Yêu cầu chuẩn bị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn kĩ năng tri giác ngôn ngữ và liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh lớp 9 trong dạy học bài thơ sang thu của hữu thỉnh (Trang 70 - 83)

Chƣơng 3 : THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.5. Giáo án thực nghiệm

3.5.1. Yêu cầu chuẩn bị

* Đối với giáo viên

Quá trình tìm hiểu bài giảng của giáo viên bao gồm hai việc chính: Tìm hiểu tác phẩm và thiết kế giáo án.

+ Tìm hiểu tác phẩm

- Tìm hiểu những tư liệu lịch sử- xã hội có ảnh hưởng đến phong cách nghệ thuật của nhà thơ và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

- Tìm đọc các bài viết, nói chuyện của tác giả về tác phẩm và của những nhà nghiên cứu, phê bình liên quan đến tác giải và tác phẩm.

- Tìm hiểu các văn bản cùng thể hiện nội dung cần đề cập của chính tác giả và của các nhà thơ khác.

- Xác định mục đích, yêu cầu và các nội dung cần cung cấp cho học sinh qua một số biện pháp mà luận văn đề ra.

+ Thiết kế giáo án

Nói chung, giáo án phải thể hiện một cách cụ thể quan điểm dạy học, phương pháp lên lớp, tiến trình bày dạy, nội dung kiến thức cần đạt,... theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học văn hiện nay. Một giáo án tuy có nhiệm vụ chủ yếu là thể hiện sự vận dụng các biện pháp rèn kĩ năng tri giác

ngôn ngữ và liên tưởng, tưởng tượng mà người viết đề xuất nhưng giáo án đó vẫn phải có sự kết hợp hữu cơ, sự vận dụng hào hợp các phương pháp, biện pháp, kĩ thuật dạy học khác một cách hợp lí để từ đó dẫn dắt học sinh tìm tịi, khám phá, hình thành và củng cố các đơn vị kiến thức bài học một cách sinh động, linh hoạt.

* Đối với học sinh

Chủ thể học sinh chiếm một vai trị quan trọng trong tiến trình dạy học. Do vậy giáo viên cần hướng dẫn các em chuẩn bị bài ở nhà cho tiết học sắp tới thông qua câu hỏi gợi ý và một số câu hỏi hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa. Đây là bước đầu tiên giúp học sinh thâm nhập tác phẩm, chuẩn bioj tham gia phân tích và tiếp thu bài giảng trên lớp. Trong quá trình chuẩn bị bài, học sinh cần đọc kĩ tác phẩm, trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa, đặc biệt là cách câu hỏi hướng đến việc xây dựng những nội dung của các biện pháp do luận văn đưa ra. Qua sự chuẩn bị này, các em sẽ nắm được một phần giá trị của tác phẩm, làm cơ sở để tham gia chiếm lĩnh tác phẩm trên lớp dưới sự tổ chức, định hướng, dẫn dắt của thầy.

3.5.2. Giáo án thực nghiệm Tuần 25. Tiết 124 Tuần 25. Tiết 124

SANG THU

( Hữu Thỉnh) A. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Vẻ đẹp thiên nhiên trong thời khắc giao mùa.

- Hiểu được những cảm nhận tinh tế về đời người của Hữu Thỉnh trong tiết đầu thu

2. Kĩ năng:

Có năng lực cảm thụ thơ ca đặt biệt là năng lực tri giác ngôn ngữ và liên tưởng, tưởng tượng trong thơ trữ tình hiện đại

3. Thái độ:

Thêm yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, yêu con người.

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Giáo viên: soạn giáo án, tranh, hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài. 2. Học sinh: chuẩn bị:

+ Tìm hiểu về tác giả Hữu Thỉnh (quan niệm sáng tác, phong cách thơ...) và tìm đọc thơ Hữu Thỉnh đặc biệt là một số bài thơ viết về mùa thu.

+ Đọc kĩ bài thơ ở nhà ( tập đọc diễn cảm) + Xác định mạch cảm xúc của bài thơ.

+ Tìm những hình ảnh, từ ngữ thể hiện sự biến chuyển của đất trời từ hạ sang thu và giá trị của những từ ngữ, hình ảnh trên.

