2010, khi nhà máy thép Đồng Tiến xây dựng thêm dây chuyền luyện thép phế liệu. Do dây chuyền sản xuất này đã lạc hậu nên lượng khói thải ra mơi trường ngày một nhiều, làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sức khỏe của người dân, đặc biệt ảnh hưởng đến việc học tập của các em học sinh. Người dân phải đóng kín cửa nhưng cũng khơng trốn được khói. Nhiều người ở gần nhà máy thường xuyên mắc các bệnh về đường hô hấp.

* Tài liệu tham khảo

https://www.youtube.com/watch?v=O2u3vOrEJH4 https://thanhnien.vn/viet-nam/bao-dong-o-nhiem-khong-khi-tai-viet-nam- 903779.html https://www.scribd.com/document/363726079/HI%E1%BB%86N- T%C6%AF%E1%BB%A2NG-SUY-GI%E1%BA%A2M-T%E1%BA%A6NG- OZON http://khoahoc.tv/bao-ve-tang-ozon-ket-noi-toan-the-gioi-25138

Hoạt động 3: HS nộp sản phẩm nhóm, báo cáo trước lớp về sản phẩm của nhóm.

Cả lớp và GV góp ý để chỉnh sửa, hồn thiện sản phẩm.

Hoạt động 4: Báo cáo sản phẩm của các chủ đề

- Mỗi nhóm có 7 phút để thuyết trình và 3 phút để trả lời câu hỏi, 2 phút

tranh luận.

- Thu phiếu Bảng tự đánh giá mức độ cộng tác, bảng đánh giá lẫn nhau về

mức độ cộng tác.

- GV hệ thống lại bài học bằng bảng so sánh.

*GV mở bài, chiếu một đoạn clip về vai trò của oxi trong đời sống. Từ đó dẫn dắt vào chủ đề bài học là:

“OXI – OZON VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG”

4.1 Tìm hiểu về vị trí, cấu tạo ngun tử và tính chất của oxi, điều chế oxi. Thành phần khơng khí.

Mục tiêu: HS trình bày được vị trí, cấu tạo nguyên tử, tính chất của oxi, điều chế oxi và nêu được thành phần của khơng khí.

GV: Oxi ở vị trí nào trong bảng tuần hồn? Từ vị trí đó có thể suy ra cấu tạo ngun tử và tính chất hóa học của oxi được khơng? Khơng khí có thành phần như thế nào? Chúng ta sẽ cùng được biết qua phần trình bày của nhóm 1.

HS nhóm 1: Trình bày nội dung mà nhóm đã tìm hiểu trên màn hình cảm ứng thơng qua đoạn clip/video và có thể hỏi những HS khác về những nội dung liên quan đến phần thuyết trình của nhóm mình. HS cả lớp theo dõi bài báo cáo, nêu câu hỏi hoặc góp ý cho nhóm 1.

4.2 So sánh tính chất giữa 2 dạng thù hình oxi và ozon. Vai trị của tầng ozon đối với tự nhiên và đời sống.

Mục tiêu: HS so sánh được tính chất giữa hai dạng thù hình oxi và ozon, nêu được vai trò của tầng ozon đối với tự nhiên và đời sống con người.

GV: Oxi và ozon là hai dạng thù hình của nhau, vậy tính chất giữa chúng có gì khác biệt? Vai trị của ozon có gì đặc biệt trong tự nhiên nói chung và đời sống con người nói riêng? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thơng qua bài trình bày của nhóm 2.

HS nhóm 2: Trình bày nội dung đã xây dựng. Cả lớp theo dõi bài trình bày, nêu câu hỏi hoặc góp ý cho nhóm 2.

4.3 Tìm hiểu về ơ nhiễm khơng khí và sự suy giảm tầng ozon. Nguyên nhân của sự ô nhiễm (do tự nhiên, con người). Hậu quả và cách khắc phục. Liên hệ thực tế tại địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học tích hợp phần phi kim hóa học 10 nhằm phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề ở học sinh​ (Trang 55 - 67)