- Thời gian từ gieođến bắt đầu đẻ nhánh:
4.8. Một số chỉ tiêu về phẩm chất hạt của các giống lúa:
Như chúng ta đã biết trong những năm trước đây, khi nền kinh tế đất nước cịn khó khăn, đời sống nhân dân cịn khổ cực thì sản xuất lúa gạo cịn chủ yếu tập trung tăng số lượng, ít chú ý đến phẩm chất. Nhưng trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế nước ta đã chuyển sang cơ chế thị trường, đời sống nhân dân đã được nâng cao thì nhu cầu về các giống lúa có chất lượng gạo cao ngày càng lớn, sản xuất không chỉ để đáp ứng nhu cầu trong nước mà cịn xuất khẩu. Người dân khơng chỉ sử dụng những sản phẩm có chất lượng cao phẩm chất tốt mà còn yêu cầu mẫu mã đẹp, mặc dù giá thành có đắt hơn nhưng người tiêu dùng vẫn lựa chọn, vì vậy chất lượng gạo quyết định đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất, nếu năng suất cao mà
chất lượng kém thì hiệu quả kinh tế thấp và khó tìm thị trường tiêu thụ. Do đó trong q trình sản xuất bên cạnh tăng sản lượng phải luôn gắn liền với tăng phẩm chất, có nhiều đặc trưng lý hố tính, cảm quan phản ánh phẩm chất của lúa như: Tỷ lệ gạo xay, gạo giã, kích thước hạt gạo, tỷ lệ bạc bụng, dạng hạt,mùi thơm của cơm, độ nở. Mỗi đặc trưng đó được quyết định hay chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố di truyền của giống, điều kiện thổ nhưỡng, điều kiện khí hậu, chế độ chăm sóc.
Kết quả theo dõi về phẩm chất của các giống lúa thí nghiệm được thể hiện ở bảng 17.
Bảng 4.8. Một số chỉ tiêu về phẩm chất của các giống lúa thí nghiệm
Cơn g thức Hạt gạo Bạc bụng (điểm ) Tỷ lệ gạo xay Tỷ lệ gạo giã Mùi thơm Dài (mm) Rộng Dài/ rộng (%) (%) (mm)
I 10.5 3 3.5 1 72.64 69.01 Thơm, dẻo, ngon
II 9 3 3 5 77.14 71.78 Thơm, ngon, dẻo
III 9.3 3 3.1 3 75.22 70.53 Ngon, thơm, ngon
IV 8.5 3 2.8 3 76.04 70.88 Thơm, ngon, dẻo
V (ĐC)
9.5 2.5 3.8 3 78.72 71.86 Thơm, dẻo, ngon
- Kích thước hạt gạo: Là một đặc tính mang tính di truyền của giống, các giống khác nhau có hình dạng hạt gạo khác nhau. Theo tiêu chuẩn thì những hạt có độ dài lớn hơn 7mm là loại gạo có thể xuất khẩu tốt, tỷ lệ D/R cao thì chất lượng hàng hoá cao.
Qua bảng 4.8 ta thấy độ dài hạt gạo có sự khác nhau khơng đáng kể, độ dài hạt gạo dao động từ 8.5 mm đến 10.5 mm, cơng thức có hạt dài nhất là CT I (10.5 mm), cao hơn công thức V là 0.5 mm, cơng thức có chiều dài hạt ngắn nhất là cơng
thức IV với 8.5mm, cơng thức II, III và V có chiều dài hạt lần lượt là 9.0, 9.3 và 9.5mm.
Rộng hạt có chênh lệch nhưng khơng đáng kể đối cới công thức V, rộng hạt biến động từ 2.5mm đến 3mm, chỉ có cơng thức V( đối chứng) rộng hạt là 2.5 cịn các công thức được xử lý đột biến đều có rộng hạt là 3mm. Tất cả các công thức đều là dạng hạt dài.
Đối với mỗi giống lúa bên cạnh chất lượng mùi vị của hạt gạo, thì cịn một chỉ tiêu khơng kém phần quan trọng đối với thị hiếu người tiêu dùng, tuy không ảnh hưởng đến chất lượng lúa gạo nhưng độ bạc bụng làm giảm chất lượng xay xát và vẻ đẹp bên ngoài. Độ bạc bụng do kiểu gen của giống quy định và chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh, độ bạc bụng thấp thì giá trị thương phẩm cao, cịn độ bạc bụng cao thì giá trị thương phẩm thấp.
Trong các cơng thức thí nghiệm thì độ bạc bụng của cơng thức I ở điểm 1 (< 5%). Các công thức III, IV và V ở điểm 3 (5-10%), công thức II ở điểm 5 (11- 15%).
