Tích hợp trong phần Tiếng Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp kiến thức ngữ văn trong dạy học bài phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (ngữ văn 10 tập 2) (Trang 32)

Chương trình Ngữ văn hiện nay được biên soạn theo hướng tích hợp, Tiếng Việt cùng với Đọc văn và Làm văn hướng tới việc hình thành và nâng cao kiến thức sử dụng ngôn ngữ cho người học, làm cơ sở cho việc sử dụng và lĩnh hội ngôn ngữ trong mọi hoạt động giao tiếp và tư duy, rèn luyện và phát triển kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho HS. Tiếng Việt khơng

bó hẹp trong phạm vi hệ thống cấu trúc mà ngày càng hướng tới tính ứng dụng, thực hành đúng như ngôn ngữ trong đời sống thực của nó. Những điều này có ảnh hưởng rất lớn đến q trình dạy và học mơn Ngữ văn nói chung, Tiếng Việt nói riêng trong việc định hướng cho cả hệ thống phương pháp dạy học được sử dụng.

Phần tiếng Việt như đã phân tích ở trên chiếm một tỉ lệ tương đối trong chương trình Ngữ văn, trở thành một mơn học công cụ đắc lực để khai thác các môn học khác. Tiếng Việt là một trong ba phân mơn giữ vị trí quan trọng nhất định trong bộ mơn Ngữ văn nói riêng và trong các mơn học cơ bản nói chung của chương trình phổ thơng. Ở cấp Tiểu học, Tiếng Việt là tên gọi thay thế cho cả bộ môn Ngữ văn, thể hiện nhiệm vụ chủ đạo của cấp học chú trọng đến việc dạy tiếng, dạy chữ cho HS. Lên đến cấp THCS, THPT phân môn Tiếng Việt chuyển dần sang vị trí tương đối cân bằng so với hai phân mơn cịn lại Đọc văn và Làm văn.

Về bản chất, kiến thức Tiếng Việt được tích hợp với các mảng kiến thức về văn học, thiên nhiên, con người, xã hội… theo nguyên tắc đồng tâm dựa trên việc lấy các kiểu văn bản để định trục đồng qui của chương trình. Cịn về cơ bản, kiến thức Tiếng Việt đã được HS học đầy đủ ở cấp TH, THCS, lên THPT HS chỉ còn học về các phong cách ngôn ngữ để hỗ trợ cho việc Làm văn và học một số kiến thức Tiếng Việt nâng cao hơn.

Nhìn trong mối quan hệ với bậc Tiểu học và THCS, thì chương trình Tiếng Việt THPT được xây dựng theo nguyên tắc đồng tâm. Các kiến thức cơ bản về Tiếng Việt của chương trình THPT, HS đã được học ở chương trình Tiểu học như: Cấu tạo từ, một số lớp từ có quan hệ về nghĩa (từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm), từ loại (danh từ, động từ, tính từ, quan hệ từ), các thành phần của câu (chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ), các kiểu câu (phân loại theo mục đích nói và phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp). Đến THCS, HS được học kĩ hơn về cấu tạo từ: Một số biện pháp tu từ từ vựng, các từ mượn, từ mượn Hán Việt, về trường nghĩa của từ, tính chất ngữ nghĩa của từ, và bắt

đầu bước sang ngữ dụng học (hội thoại). Đến THPT, HS vẫn tiếp tục học về từ Hán Việt, các biện pháp tu từ; những kiến thức về phong cách ngôn ngữ, hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ; lịch sử Tiếng Việt...

Như vậy có thể thấy, tính tích hợp trong chương trình Tiếng Việt chủ yếu đi từ những kiến thức đơn giản, đến những kiến thức phức tạp hơn. Chương trình Tiếng Việt THPT đã thể hiện rõ tính tích hợp với các tri thức đã được học ở bậc Tiểu học và THCS theo hướng tích hợp dọc. Tuy vậy, kiến thức Tiếng Việt cũng có thể tích hợp được theo chiều ngang với các kiến thức Đọc văn, Làm văn như bản chất đặc thù mơn học của nó đã phân tích ở trên. 1.4. Thực trạng dạy học Tiếng Việt lớp 10 THPT theo hướng tích hợp

1.4.1. Khảo sát thực trạng dạy học Tiếng Việt nói chung tại một số trường THPT hiện nay THPT hiện nay

1.4.1.1. Mục đích khảo sát

Đánh giá tình hình dạy và học Tiếng Việt, từ đó xác lập cơ sở thực tiễn cho việc đưa ra những biện pháp dạy học phần Tiếng Việt bậc THPT phù hợp hơn, đạt hiệu quả cao hơn.

