Tớnh tất yếu cho sự phỏt triển của hoạt động tớn dụng tài trợ xuất nhập khẩu trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 79 - 85)

I. Bối cảnh kinh tế trong nƣớc và quốc tế.

2. Tớnh tất yếu cho sự phỏt triển của hoạt động tớn dụng tài trợ xuất nhập khẩu trong thời gian tới.

khẩu trong thời gian tới.

2.1. Tớnh tất yếu khỏch quan.

• Về mụi trƣờng kinh doanh quốc tế:

Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế thế giới đang vận động chủ yếu theo bốn xu hướng sau:

- Xu hướng tỏc động của sự phỏt triển như vũ bóo của cỏch mạng khoa học cụng nghệ đến mọi quốc gia.

- Xu hướng quốc tế hoỏ đời sống kinh tế thế giới diễn ra với quy mụ ngày càng lớn, tốc độ ngày càng cao làm cho nền kinh tế thế giới này càng trở thành một chỉnh thể thống nhất trong đú mỗi quốc gia là một bộ phận.

- Nền kinh tế thế giới đang chuyển từ trạng thỏi lưỡng cực sang trạng thỏi đa cực với sự hỡnh thành của nhiều trung tõm kinh tế và liờn kết kinh tế mới. Xu thế đối thoại và hợp tỏc đang thay cho xu hướng đối đầu và biệt lập để ổn định và phỏt triển.

- Sự lớn mạnh, năng động của khu vực kinh tế chõu Á- Thỏi Bỡnh Dương với tõm điểm là Trung Quốc và Ấn độ.[13]

Trong sự phỏt triển của nền kinh tế toàn cầu, thị trường tài chớnh tiền tệ cũng đang cú nhiều biến động. Đi cựng với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế là trào lưu hợp nhất cỏc ngõn hàng, cỏc định chế tài chớnh thành cỏc tập đoàn tài chớnh đa quốc gia, cú khả năng huy động và điều chuyển vốn rất lớn. Bờn cạnh đú, một đặc điểm quan trọng của thương mại quốc tế trong giai đoạn hiện nay là vai trũ của cỏc cụng ty xuyờn quốc gia đang xuất hiện ngày càng nhiều. Vỡ vậy mà

nhu cầu về vốn cũng như nhu cầu tài trợ ngoại thương là rất lớn, bản thõn cỏc ngõn hàng nhỏ lẻ khụng thể đỏp ứng được yờu cầu của cỏc tập đoàn đa quốc gia cho nờn xu thế liờn kết giữa cỏc ngõn hàng là tất yếu. Thờm nữa, cạnh tranh giữa cỏc ngõn hàng trờn thế giới ngày càng gay gắt nhằm giành giật khỏch hàng, thị trường. Cho nờn để giành ưu thế vượt trội trong cuộc cạnh tranh đú đũi hỏi phải liờn kết giữa cỏc ngõn hàng tạo thành hai tầng: cỏc tập đoàn tài chớnh đa quốc gia và cỏc ngõn hàng quốc gia, lụi cuốn thế giới cựng phỏt triển. Nhận thức rừ nhu cầu về nguồn vốn khổng lồ của cỏc cụng ty xuyờn quốc gia, cỏc tập đoàn tài chớnh này luụn coi trọng hoạt động tài trợ ngoại thương, đa dạng hoỏ sản phẩm dịch vụ để trở thành chỗ dựa vững chắc về vốn cho cỏc cụng ty lớn trờn thế giới.

• Tỡnh hỡnh kinh tế Việt Nam trong thời gian qua.

Từ khi mở cửa cho đến nay, nền kinh tế nước ta đó đạt nhiều thành tựu to lớn. Năm 2006, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 8,17% so với năm 2005, hoàn thành vượt mức so với kế hoạch đề ra. Kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 39,6 tỷ USD, tăng 4,9% so với kế hoạch và tăng 22,1% so với năm 2005.

Xuất khẩu năm 2006 tăng là do tăng cả sản lượng xuất khẩu và cả giỏ trị hàng xuất khẩu. Xuất khẩu tăng mạnh ở hầu hết cỏc mặt hàng chủ lực như: xuất khẩu thuỷ sản đạt 3,1 tỷ USD, dệt may 5,2 tỷ USD, giày da 3,2 tỷ USD, gỗ 2tỷ USD, dầu thụ 7,7 tỷ USD.

Thị trường xuất khẩu cũng được mở rộng trong đú thị trường Mỹ dẫn đầu với kim ngạch đạt 8 tỷ USD, thị trường chõu Âu đạt 7,647 tỷ USD, Nhật Bản 5,2 tỷ USD, Trung Quốc 3,2 tỷ USD và cỏc nước ASEAN 6,56 tỷ USD. Hàng loạt chủng loại hàng hoỏ xuất khẩu đó vào được cỏc thị trường mới, giảm dần xuất khẩu qua cỏc thị trường trung gian.