- Tỷ lệ gạo xay:
Đây là % trọng lượng gạo được bóc vỏ trấu so với trọng lượng lúa ban đầu, chỉ tiêu này phản ánh khả năng tích luỹ chất khơ vào hạt. Tỷ lệ này phụ thuộc vào bản chất di truyền của giống và chịu ảnh hưởng của điều kiện mơi trường. Những giống có vỏ trấu mỏng thì tỷ lệ gạo xay cao, ngược lại những giống có vỏ trấu dày thì tỷ lệ gạo xay thấp. Giữa các cơng thức có sự chênh lệch, tuy nhiên khơng đáng kể, tỷ lệ xay cao nhất là cơng thức V (78.71%), cơng thức I có tỷ lệ xay thấp nhất là 72.64%, các công thức khác như công thức II là 77.14%, công thức III là 75.82 và cơng thức IV là 76.04%. Các cơng thức này có tỷ lệ xay cũng khá cao so nhưng vẫn thấp hơn so với công thức V.
- Tỷ lệ gạo giã:
Là % giữa gạo xay trắng thu được khi sàng hết tấm, cám so với lượng gạo xay ban đầu, đây là chỉ tiêu quan trọng quyết định đến giá trị thương phẩm, giá cả sản phẩm. Tỷ lệ này phụ thuộc vào bản chất di truyền của giống, đồng thời cũng phụ thuộc vào điều kiện thời tiết khí hậu, dinh dưỡng, dịch bệnh gây hại trong thời kỳ cây lúa sinh trưởng dinh dưỡng cũng như thời kỳ tích luỹ , vận chuyển chất khơ
về hạt sau trỗ. Hiện nay gạo có tỷ lệ tấm 5% là loại gạo đang được thị trường thế giới ưa chuộng. Vì vậy chúng ta cần bố trí thời vụ, mật độ, chăm sóc thích hợp để cho từng giống lúa có thể phát huy hết những đặc tính của nó.
Qua bảng theo dõi trên ta thấy, các cơng thức thí nghiệm có sự khác nhau tương đối nhỏ, cơng thức đối chứng có tỷ lệ gạo giã lớn nhất trong các cơng thức là 71.86%, cơng thức có tỷ lệ gạo giã thấp nhât là công thức I với 69.01% và các cơng thức khác cũng có tỷ lệ gạo xát tương đương nhau.
- Mùi thơm của hạt gạo:
Hiện nay trong công tác chọn giống người ta đã chọn ra được nhiều giống lúa có năng suất cao, phẩm chất tốt. Tuy nhiên , những giống lúa như: Tám Xoan, Tám Hương vẫn là loại gạo ngon nhất hiện nay. Gạo Tám Xoan nổi tiếng trên thị trường gạo Việt Nam, dù giá bán của gạo rất cao nhưng vẫn được người tiêu dùng lựa chọn, vì gạo rất thơm và dẻo. Nhu cầu người tiêu dùng ngày càng tăng nên họ ngày càng có xu hướng lựa chọn những giống có chất lượng gạo cao, phẩm chất tốt. Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới, tuy nhiên thị trường Việt Nam vẫn xuất hiện nhiều loại gạo có nguồn gốc từ một số nước như: Thái Lan, Mỹ… Sở dĩ như vậy vì gạo từ các nước đó thơm hơn, dẻo hơn và có độ bóng cao. Mùi thơm thường do yếu tố di truyền quyết định và chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, sâu bệnh và đặc biệt là công nghệ sau thu hoạch. Trong các cơng thức thí nghiệm thì tất cả các công thức đề thơm, ngon, dẻo.
Qua kết quả trên, chúng ta thấy rằng gạo hạt vẫn đáp ứng được một phần về yêu cầu thị trường. Những giống lúa hạt dài thon, bóng thì dễ được thị trường chấp nhận, vì vậy giá cả sẽ cao và hiệu quả kinh tế cũng cao hơn nhiều. Trong thực tế sản xuất khâu thu hoạch và công nghệ sau thu hoạch cũng chiếm phần quan trọng vì nó chi phối đến số lượng và chất lượng sản phẩm. Những công đoạn không thể thiếu sau thu hoạch như: Đập lúa, tuốt lúa, phơi sấy cũng như chống mối mọt trong quá trình bảo quản sẽ làm giảm phẩm chất của lúa gạo một cách đáng kể. Vì vậy, chúng ta phải quan tâm đến công nghệ sau thu hoạch, đặc biệt là 3 công đoạn rất quan trọng: Phơi (sấy), bảo quản và xay xát chế biến. Trong quá trình phơi tránh những cát sạn ở sân phơi hoặc nếu giai đoạn thu hoạch gặp điều kiện thời tiết bất lợi như mưa rét thì cần phải sấy để tránh hạt lúa nảy mầm. Trong quá trình bảo quản cần tránh để chuột, mọt , mối, mốc… làm giảm giá trị sản phẩm. Làm tốt
những cơng đoạn trên thì chúng ta có thể giảm tổn thất về cả số lượng lẫn chất lượng, nâng cao giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng của sản phẩm.
Phần 5