Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất vụ đông xuân 2013 2014:

Một phần của tài liệu “Đánh giá một số đặc điểm sinh học, khả năng cho năng suất đột biến ở thế hệ M5 vụ Đông Xuân năm 2013- 2014 tại hợp tác xã Hương Long- thành phố Huế.” (Trang 57 - 62)

- Thời gian từ gieođến bắt đầu đẻ nhánh:

4.7. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất vụ đông xuân 2013 2014:

2014:

Năng suất là kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất, đây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá một cách chính xác, tồn diện nhất q trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa qua một chu kỳ sống, nó phản ánh tổng hợp giữa các yếu tố nội tại và các yếu tố bên ngoài tác động bên ngồi tác động vào. Do đó năng suất cảu giống ngồi thể hiện các yếu tố di truyền cịn phản ánh khả năng thích ứng với điều kiện mơi trường, khí hậu thời tiết và đất đai thổ nhưỡng. Mục tiêu cuối cùng của sản xuất nói chung và sản xuất nơng nghiệp nói riêng đó là năng suất. Trong cùng một điều kiện thí nghiệm giống nào cho năng suất cao hơn chứng tỏ giống đó tốt hơn.

Bảng 4.7. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống.

Chỉ tiêu

Công thức

Các yếu tố cấu thành năng suất Năng suất

Bông/m 2 Tổng số hạt/bôn g Số hạt chắc/b ông P1000hạt (gam) Lý thuyết Thực thu % so với đối chứn g I 280 142.78 121.30 23.43 79.58 62,90 30.30 II 321 75.27 70.33 24.23 54.68 47,10 -2.42 III 288 132.07 113.07 20.43 66.53 55,13 14.21 IV 278 87.73 76.23 23.20 49.17 48,23 -0.08 V 250 105.70 88.40 22.00 48.46 48.27 - Qua bảng 4.7 ta nhận thấy:

Năng suất lúa được tạo bởi 3 yếu tố cấu thành năng suất: Số bông/m2, số hạt chắc/bông và trọng lượng 1000 hạt. Các yếu tố cấu thành năng suất có mối tương quan chặt chẽ với nhau. Dựa vào sự tương quan giữa các yếu tố cấu thành năng suất, ta có thể tác động nhiều hay ít với từng yếu tố để năng suất cao. Tương quan giữa các yếu tố cấu thành năng suất phụ thuộc vào giống và các biện pháp kỹ thuật canh tác. Qua nghiên cứu ta thấy số bơng và số hạt chắc/bơng có sự tương quan nghịch tương đối rõ, tỷ lệ hạt chắc và khối lượng 1000 hạt có tương quan thuận,

cịn giữa số bơng và khối lượng 1000 hạt, số hạt /bông với tỷ lệ hạt chắc, số hạt/bông với khốilượng 1000 hạt tương quan khơng rõ. Trong một phạm vi nhất định thì tích số của các yếu tố cấu thành năng suất đều đạt đến một mức độ cân bằng, chênh lệch nhau ít, do q trình tự điều tiết, nhưng một yếu tố vượt quá phạm vi nhất định thì năng suất giảm. Điều này thể hiện khá rõ khi số bông tăng đến một phạm vi mà số hạt/bông và tỷ lệ hạt chắc giảm ít thì năng suất đạt cao, nhưng nếu số bông tăng quá cao, số hạt/bông và tỷ lệ hạt chắc giảm nhiều thì năng suất đạt thấp. Cho nên trong sản xuất việc chọn mật độ thích hợp, bón phân hợp lý để đạt được số bơng hợp lý trên đơn vị diện tích là điều hết sức quan trọng.

