V Cây công nghiệp dài ngày 9
2.5.3. Tình hình nghiên cứu giống lúa tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
Để đạt được năng suất lúa ngày càng cao, ngoài áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh cho cây lúa, việc sử dụng các giống lúa mới có năng cao, chất lượng tốt, nhằm dần thay thế các giống cũ đang bị thối hóa, nhiễm sâu bệnh là con đường tất yếu. Để đạt được điều đó, cơng tác nghiên cứu, khảo nghiệm các tập đoàn giống mới đã được các nhà khoa học, cơ quan nghiên cứu, chuyển giao trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện hàng năm.
TS Lê Tiến Dũng, trường đại học Nông Lâm Huế đã dày công nghiên cứu mang lại một dịng giống lúa có khả năng vượt lũ, đạt năng suất cao cho đồng đất miền Trung nơi mà hàng năm phải sống chung với lũ, tạo một số dịng giống lúa mới có năng suất cao thích hợp với khí hậu khắc nghiệt tại Thừa Thiên Huế và được Bộ Giáo Dục và Đào tạo nghiệm thu và đánh giá cao. Kết quả của đề tài là sự ra đời của dòng giống TC 11, TC13, TC 15 với thời gian 90 ngày được thu hoạch (rút ngắn 15-30 ngày so với giống lúa khác), năng suất khoảng 5-6 tấn/ha, có giống đạt 6,5-7 tấn/ha, hạt gạo rất thơm, dẻo nên giá bán ra thị trường thường cao hơn các giống lúa khác như Khang Dân, Nàng Hương, 4B, 13/2...từ 3-5 nghìn đồng/kg.Trong 3 dịng giống trên, dịng TC 13, năng suất vượt trội, cứng cây, cây cao, trong thời gian trồng thử nghiệm chưa bị sâu. Do thân cây cao nên khi nước lũ tràn về ngập khoảng 0,5 m vẫn có thể chống chịu được. Dịng giống này ra đời, góp phần đảm bảo cho nơng dân Thừa Thiên - Huế và các tỉnh miền Trung thu hoạch sớm, tránh được lũ [26].
TS Trương Thị Bích Phượng- Trường đại học Khoa Học Huế (2004,2006) đã chọn tạo ra 3 dòng LH1, LH2, LH3 chịu hạn từ giống 212 bằng phương pháp nuôi cấy callus và đã phân lập gen chống chịu hạn từ 3 dịng lúa này thích nghi với điều kiện stress nước chọn lọc được trong nuôi cấy in itro
PGS.TS Trần Thị Lệ - Trường Đại học Nông lâm Huế (2007) áp dụng phương pháp đột biến và phương pháp lai để tạo vật liệu khởi đầu, từ đó chọn lọc ra các giống lúa mới C73 và C105 có năng suất cao, chống chịu tốt, phẩm chất tốt.
Tháng 2/2012, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức hội nghị xét duyệt, tuyển chọn đề tài năm 2012.Theo đó, đề tài “Thử nghiệm mơ hình sản xuất một số giống lúa kháng rầy lưng trắng (Sogatella furcifera Horvath) ở Thừa Thiên Huế” đã được thuyết minh tại hội nghị.Đây là đề tài được giao trực tiếp cho Trường Đại học Nông lâm Huế chủ trì và PGS.TS Trần Đăng Hịa (Khoa
Nơng học) làm chủ nhiệm đề tài.Rầy lưng trắng là sâu hại lúa quan trọng ở các vùng trồng lúa trên cả nước. Từ những năm gần đây, sự bùng phát của rầy lưng trắng kéo theo dịch bệnh lùn sọc đen phương nam đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất lúa. Với khí hậu nóng, ẩm và mưa nhiều ở Thừa Thiên Huế là điều kiện thuận lợi cho rầy lưng trắng phát sinh gây hại. Xuất phát từ các vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, việc xây dựng đề tài “Thử nghiệm mơ hình sản xuất một số giống lúa kháng rầy lưng trắng ở Thừa Thiên Huế” là rất cần thiết và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của địa phương nhằm hạn chế bệnh lùn sọc đen hại lúa, xây dựng và chuyển giao được quy trình sản xuất các giống lúa kháng rầy có chất lượng cao tại một số vùng sinh thái của tỉnh, góp phần bảo đảm an ninh lương thực, tiến đến sản xuất nơng sản hàng hóa. Tại hội nghị, PGS.TS Trần Đăng Hịa đã trình bày báo cáo thuyết minh đề tài “Thử nghiệm mơ hình sản xuất một số giống lúa kháng rầy lưng trắng ở Thừa Thiên Huế” mà nhóm thực hiện đã xây dựng. Mục tiêu của đề tài là xác định một số giống lúa kháng rầy lưng trắng, năng suất, chất lượng cao thích ứng với sinh thái ở Thừa Thiên Huế; có được mơ hình sản xuất một số giống lúa kháng rầy lưng trắng, năng suất và chất lượng cao; chuyển giao được quy trình sản xuất một số giống lúa năng suất và chất lượng cao cho địa phương. Theo kế hoạch, đề tài sẽ được triển khai từ tháng 3/2012 đến tháng 3/2014.
Những năm gần đây, Trung tâm Khuyến nông - lâm - ngư đã triển khai một số mơ hình lúa chất lượng cao và sản xuất thử các giống lúa mới: HT1, HC95, ĐB5, HT6..., bước đầu đánh giá cho thấy các giống lúa có triển vọng về sự phù hợp thời gian sinh trưởng đối với cơ cấu mùa vụ và yếu tố chất lượng gạo. Công tác khảo nghiệm cơ bản được Công ty cổ phần Giống cây trồng và vật nuôi tỉnh triển khai hàng năm, qua 2 vụ khảo nghiệm cơ bản tập đoàn giống mới 2010, Sở Nơng nghiệp và PTNT đã có kết luận thơng báo cho phép thực hiện sản xuất thử các giống Bắc thơm 7, PC 6 với quy mô 50 ha trên các chân đất khác nhau trong năm 2011, đồng thời thực hiện khảo nghiệm cơ bản thêm 1 vụ đối với các giống lúa triển vọng XT27, TQ08, Nàng Xn, HDDT8, ngồi ra cịn thu thập thêm một số giống mới có khả năng chống chịu sâu bệnh, đặc biệt là các giống kháng rầy để bổ sung vào khảo nghiệm trong vụ đông xuân 2010 – 2011.
PHẦN III