Cựng với xuất khẩu, hoạt động thu hỳt vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng đạt được những kết quả khả quan. FDI năm 2006 đạt 10,2 tỷ USD tăng 45% so với năm 2005 và vượt mức kế hoạch 32%. Vốn ODA cũng đạt mức chưa từng cú là 3,7 tỷ USD.

Trong 6 thỏng đầu năm 2007, nền kinh tế nước ta vẫn trờn đà phỏt triển nhanh, chất lượng tăng trưởng của một số ngành và lĩnh vực tiếp tục được cải thiện. Cơ cấu kinh tế cú sự chuyển dịch theo hướng tớch cực. Những thành cụng của nền kinh tế nước ta đặc biệt trong lĩnh vực ngoại thương chớnh là tiền đề cho yờu cầu phỏt triển hơn nữa hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu. Càng phỏt triển với tốc độ nhanh thỡ nhu cầu về nguồn vốn càng lớn. Cho nờn đũi hỏi phải cú sự trợ giỳp đắc lực của ngành ngõn hàng với cỏc sản phẩm tài trợ ngoại thương.

Bờn cạnh đú, hoạt động kinh tế đối ngoại của nước ta cũng đạt được nhiều thành cụng. Từ giữa những năm1980 chỳng ta đó bắt đầu thực hiện chớnh sỏch mở cửa nền kinh tế bằng việc mở cửa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tự do hoỏ dần lĩnh vực ngoại thương. Việc Việt Nam khai thụng quan hệ với cỏc tổ chức tài chớnh, tiền tệ quốc tế như: IMF, WB, ADB; gia nhập ASEAN (Hiệp hội cỏc quốc gia Đụng Nam Á) năm 1995, APEC (Diễn đàn kinh tế Chõu Á- Thỏi Bỡnh Dương) năm 1998, ký kết hiệp định thương mại với Cộng đồng chung chõu Âu 1995, Hiệp định song phương Việt- Mỹ cú hiệu lực năm 2001, tổ chức thành cụng hội nghị cấp cao Á- Âu lần thứ 5 và đặc biệt thành cụng trong cỏc vũng đàm phỏn để đưa Việt Nam gia nhập WTO cho thấy nước ta đó tiến được những bước dài trong hoạt động kinh tế đối ngoại, hội nhập ngày càng sõu hơn vào nền kinh tế chung của thế giới. Chớnh những thành quả đú là nền tảng vững chắc thỳc đẩy hoạt động ngoại thương của Việt Nam phỏt triển. Và khi đú tất yếu sẽ đưa đến sự tăng trưởng mạnh mẽ của hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu.

Hiệp định thương mại Việt- Mỹ ký ngày 13/7/2000 và cú hiệu lực vào ngày10/12/2001 được đỏnh giỏ là “một hiệp định toàn diện, mở cửa thị trường của Việt Nam cho cỏc hàng hoỏ và dịch vụ Mỹ, thỳc đẩy cải cỏch và tự do hoỏ trong nước, gắn Việt Nam chặt chẽ hơn với nền kinh tế thế giới và tạo ra cơ sở cho Việt Nam gia nhập WTO” và trong thời gian tới việc trở thành thành viờn chớnh thức của Tổ chức thương mại thế giới WTO sẽ mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội mới và cả những thỏch thức khụng thể trỏnh khỏi đối với một nền kinh tế cũn nhỏ bộ như nước ta hiện nay. Điều này giải thớch tại sao số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngoại thương của nước ta trong những năm qua liờn tục tăng.

Tuy nhiờn, cỏc doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là cỏc doanh nghiệp vừa và nhỏ, năng lực cạnh tranh cũn thấp, thiếu kiến thức về ngoại thương cũng như những kinh nghiệm cần thiết trong kinh doanh quốc tế. Đó cú rất nhiều giải phỏp được đưa ra nhằm nõng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trờn thị trường. Một trong những giải phỏp quan trọng hàng đầu và cũng là bài toỏn đang làm nhức nhối cỏc doanh nghiệp nước ta đú là vấn đề vốn. Muốn kinh doanh thỡ tất nhiờn phải cú nguồn vốn song thực tế là hầu hết cỏc doanh nghiệp nước ta khi thành lập đều cú nguồn vốn eo hẹp cho nờn muốn mở rộng quy mụ sản xuất, nõng cao hiệu quả kinh doanh là rất khú khi mà nền múng đó khụng được vững chắc. Kết quả tất yếu là cỏc doanh nghiệp sẽ cần đến sự trợ giỳp của cỏc ngõn hàng cả về tài chớnh cũng như uy tớn. Nhu cầu tài trợ ngoại thương từ ngõn hàng thương mại là vụ cựng cấp thiết đối với cỏc doanh nghiệp Việt Nam khi đất nước ngày càng mở rộng cửa hơn để đún cỏc doanh nghiệp nước ngoài với nhiều cụng ty xuyờn quốc gia ở nhiều nền kinh tế hàng đầu.