- Số bông/m2 :

Là một trong 3 yếu tố có tính chất quyết định nhất đến năng suất. Số bông/m2 quyết định đến 74% năng suất, số bơng được hình thành chịu ảnh hưởng của 3 yếu tố: Mật độ gieo cấy; số nhánh cơ bản, số nhánh hữu hiệu và các biện pháp kỹ thuật áp dụng như phân bón, nhiệt độ, ánh sáng, điều kiện thời tiết khí hậu. Đó là cơ sở để chúng ta áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm tạo điều kiện cho cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, đạt số bông/m2 cao. Qua bảng 4.7 ta thấy trong các cơng thức thí nghiệm có sự khác nhau hồn tồn, cơng thức đối chứng riêng một nhóm các cơng thức cịn lại cùng một nhóm, trong các cơng thức thí nghiệm thì số bơng /m2 biến động từ 250 bơng/m2đến 321 bơng/m2. Cơng thức có số bơng cao nhất là công thức II với 231 bông/m2 ,thấp nhất là công thức V với 250 bông/m2, cịn các cơng thức khác có số bơng/m2 lần lượt là cơng thức I 280 bơng/m2, III 288 bông/m2, IV 278 bông/m2.

- Số hạt/bông: phụ thuộc vào số hoa phân hóa và số gié trên bơng, đây là yếu tố thứ 2 có tác động quyết định đến năng suất, được xác định trong giai đoạn sinh trưởng sinh thực. Số hạt/bông bắt đầu ảnh hưởng đến năng suất từ thời kỳ bắt đầu phân hố địng và ảnh hưởng mạnh nhất là thời kỳ phân hoá gié cấp 2. Số hạt lúa là số hoa được phân hố và hình thành trên bơng. Số hạt trên bơng nhiều tức là số hoa phân hố nhiều cịn số hoa thối hố ít. Ngược lại những giống có số hoa phân hố ít và số hoa thối hố nhiều thì số hạt trên bơng ít. Tuy nhiên số hạt trên bơng vừa phải, nếu nhiều quá thì số hạt dễ bị lép cao. Nếu cây lúa trỗ vào điều kiện thời tiết thuận lợi thì số hạt chắc sẽ cao, cịn nếu trỗ gặp mưa, gió nhiệt độ cao hay bị sâu bệnh thì tỷ lệ hạt lép sẽ cao. Như vậy ảnh hưởng đến năng suất, số hạt chắc/bông phụ thuộc chủ yếu vào thời kỳ trỗ bơng và thụ phấn, thụ tinh. Vì vậy, thời kỳ này

cần cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, cũng như việc bố trí thời vụ hợp lý để cho cây lúa trỗ vào điều kiện thời tiết thích hợp hạn chế q trình thối hố hoa, tăng số hoa hữu hiệu trên bông. Qua bảng 4.7 cho thấy tổng số hạt/ bông của cơng thức đối chứng đạt mức trung bình, cơng thức II chỉ có TB 70.33 hạt/ bơng và cơng thứa IV chỉ 76.23 hạt/ bông thấp hơn so với đối chứng. Công thức I và III đạt số hạt/ bông khá cao lần lượt là 142.78 và 132.07.

- Số hạt chắc/bông:

Đây là một yếu tố quan trọng trong các yếu tố cấu thành năng suất. Số hạt chắc trên bơng lớn thì năng suất sẽ cao, số hạt chắc trên bông được xácđịnh vào lúc trước trỗ bông, lúc trỗ và cả sau giai đoạn trỗ bơng lúa trỗ và chín. Trong giai đoạn trỗ bơng nếu gặp thời tiết khơng thuận lợi như mưa, gió, rét thì tỷ lệ lép cao, ngược lại khi gặp điều kiện thuận lợi thì số hạt chắc trên bông sẽ cao dẫnđến năng suất cao. Ngồi ra hạt chắc nó phụ thuộc vào số hạt trên bơng và khả năng quang hợp, tích luỹ dinh dưỡng của cây lúa, do đó phải có biện pháp kỹ thuật để kéo dài thời gian xanh của lá và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây lúa.

Các cơng thức thí nghiệm có sự khác nhau, số hạt chắc/bơng cao nhất là công thức I (121,30 hạt), cao hơn công thức đối chứng là 88.40 hạt, cơng thức có hạt chắc/bơng thấp nhất là cơng thức II (70.33 hạt), cơng thức III có đến 113.07 hạt chắc/bơng, cơng thức IV có số hạt chắc/bơng khá thấp là 76.23 hạt.