+ Liên tưởng, tưởng tượng sự biến chuyển của đất trời từ hạ sang thu ở mỗi khổ thơ.

+ Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh thơ ở mỗi khổ. + Suy nghĩ về nhan đề Sang thu

C. Phƣơng pháp/ biện pháp, kĩ thuật

- Đọc sáng tạo, vấn đáp, thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm,...

D. Tiến trình dạy học

* Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số

* Kiểm tra bài cũ:

Đọc thuộc lòng bài thơ "Viếng lăng Bác. Nêu những nét chính về tác

giả, hồn cảnh sáng tác bài thơ và phân tích khổ thơ cuối?

* Bài mới:

- Giới thiệu bài:

Mùa thu là nguồn thi hứng vô tận cho những tâm hồn thi sĩ "khát khao ngụp lặn". Nguyễn Khuyến xưa đã vạch vào trời thu Bắc Bộ nét chao nghiêng của chiếc lá vàng vơi bằng chùm thơ "Thu Vịnh", "Thu ẩm", "Thu điếu". Xuân Diệu vào thu với một vẻ quạnh hiu "với áo mơ phai dệt lá vàng" trong "Đây mùa thu tới". Lưu Trọng Lư thả hồn theo gió "xào xạc" khi "Con nai

vàng ngơ ngác/ Đạp trên lá vàng khô" để cùng hồn thu đồng vọng thành "Tiếng thu".

Hữu Thỉnh lại không chú ý đến vẻ tiêu sơ của mùa thu mà gợi ra những cảm biến tâm hồn lúc sang thu. Cảm nhận tạo vật của nhà thơ khơng nghiêng về vẻ biến suy một chiều. Tìm hiểu bài Sang thu, chúng ta sẽ thấy nét riêng

trong cách sử dụng ngơn từ, trong cách sáng tạo hình tượng thơ khi viết về mùa thu của nhà thơ gợi cho ta biết bao liên tưởng thật thú vị. Tiết học này thầy trị ta cùng nhau tìm hiểu bài thơ ấy.

Hoạt động của thầy Hoạt động cảu trò

Em hãy nêu những nét chính về nhà

thơ Hữu Thỉnh?

( GV:

- Hữu Thỉnh là nhà thơ quân đội, bước vào làng thơ khá sớm. Ông thuộc lớp nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Thơ ông trong sáng, sâu lắng, giàu suy tưởng. Ông viết nhiều, viết hay về con người, cuộc sống nông thôn, về mùa thu. Nhiều vần thơ thu của ông mang cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo.

- Những tập thơ tiêu biểu của ông:

Từ chiến hào đến thành phố, Trường ca biển,

Thơ mùa đông)

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả:

- Hữu Thỉnh sinh năm 1942. Quê: Tam Dương – Vĩnh Phúc.

- Ông là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cữu nước, viết nhiều, viết hay về con người, cuộc sống ở làng quê, về mùa thu.

Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ ?

- GV gọi học sinh đọc

-> GV gọi hs nhận xét cách đọc của các bạn-> GV nhận xét=> Gv đọc một lần.

Câu hỏi tri giác ngôn ngữ( tri giác về thể thơ, nhịp điệu...): Bài thơ được

viết theo thể thơ nào? Thể thơ đó có đặc điểm gì?

GV: Bài thơ là dòng cảm xúc bâng khuâng, vấn vương của nhà thơ trước đất trời vào thu. Hãy chỉ ra diễn biến của dịng cảm xúc đó.

GV: có thể sơ đồ hóa như sau:

- Bài thơ được sáng tác năm 1977 - Được rút ra từ tập thơ "Từ chiến hào đến thành phố", Nxb Văn học, Hà Nội, 1991.

II. Đọc – hiểu văn bản

1. Đọc

- HS đọc bài theo cảm nhận của cá nhân..

2. Thể thơ

- Thể thơ 5 chữ

- Trong thơ 5 chữ, số tiếng ở mỗi câu là 5 tiếng, nhịp 3/2 hoặc 2/3, sử dụng vần lưng hoặc vần chân. Với đặc điểm ấy, thể thơ phù hợp với việc biểu đạt cảm xúc nhẹ nhàng, sâu lắng hoặc tâm tình.