1.4.1.2. Địa bàn khảo sát

Trường THPT Xuân Thủy – Hà Nội. Trường THPT Trần Thánh Tông – Hà Nội. Trường THPT DL Trí Đức – Hà Nội. Trường THPT DL Tây Đô – Hà Nội

1.4.1.3. Phạm vi khảo sát

Phạm vi mà chúng tôi tiến hành khảo sát là các phiếu điều tra, khảo sát tất cả các GV Ngữ văn tại 4 trường nêu trên.

1.4.1.4. Nội dung khảo sát

Khảo sát GV Ngữ Văn về tình hình dạy phân mơn Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn THPT ban cơ bản nói chung.

Đối tượng khảo sát: GV Ngữ Văn tại 4 trường THPT trên.

Sau quá trình điều tra, thu thập và xử lí số liệu, chúng tơi thu được kết quả như sau:

Bảng 1.1. Quan điểm của GV Ngữ văn về mức độ cần thiết phải chú trọng dạy học phân mơn Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn THPT hiện nay

Mức độ Số lượng Tỷ lệ (%)

Rất cần thiết 6 20

Cần thiết 10 33,3

Bình thường 14 46,7

Không cần thiết 0 0

Bảng số liệu trên được cụ thể hóa bằng biểu đồ sau:

0 10 20 30 40 50

Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Khơng cần thiết

Biểu đồ 1.1. Biểu đồ thể hiện quan điểm của GV về mức độ cần thiết chú trọng dạy học phần Tiếng Việt trong chương trình Ngữ Văn THPT hiện nay

Trong 30 GV được điều tra phỏng vấn thì có tới 46,7% GV cho thấy việc chú trọng dạy học phân mơn Tiếng Việt chương trình Ngữ văn THPT là bình thường như các mơn học khác, chứ khơng phải là cần thiết. Đây là con số không hề nhỏ, phản ánh thực trạng đáng buồn trong dạy học Ngữ văn nói chung và dạy phần Tiếng Việt nói riêng. Bởi Tiếng Việt vốn là một trong ba phân mơn giữ vị trí quan trọng nhất định trong bộ mơn Ngữ văn nói riêng và trong các mơn học cơ bản nói chung của chương trình phổ thơng. Tuy nhiên,

với tình hình học tập bộ mơn Ngữ văn hiện nay của HS và thói quen của GV thì phân mơn Tiếng Việt chưa thực sự được chú ý đầu tư. Hệ quả là HS sử dụng Tiếng Việt còn nhiều hạn chế như: viết câu sai về ngữ pháp, dùng từ thiếu chính xác, diễn đạt khơng đúng ý, câu văn không cảm xúc, chưa biết đa dạng các kiểu câu hay diễn đạt một vấn đề theo nhiều cách khác nhau trong Làm văn cũng như trong thực tế giao tiếp..., thậm chí, có HS cả bài văn là một đoạn không dấu chấm câu, hoặc cả bài văn là sự liệt kê các sự kiện mà không sử dụng các phép liên kết câu, chuyển ý, làm bài văn rời rạc, thiếu mạch lạc. Vậy phải dạy tiếng Việt như thế nào cho có hiệu quả? Đây là câu hỏi đặt ra đối với mỗi GV đứng lớp.

1.4.2. Khảo sát thực trạng dạy học phân môn Tiếng Việt theo hướng tích hợp tại một số trường THPT hiện nay hợp tại một số trường THPT hiện nay

1.4.2.1. Mục đích khảo sát

Khảo sát tình hình dạy học tích hợp được áp dụng trong phân môn Tiếng Việt nói chung tại một số trường THPT hiện nay, từ đó tổng hợp, đánh giá và xác lập cơ sở thực tiễn cho việc đưa ra những biện pháp dạy học phần Tiếng Việt bậc THPT theo hướng tích hợp phù hợp hơn, đạt hiệu quả cao hơn.

1.4.2.2. Địa bàn khảo sát

Vẫn là các GV của bốn trường THPT như đã nêu trên.

1.4.2.3. Phạm vi khảo sát

Phạm vi mà chúng tôi tiến hành khảo sát là phát các phiếu điều tra GV Ngữ văn của 4 trường nêu trên để thu thập ý kiến, biết được thực trạng trong việc dạy học ở phần Tiếng Việt theo hướng tích hợp.

1.4.2.4. Nội dung khảo sát

Khảo sát GV Ngữ Văn về tình hình dạy học Tiếng Việt nói chung theo hướng tích hợp trong chương trình Ngữ văn THPT.

Đối tượng khảo sát: GV Ngữ Văn tại 4 trường THPT nêu trên.