- Khối lượng 1000 hạt:

Khối lượng 1000 hạt là yếu tố cuối cùng tạo năng suất lúa. Khối lượng 1000 hạt tương đối ổn định do bản chất di truyền của giống, nên trọng lượng 1000 hạt ảnh hưởng đến năng suất ít hơn so với số bơng và số hạt trên bơng. Khối lượng 1000 hạt do kích thước hạt và kích thước vỏ trấu quyết định, khối lượng vỏ trấu thường chiếm 20% còn hạt gạo chiếm 80% khối lượng. Khối lượng 1000 hạt phụ thuộc vào giống là chủ yếu, tuy nhiên trọng lượng 1000 hạt còn phụ thuộc vào dinh dưỡng của cây lúa trong thời kỳ nuôi hạt và phụ thuộc vào sâu bệnh gây hại trên đồng ruộng. Khối lượng 1000 hạt thường ổn định và phụ thuộc vào giống, ngoài ra khối lượng 1000 hạt cũng phụ thuộc vào khả năng tích luỹ, vận chuyển hyđratcacbon vào trong hạt sau khi trổ.

Trong các cơng thức thí nghiệm thì khối lượng 1000 hạt biến động từ 20,43g đến 24,23 g. Trong đó cơng thức có khối lượng 1000 hạt nhỏ nhất là công thức III(20,43 g), cơng thức có khối lượng 1000 hạt cao nhất là cơng thức II (24,23 g), cao hơn công thức đối chứng V là 4,23g (20.00g), cịn lại cơng thức I và IV lần lượt là 23.43 và 23.30g.

- Bốn yếu tố trên tổng hợp thành năng suất lý thuyết của cây lúa. Trong tất cả các thời kỳ ảnh hưởng đến năng suất lúa thì thời kỳ đẻ nhánh rộ và thời kỳ phân hố gié cấp 2 là ảnh hưởng lớn nhất, vì quyết định số hạt trên bơng phần này càng lớn thì năng suất càng cao, vì vậy chúng ta có biện pháp tác động để cho các giống phát huy hết tiềm năng năng suất.

Biểu đồ 4.3. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu

- Năng suất lý thuyết:

Năng suất lý thuyết có ý nghĩa lớn trong thực tiễn sản xuất, vì nó nói lên tiềm năng cho năng suất của các cơng thức sẽ đạt được. Năng suất lý thuyết được tính dựa trên 3 yếu tố: Số bông/m2, số hạt chắc/bông, trọng lượng 1000 hạt. Trong thí nghiệm thì năng suất lý thuyết của các công thức dao động từ 48.46 tạ/ha đến 79.58 tạ/ha. Cơng thức có năng suất lý thuyết cao nhất là công thức I(79.58 tạ/ha), thấp nhất là công thức V( đối chứng) 48.46 tạ/ha. Các công II, III và IV lần lượt có năng suất thực thu là 54.86, 66.53 và 49.17, giữa các cơng thức này cũng có sự khác nhau tuy nhiên không chênh lệch quá lớn.

- Năng suất thực thu:

Năng suất thực thu là kết quả cuối cùng phản ánh một chu kỳ sản xuất trên đồng ruộng. Cơng thức I có năng suất lý thuyết cao nhất và năng suất thực thu cũng cao nhất cao hơn so với các công thức khác và cao hơn đối chứng, cơng thức II có năng suất thực thu thấp nhất là 47.10 tạ/ha, ở năng suất lý thuyết công thức V là công thức đối chứng thấp nhất nhưng năng suất thực thu thì cao hơn so với cơng thức II (47.10 tạ/ha)và IV (48.23 tạ/ha). Và cơng thức III có nagw suất thực thu trung bình cung khá cao là 55.13 tạ/ha.

Một phần của tài liệu “Đánh giá một số đặc điểm sinh học, khả năng cho năng suất đột biến ở thế hệ M5 vụ Đông Xuân năm 2013- 2014 tại hợp tác xã Hương Long- thành phố Huế.” (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w