3. Mạch cảm xúc

- Mạch cảm xúc của bài thơ gắn liền với sự vận động của cảnh vật: đi từ sự ngỡ ngằng trước tín hiệu báo thu về đến ngây ngất trước cảnh đất trời sang thu; từ đó ngẫm ngợi, suy nghĩ với những biến đổi âm thầm trong lòng tạo vật.

GV gọi học sinh đọc khổ 1.

Câu hỏi ngắn gọn để tri giác ngôn ngữ: Sự chuyển biến của đất trời trong

lúc sang thu được tác giả cảm nhận qua từ ngữ, hình ảnh nào?

"Phả", "chùng chình" nghĩa là thế nào? Em hiểu gì về "gió se"?

Câu hỏi tưởng tưởng: Hình dung của em về cảnh vật, không gian lúc sang thu?

Câu hỏi nhỏ, gọn để tri giác ngơn ngữ: Em hãy tìm các từ có thể thay thế

4. Phân tích

- HS đọc khổ 1

a. Cảm nhận trước tín hiệu báo thu về

* Tín hiệu báo thu về

Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

- Phả: tỏa vào, trộn vào. - Chùng chình: cố ý chậm lại. - Gió se: gió heo may, hơi lạnh. - Hương ổi chín thơm ngào ngạt, sánh quyện, lan tỏ trong khơng gian, quyện vào gió thu. Trời se lạnh. Làn sương mỏng trắng mờ, giăng mắc nhẹ nhàng khắp ngõ xóm, đường quê như vấn vương, không muốn bay đi, không muốn tan ra.

- Có thể thay từ từ, chầm chậm,

cho từ "chùng chình" trong "sương chùng chính" và so sánh với từ mà tác giả đã lựa chọn?

Việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh thơ có gì đặc sắc? Ý nghĩa?

Câu hỏi so sánh để khơi gợi liên tưởng, tưởng tượng (dành cho học sinh khá giỏi): Cách cảm nhận về mùa

thu của Hữu Thỉnh có gì khác so với các nhà thơ khác?

Biện pháp đọc: Giáo viên đọc chậm,

đọc diễn cảm khổ 1( chú ý nhấn giọng ở các từ ngữ thể hiện cảm giác của nhà thơ và chú ý nhịp thơ 3/2)

Câu hỏi tri giác ngôn ngữ: Trước tín hiệu thu về, nhà thơ trực tiếp bộc lộ cảm xúc của mình. Em hãy tìm những từ ngữ biểu hiện cảm giác của nà thơ? Các từ ngữ ấy diễn tả trạng thái gì của sự cảm nhận?

vào câu thơ, các từ này không diễn tả đúng cảnh vật cũng như ý đồ của tác giả.

- Từ ngữ gợi tả, phép nhân hóa-> tạo bước chuyển nhẹ nhàng của thiên nhiên từ khoảnh khắc giao mùa.

- Các nhà thơ xưa thường nói về mùa thu qua những hình ảnh có tính chất ước lệ: là hoa cúc vàng, lá ngô đồng rụng, lá vàng rơi... Hữu Thỉnh cảm nhận mùa thu thoáng hiện qua hương ổi bình dị, quen thuộc nhưng quyến rũ. Đó là phát hiện mới lạ của nhà thơ.

* Cảm giác của nhà thơ trước tín hiệu thu về:

- HS nghe và cảm nhận

- Các từ: bỗng, hình như

- Bỗng: tâm trạng ngỡ ngàng

- Hình như: cảm giác ngờ ngợ, bâng khuâng.

GV bình: Mở đầu bài thơ tác giả bắt đầu bằng một tình thái từ "bỗng "- với tình thái từ "bỗng" ta thấy được cái giật mình, thảng thốt khi nhà thơ nhận ra những tín hiệu của mùa thu như "hương ổi", "gió se", "sương chùng chình" đã hiện hữu. Nếu tác giả khơng chờ thu, đợi thu từ lâu thì làm sao có được cái khoảnh khắc giật mình và bâng khuâng ấy. Tình thái từ "hình như" trong dịng thơ "Hình như thu đã về" ngoài việc cho ta thấy được cảm nhận mùa thu chớm tới như chúng ta vẫn thường phân tích.