2.2. Tớnh tất yếu chủ quan.

Quỏ trỡnh toàn cầu hoỏ mang lại nhiều cơ hội và thỏch thức cho nền kinh tế núi chung và ngành ngõn hàng núi riờng. Tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN 5 diễn ra ở Bangkok, Việt Nam đó cam kết bước đầu thực hiện tự do hoỏ thương mại dịch vụ trong 7 lĩnh vực dịch vụ quan trọng: tài chớnh, viễn thụng, vận tải hàng hoỏ, vận tải hàng khụng, du lịch, dịch vụ kinh doanh và dịch vụ xõy dựng. Tại vũng đàm phỏn thứ nhất về dịch vụ của cỏc nước ASEAN năm 1998, Việt Nam cam kết tự do hoỏ dịch vụ tài chớnh ngõn hàng. Một số yờu cầu liờn quan đến hoạt động ngõn hàng mà nhiều quốc gia (trong đú cú Việt Nam) đó cam kết trong khuụn khổ Hiệp định khung về Hợp tỏc thương mại dịch vụ (AFAS) của Hiệp hội ASEAN:

- Xõy dựng mụi trường phỏp lý về ngõn hàng phự hợp với thụng lệ quốc tế. - Khụng hạn chế số lượng cỏc nhà cung cấp dịch vụ ngõn hàng.

- Khụng hạn chế về tổng cỏc hoạt động tỏc nghiệp hay tổng số lượng dịch vụ ngõn hàng.

- Khụng hạn chế về tổng số người tuyển dụng của cỏc tổ chức tài chớnh nước ngoài.

- Khụng cú cỏc biện phỏp hạn chế hay yờu cầu phải mang một hỡnh thức phỏp nhõn cụ thể nào.

- Khụng hạn chế việc tham gia gúp vốn của bờn nước ngoài dưới hỡnh thức tỷ lệ phần trăm tối đa số cổ phiếu nước ngoài được nắm giữ theo nguyờn tắc thoả thuận...

Đú mới chỉ là những nội dung ban đầu mà ngành ngõn hàng Việt Nam phải thực hiện bắt đầu từ năm 2008.[13]

Bờn cạnh đú, Hiệp định thương mại Việt- Mỹ cũng đó, đang và sẽ tạo điều kiện cho cỏc ngõn hàng lớn của Mỹ thõm nhập vào thị trường Việt Nam. Trong khi cỏc ngõn hàng Mỹ cú kinh nghiệm trong cỏc sản phẩm dịch vụ ngõn hàng sẽ cung cấp tại Việt Nam thỡ cỏc ngõn hàng thương mại của ta cũn nặng về nghiệp vụ truyền thống, cỏc nghiệp vụ mới chậm được ỏp dụng nờn hiệu quả kinh doanh thấp. Một loạt cỏc nghiệp vụ mới chưa được thực hiện tại Việt Nam hoặc chưa cú quy định điều chỉnh nhưng đó được cam kết tại Hiệp định thương mại Việt- Mỹ cho phộp cỏc tổ chức tớn dụng của Mỹ được thực hiện như quản lý hộ tài sản, bảo quản vật cú giỏ, cho vay tiờu dựng, tư vấn tài chớnh, quản lý tiền mặt...

Việc Việt Nam trở thành thành viờn chớnh thức của WTO khiến cho cỏnh cửa thị trường tài chớnh- tiền tệ của Việt Nam khụng chỉ rộng mở với cỏc ngõn hàng trong khu vực Đụng Nam Á hay Hoa Kỳ mà toàn thế giới. Trước yờu cầu của hội nhập, ngành ngõn hàng Việt Nam đang đứng trước những thỏch thức to lớn:

- Khuụn khổ luật phỏp điều chỉnh hoạt động ngõn hàng núi chung cũn mang nhiều dấu ấn của cơ chế mệnh lệnh hành chớnh và cơ chế xin- cho. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ngõn hàng Nhà nước cũn bị giới hạn quỏ hẹp so với thụng lệ quốc tế. Hoạt động ngõn hàng theo luật hiện hành cũn bị thu hỳt nhiều vào nhiệm vụ quản lý Nhà nước hơn là việc phỏt huy cỏc thiờn chức của ngõn

hàng trung ương. Bộ mỏy, cấu trỳc hệ thống cũn mang đậm dấu ấn của cơ chế cũ, gắn chặt với địa giới hành chớnh. Luật về hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngõn hàng khụng tương đồng với luật phỏp về ngõn hàng trờn thế giới.

