Tình hình đổ ngã của các giống:

Một phần của tài liệu “Đánh giá một số đặc điểm sinh học, khả năng cho năng suất đột biến ở thế hệ M5 vụ Đông Xuân năm 2013- 2014 tại hợp tác xã Hương Long- thành phố Huế.” (Trang 62)

- Thời gian từ gieođến bắt đầu đẻ nhánh:

4.6. Tình hình đổ ngã của các giống:

Tính chống đổ ngã là một trong các yếu tố quan trọng để đánh giá khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết, khí hậu của các giống phụ thuộc vào hình dạng cây, kỹ thuật thâm canh, yếu tố mơi trường. Điều kiện nước ta dễ làm cho lúa bị đổ. Muốn cho cây lúa khơng bị đổ cần có giống chống đổ tốt, nhưng tính chống đổ cũng như các tính chống chịu khác đều không phải là tuyệt đối, do đó cần phải phối hợp với kỹ thuật canh tác hợp lý để phòng chống đổ.

Các giống lúa chống đổ tốt thường có đặc điểm: Thấp cây, lóng thứ 2,3 ngắn, vách tế bào dày, tổ chức xenlulose trong thân phát triển. Tính chống đổ cịn liên quan đến dạng thân, dạng lá của giống. Nếu cây quá dày, tưới nước sâu, bón phân mất cân đối sẽ làm cho cây lúa sinh trưởng quá mạnh, lá nhiều, thân cao, yếu, do đó sức chống đổ của các đốt bên dưới không chịu nổi sức nặng của các bộ phận trên mặt đất, dẫn đến hiện tượng lúa đổ. Các giống lúa phàm ăn thường là các giống cứng cây, chịu đổ tốt.

Khi lúa đổ, khả năng quang hợp tích luỹ chất khơ khơng tiến hành bình thường được, làm cho lượng gluxit ở lá và hạt giảm, ảnh hưởng đến năng suất. Năng suất giảm nhiều khi lúa đổ vào thời kỳ trước phơi màu, mức thiệt hại càng giảm khi lúa càng đổ muộn.

Kết quả các cơng thức trong thí nghiệm thì tất những cơng thức có khả năng chống đổ tốt, hơn thế nữa điều kiện khí hậu và thời tiết cũng khá thuận lợi trong giai đoạn lúa trổ và chín, khơng có gió to nhiều.

Một phần của tài liệu “Đánh giá một số đặc điểm sinh học, khả năng cho năng suất đột biến ở thế hệ M5 vụ Đông Xuân năm 2013- 2014 tại hợp tác xã Hương Long- thành phố Huế.” (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w