Bảng 1.2. Các cách thức tích hợp GV thường vận dụng vào dạy học phân môn Tiếng Việt THPT

Cách thức Số lượng Tỷ lệ (%) Tích hợp trong mơn học 10 33,3

Tích hợp liên mơn 5 16,7

Tích hợp kiến thức thực tế ngồi cuộc sống 6 20 Tích hợp trong kiểm tra đánh giá 9 30

Bảng số liệu trên được cụ thể hóa bằng biểu đồ sau:

TH trong môn học TH liên môn

TH với kiến thức ngoài c.s TH trong kiểm tra đánh giá

Biểu đồ 1.2. Biểu đồ thể hiện một số cách thức tích hợp mà GV THPT hiện nay vận dụng vào dạy phân môn Tiếng Việt

Dựa trên việc phân tích đặc điểm chương trình Tiếng Việt trong Bộ SGK Ngữ văn 10, chúng ta đều thấy chương trình đã thực hiện tinh thần tích hợp trên cả phương diện nhận thức lý thuyết cũng như biện pháp thực thi. Các nội dung bài học được sắp xếp vừa theo nguyên tắc tích hợp hàng ngang vừa theo ngun tắc tích hợp hàng dọc. Vì vậy các hướng tích hợp có thể sử dụng trong dạy học Tiếng Việt bao gồm tích hợp trong nội dung dạy học (tích hợp

trong mơn học, tích hợp liên mơn, tích hợp kiến thức thực tế ngồi đời sống) và tích hợp trong kiểm tra đánh giá.

Qua điều tra, khảo sát chúng tơi nhận thấy thực trạng dạy học tích hợp phổ biến trong môn Tiếng Việt của các GV THPT hiện nay nghiêng nhiều về tích hợp trong môn học (chiếm 33,3%), thấp nhất là tích hợp liên môn (chỉ chiếm 16,7%). Như vậy, phần lớn các GV đã đáp ứng được yêu cầu cơ bản trong tích hợp mơn học Ngữ văn (tích hợp trong môn học giữa Đọc văn – Tiếng Việt – Làm văn). Cịn việc tích hợp với các mơn học khác và tích hợp với kiến thức ngồi đời sống thì ít được triển khai. Bởi các GV cho rằng một tiết học chỉ có 45 phút thì khơng thể vừa chú trọng dạy hết lý thuyết cho HS nắm vững lại vừa tích hợp các kiến thức khác được. Nó khó đảm bảo được tiến độ dạy học theo chương trình chuẩn đã đề ra. Vậy phải làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Việt cho GV và HS THPT theo các hướng tích hợp liên quan đến các kiến thức khác ngồi đời sống và liên quan đến các môn học khác, các chuyên ngành khoa học khác đang là câu hỏi đặt ra cho nhiều nhà nghiên cứu cũng như cho những nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy.

Bảng 1.3. Quan điểm của GV Ngữ văn về mức độ thường xuyên vận dụng tích hợp vào dạy chương trình Tiếng Việt tại một số trường THPT

Mức độ Số lượng Tỷ lệ (%)

Rất thường xuyên 7 23,3

Thường xuyên 9 30

Thỉnh thoảng 12 40

Không sử dụng 2 6,7

0 5 10 15 20 25 30 35 40 1 2 3 4 1: Rất thường xuyên 2: Thường xuyên 3: Thỉnh thoảnh 4: Không sử dụng

Biểu đồ 1.3. Biểu đồ thể hiện quan điểm của GV Ngữ văn về mức độ thường xuyên vận dụng tích hợp vào dạy chương trình Tiếng Việt THPT

Phần Tiếng Việt vốn là một nội dung được GV cho là khó dạy, khơ khan. Lâu nay Tiếng Việt chỉ dừng lại ở ngưỡng giúp HS nắm được các kiến thức lý thuyết trong SGK mà chưa quan tâm đến việc rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho HS kết hợp với các kiến thức, dữ liệu từ các môn học liên quan, từ các tác phẩm văn học nghệ thuật hay các kiến thức ngoài đời sống. Theo tinh thần đổi mới, ba môn Đọc văn, Tiếng Việt, Làm văn được hợp nhất thành một chương trình chung là Ngữ văn, nên địi hỏi các GV phải dạy học các phân mơn này theo hướng tích hợp, gắn kết, hỗ trợ nhau. Nhưng kết quả khảo sát cho thấy sử dụng tích hợp trong dạy học Tiếng Việt được các GV áp dụng cịn chưa thật sự khả quan: Có 12 GV (chiếm 40%) cho rằng suốt q trình dạy học, chỉ thỉnh thoảng áp dụng tích hợp vào dạy học Tiếng Việt và có 2 GV (chiếm 6,7%) cho rằng chưa từng áp dụng tích hợp vào dạy học Tiếng Việt vì họ là GV trẻ mới vào nghề. Con số này cho thấy quan điểm trong dạy học Tiếng Việt ở THPT vẫn chịu sự chi phối của cách nhìn và cách dạy học truyền thống coi trọng dạy theo kiến thức hơn là đổi mới theo hướng tích hợp để rèn luyện các năng lực cần thiết cho HS.