- Cấu trỳc hệ thống ngõn hàng tuy phỏt triển mạnh mẽ về chiều rộng (cả ở khu vực quản lý lẫn khu vực kinh doanh) nhưng cũn quỏ cụng kềnh, dàn trải, chưa dựa trờn mụ hỡnh tổ chức khoa học làm cho hiệu quả và chất lượng hoạt động cũn ở mức kộm xa so với khu vực.

- Nhiều cụng cụ chớnh sỏch tiền tệ cũn chưa đủ mụi trường để phỏt huy tỏc dụng: Cụng cụ tỏi cấp vốn của thị trường mở, cụng cụ lói suất và tỷ giỏ chưa cú thị trường tiền tệ thứ cấp phỏt triển hỗ trợ. Cơ chế quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giỏ cũn bất cập.

- Mụ hỡnh kinh doanh của cỏc ngõn hàng thương mại Việt Nam hiện nay vẫn mang tớnh độc canh tớn dụng. Sản phẩm dịch vụ cũn nghốo nàn, thiếu cỏc định chế quản lý theo tiờu chuẩn quốc tế như: quản trị rủi ro, quản trị tài sản nợ, tài sản cú, nhúm khỏch hàng, loại sản phẩm, kiểm toỏn nội bộ...

- Hoạt động thanh toỏn cũn mang tớnh chất phõn tỏn cục bộ theo từng ngõn hàng thương mại hoặc từng định chế tài chớnh phi ngõn hàng do thiếu một trung tõm thanh toỏn quốc gia, là nguyờn nhõn chủ yếu khiến cho nền kinh tế Việt Nam chưa thoỏt khỏi một nền kinh tế tiền mặt.

- Việc đào tạo và sử dụng cỏn bộ, nhõn viờn cũn nhiều bất cập. Đặc biệt, cũn coi nhẹ hoạt động nghiờn cứu chiến lược và khoa học ứng dụng làm khoảng cỏch tụt hậu về cụng nghiệp ngõn hàng của Việt Nam khỏ xa so với khu vực và quốc tế.

- Tổng tiềm lực tài chớnh của cỏc ngõn hàng núi chung cũn quỏ nhỏ (vốn tự cú thấp) đó hạn chế khả năng huy động và cung ứng tớn dụng cho toàn bộ nền kinh tế. Dư nợ tớn dụng mới đạt xung quanh 50% GDP, thấp xa so với mức 80% của cỏc nước trong khu vực.

- Cỏc chỉ số đỏnh giỏ về nợ quỏ hạn, về đảm bảo vốn an toàn, về tỷ trọng chi phớ quản lý trong doanh số hoạt động... so với tiờu chuẩn quốc tế đều ở mức rất

thấp. Hầu hết cỏc ngõn hàng thương mại đều cú mức dư nợ khụng sinh lời lớn hơn giới hạn cho phộp từ 1,5 đến 2,5 lần. Khả năng thanh toỏn bỡnh quõn của cỏc tổ chức tớn dụng so với yờu cầu 100% chỉ mới đạt xấp xỉ 60%. Tỷ lệ sinh lời bỡnh quõn trờn vốn tự cú của cỏc tổ chức tớn dụng (ROE) chỉ đạt 6% so với mức 13- 15% của cỏc ngõn hàng thương mại của cỏc nước trong khu vực ASEAN. Khoảng cỏch chờnh lệch lói suất bỡnh qũn giữa đầu vào và đầu ra trong hoạt động tớn dụng ngày càng khộp lại, hiện chỉ cũn 0,15- 0,17%/thỏng (cỏc nước trong khu vực là 0,3- 0,4%/thỏng).

- Cụng tỏc thanh tra giỏm sỏt mặc dự đó được chấn chỉnh nhiều nhưng hoạt động vẫn cũn manh mỳn, bất cập so với sự phỏt triển. Hiện chưa cú cơ chế thanh tra liờn ngành giữa Ngõn hàng- Tài chớnh- Bảo hiểm- Chứng khoỏn.

Đú là những thỏch thức của hội nhập mà cỏc ngõn hàng của Việt Nam núi chung và BIDV núi riờng đang phải đối mặt. Để nõng cao năng lực cạnh tranh đũi hỏi phải cú một hệ thống cỏc giải phỏp đồng bộ và hoàn chỉnh từ nhiều phớa. Tuy nhiờn, điều quan trọng nhất là tự bản thõn cỏc ngõn hàng phải tỡm ra con đường đi cho riờng mỡnh.

Một phần của tài liệu Hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)