1.1. Những vấn đề lý luận về dạy học tích hợp
1.1.2. Các quan điểm tích hợp
Trong q trình học tập, HS có thể lần lượt học các mơn học khác nhau, những phần khác nhau trong mỗi môn học nhưng HS phải biểu đạt các khái niệm đã học trong những mối quan hệ hệ thống trong phạm vi từng môn học cũng như giữa các môn học khác nhau. Thông tin càng đa dạng, phong phú thì tính hệ thống phải càng cao, có như vậy các em mới thực sự làm chủ được
kiến thức và vận dụng được kiến thức đã học vào trong các tình huống cụ thể của cuộc sống. Vì thế cần phải thấy được vai trị tích hợp của mơn học và những tương tác của các môn học khác nhau. Ngồi ra cũng cần phải có sự nhìn nhận về các quan điểm tích hợp, các cách tích hợp sao cho thỏa đáng.
Ngày nay khơng cịn là lúc đặt vấn đề thảo luận dạy học tích hợp là cần hay không cần, nên hay không nên. Câu trả lời khẳng định là cần phải tích hợp các mơn học, nhưng thực hiện dạy học tích hợp như thế nào? Trước hết phải vượt lên trên cách nhìn quen thuộc về vai trị của từng môn học riêng rẽ, quan niệm đúng hơn về quan hệ tương tác giữa các mơn học.
Tìm hiểu vai trị của mơn học và tương tác giữa các mơn học, khoa sư phạm tích hợp đưa ra 4 quan điểm khác nhau đối với việc tích hợp mơn học.
Quan điểm “đơn mơn”: Trong nội bộ môn học, chúng ta ưu tiên trước
hết là nội dung của mơn học, tức có thể xây dựng chương trình học tập theo hệ thống nội dung của mỗi môn học riêng biệt. Quan điểm này nhằm duy trì các mơn học riêng rẽ.
Quan điểm “đa môn”: Quan điểm này đề xuất những “tình huống”,
những “đề tài” khác nhau có thể được nghiên cứu theo những quan điểm khác nhau. Những môn học được tiếp cận riêng rẽ và chỉ gặp nhau ở một thời điểm trong quá trình nghiên cứu một đề tài, một vấn đề nào đó mà thơi.
Quan điểm “liên mơn” (hay tích hợp giữa các mơn học): Là quan điểm
vận dụng các thông tin lấy từ nhiều môn học khác nhau để giải quyết một vấn đề. Nội dung học tập được thiết kế thành một chuỗi vấn đề, tình huống địi hỏi muốn giải quyết HS phải huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của những môn học khác nhau.
Quan điểm “xuyên môn”: Là quan điểm mà nội dung học tập hướng
vào phát triển các kĩ năng, năng lực cơ bản mà HS có thể sử dụng vào tất cả các mơn học, trong việc giải quyết các tình huống khác nhau (tìm, xử lý, nêu một giả thuyết, thông báo thông tin...).