phương pháp dạy học từ lâu, GV cũng đã nhìn nhận được ưu điểm, sự cần thiết của các phương pháp dạy học mới; song tình hình dạy học phần Tiếng Việt còn nhiều bất cập. Điều dễ nhận thấy là đa số HS và cả GV chưa hiểu hết tầm quan trọng của các bài học Tiếng Việt. Vì vậy cịn chưa thực sự coi trọng nội dung dạy học phần Tiếng Việt trong chương trình Ngữ Văn. Khi được hỏi về cách dạy học các bài Tiếng Việt, hầu hết GV đều trả lời dạy và học để đảm bảo thực hiện đầy đủ phân phối chương trình mà khơng có sự đầu tư tìm hiểu, nghiên cứu. Chính vì vậy, chất lượng dạy và học phần Tiếng Việt ở hầu hết các trường phổ thơng cịn ở mức thấp. Người dạy chưa mang lại hứng thú, niềm say mê học tập cho người học, dễ dẫn đến tình trạng HS chưa tập trung vào bài học, làm cho chất lượng dạy và học chưa cao.

Qua các phiếu khảo sát liên quan đến dạy Tiếng Việt theo hướng tích hợp, chúng tơi nhận thấy việc vận dụng quan điểm này vào các giờ Tiếng Việt chưa được GV chú trọng. Mặc dù dạy học theo quan điểm tích hợp là một trong các nguyên tắc được nhấn mạnh trong quan điểm xây dựng chương trình. Nhưng với đại đa số GV THPT chỉ quen vận dụng nó khi dạy phần Đọc văn. Việc xem nhẹ, xác định chưa đúng vai trò, mục tiêu của phần Tiếng Việt nói chung trong nhà trường cho thấy vấn đề dạy học Ngữ văn ở THPT hiện nay vẫn còn rất nhiều lỗ hổng. Đó cũng chính là lý do dẫn đến thực trạng đáng buồn của việc dạy và học văn.

Những phương diện lí luận và thực tiễn được phân tích trên đây sẽ là cơ sở để đưa ra những yêu cầu và quan điểm có ý nghĩa chỉ đạo đối với việc vận

dụng biện pháp tích hợp trong dạy học bài Tiếng Việt Phong cách ngôn ngữ

nghệ thuật lớp10. Đây cũng là những căn cứ quan trọng của bước đi tiếp theo

CHƯƠNG 2

VẬN DỤNG TÍCH HỢP KIẾN THỨC NGỮ VÀ VĂN TRONG DẠY HỌC

BÀI PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT (NGỮ VĂN 10 - TẬP 2)

2.1. Một số yêu cầu cơ bản khi dạy học phần Tiếng Việt theo hướng tích hợp

2.1.1. Dạy học Tiếng Việt theo hướng tích hợp phải đảm bảo những yêu cầu chung của dạy học Tiếng Việt cầu chung của dạy học Tiếng Việt

2.1.1.1. Bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt ở mỗi bài học cụ thể

Chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học là yêu cầu cơ bản, tối thiểu của mỗi bài học mà HS cần đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức. Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học trong phần Tiếng Việt sẽ được cụ thể hoá trong mục tiêu của từng bài học, giờ học qua cả bài hình thành lý thuyết lẫn bài thực hành. Một trong những cơ sở quan trọng của quá trình dạy học Tiếng Việt là bám sát mục tiêu của mơn học, từ đó xác định năng lực cần được hình thành và phát triển ở người học.

2.1.1.2. Phải tuân theo một tiến trình dạy học hợp lý

Nội dung phần Tiếng Việt có hai loại bài chính là cung cấp kiến thức, hình thành kĩ năng mới và ôn tập, củng cố kiến thức, kĩ năng đã được học. Do vậy, dạy học loại bài nào, người dạy phải tuân thủ một tiến trình dạy học hợp lý của từng loại bài đó. Với loại bài cung cấp kiến thức, hình thành kĩ năng mới, GV cần tuân thủ tiến trình dạy học gồm ba bước:

- Bước 1: HS đọc ngữ liệu, tìm hiểu, phân tích ngữ liệu theo hệ thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp kiến thức ngữ văn trong dạy học bài phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (ngữ văn 10 tập 2) (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)