Tình hình sâu bệnh:

Một phần của tài liệu “Đánh giá một số đặc điểm sinh học, khả năng cho năng suất đột biến ở thế hệ M5 vụ Đông Xuân năm 2013- 2014 tại hợp tác xã Hương Long- thành phố Huế.” (Trang 56 - 57)

- Thời gian từ gieođến bắt đầu đẻ nhánh:

4.5. Tình hình sâu bệnh:

Như chúng ta đã biết, nước ta là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên rất thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển quanh năm. Mặt khác, đó cũng là điều kiện thuận lợi cho sâu, bệnh phát triển và điều này cũng có ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển và làm giảm năng suất rất lớn. Do đó tạo giống lúa chống chịu sâu bệnh là vấn đề rất quan trọng. Tính chống chịu được quy định khơng chỉ do đặc tính sinh lý, sinh hố của giống mà cịn liên quan đến hình thái và các tổ chức của cây lúa. Các giống lúa khác nhau thì tính chống bệnh khác nhau. Trong cùng một giống ở các thời kỳ sinh trưởng phát dục khác nhau khả năng chống bệnh cũng khác nhau, trong quá trình canh tác chúng ta phải nắm vững các điểm đó để có thể chọn được giống phù hợp với khí hậu thời tiết, tình hình sâu bệnh ở địa phương. Tuy nhiên chúng ta phải tác động các biện pháp kỹ thuật phù hợp để tăng cường khả năng chống bệnh cho lúa.

Trong thời gian thí nghiệm theo dõi quan sát, chúng tơi khơng thấy có loại bệnh nào xuất hiện trên cây lúa. Chỉ một số loại côn trùng và sâu, bệnh gây ảnh hưởng như sau:

Bảng 4.6. Một số loại sâu, bênh hại chín:

ĐVT: điểm Loại sâu bệnh Công thức Sâu đục thân Sâu cuốn lá

Bướm Đạo ôn hại lá Bệnh đốm nâu Bệnh khô vằn I 2 0 0 0 1 1 II 1 0 0 0 0 0

III 0 1 0 0 0 0

IV 0 0 0 0 0 1

V 0 2 0 0 1 1

Qua bảng 4.6 chúng ta thấy: Sâu đục thân xuất hiện ở công thức I hai điểm và ở cơng thức II một điểm cịn các công thức khác không thấy chúng xuất hiện. Sâu cuốn lá cũng xuất hiện nhưng với mật độ đó nhưng xuất hiện trên 2 công thức III và V. Đối với bướm khơng phát hiện có sự xuất hiện.

Về cơn trùng: lúc mới gieo hạt được vài ngày bị chuột tấn công phá hoại nên tỷ lệ hạt nảy mầm trên ruộng không cao. Thời kỳ cây con lại bị dế dũi phá hại nên số lượng cây giảm đi. Qua thời kỳ đẻ nhánh có xuất hiện bọ trĩ ở các giống nhưng tỷ lệ hại không đáng kể. Trong thời kỳ kết thúc đẻ nhánh đến làm đòng xuất hiện sâu xanh nhưng mật độ thấp và không gây hại nhiều. Trong quá trình trổ và sau trổ xuất hiện châu chấu gây ảnh hưởng đến năng suất của lúa và ở giai đoạn đẻ nhánh thấy có sự xuất hiện của ốc bươu vàng, nhưng không hại lúa và không ảnh hưởng đến năng suất lúa.

- Đối với các bênh phổ biến như: đạo ôn hại lá, đốm nâu, khô vằn thường gây ảnh hưởng đến năng suất phẩm chất của lúa, tuy nhiên trong vụ đông xuân này hầu như rất ít vết bệnh, chỉ phát hiện một số điểm rất ít và rất nhỏ ở cơng thức I và IV, V tuy nhiên không đáng kể.

Một phần của tài liệu “Đánh giá một số đặc điểm sinh học, khả năng cho năng suất đột biến ở thế hệ M5 vụ Đông Xuân năm 2013- 2014 tại hợp tác xã Hương Long- thành phố Huế.” (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w