"Hình như" còn thể hiện nhà thơ là một con người rất đa cảm. Là người nghệ sĩ cịn có chức năng nào khác là nhạy cảm với cái đẹp, phát hiện cái đẹp và vĩnh cửu hóa cái đẹp đến muôn đời. Nhờ Hàn Mặc Tử mà ta biết đến thôn Vĩ Dạ đẹp thơ mộng, nhờ Nguyễn Tuân mà ta biết đến sông Đà thật hùng vĩ mà cũng nên thơ trữ tình, nhờ Nguyên Ngọc mà ta biết đến vẻ đẹp của cây xà nu gắn với con người Tây Nguyên gan dạ,anh hùng, thủy

=> Các từ này vừa bộc lộ cảm giác trực tiếp một cách tinh tế, sâu sắc của nhà thơ.

chung với cách mạng... và nhờ đến Hữu Thỉnh mà ta cảm nhận một mùa thu ở làng quê vừa ân tình, vừa ấm áp mà sâu sắc biết chừng nào.

GV chuyển: Sau cái ngỡ ngàng ban đầu, bằng tất cả sự tinh nhạy của một tâm hồn trong sáng, rộng mở, nhà thơ nhận thấy những nét đặc trưng, thú vị của thiên nhiên chuyển mùa ở khổ 2.

GV gọi HS đọc khổ 2

Câu hỏi tri giác ngôn ngữ: Theo nhịp

bước nhẹ nhàng của mùa thu, nhà thơ bắt đầu nhận ra những biến đổi gì trong thiên nhiên?

Câu hỏi tri giác ngôn ngữ: Em hãy

tìm các từ có thể thay thế cho từ "dềnh dàng", "vội vã", "vắt" có trong khổ thơ thứ hai. Hãy so sánh hiệu quả diễn mà các từ vừa thay thế với từ mà tác giả đã chọn lựa?

Việc lựa chọn và kết hợp các từ ấy với "sông", "chim", "đám mây" tạo ra những hình ảnh thơ như thế nào?

(GV nhận xét trên cơ sở tôn trọng những ý kiến hợp lý)

Câu hỏi tưởng tượng: Em hãy hình dung bức tranh thu ở khổ thơ thứ hai?

b. Cảm nhận trước cảnh đất trời sang thu

- HS đọc

Sông- dềnh dàng Chim- bắt đầu vội vã

Đám mây... vắt nửa mình sang thu

- HS tìm và so sánh.

- HS trả lời theo ý kiến cá nhân.

GV bình: Ở đây cánh chim mới bắt đầu vội vã thôi chứ chưa phải là đang vội vã. Phải tinh tế lắm Hữu Thỉnh mới có thể nhận ra sự bắt đầu của những cánh chim đang dang rộng đôi cánh để bay đi tránh rét. Đám may chia đôi hai nửa thuộc hai mùa khác khác biệt. Ranh giới hạ- thu vốn mong manh, mơ hồ bỗng chốc trở nên cụ thể.

Khác với khổ thơ thứ nhât, ở khổ thơ thứ 2, cảm giác chuyển đổi gián tiếp qua cảnh vật. Hãy nhận xét cách miêu tả đó?

Câu hỏi tưởng tượng: Những hình

ảnh về cảnh vật trong khổ thơ có nét

xuống thất thường, chảy xiết như mùa hạ hay cạn nước như mùa xn, mùa đơng mà dịng sông lững lờ trôi khoan thai, chậm rãi, phẳng lặng, êm ả đôi lúc như suy tư, trầm lắng. Những cánh chim bay nhanh gấp gáp, khẩn trương. Đám mây mỏng nhẹ như một tâm khăn voan vắt qua vai người thiếu nữ, một nửa vẫn còn nhuốm nắng mùa hạ, một nửa đã thấm cái gió se của mùa thu.

- HS nghe và suy ngẫm.

- Nhà thơ sử dụng từ miêu tả chính xác, hình ảnh độc đáo, phép tương phản, đối lập tạo nhịp điệu cho câu thơ và làm rõ tốc độ trái chiều trong không gian; đồng thời vẽ lên bức tranh chớm thu bình dị, êm ả, thơ mộng, nhẹ nhàng.

riêng nỏi bật. Hình ảnh nào để lại trong em ấn tượng rõ nét về thời điểm giao mùa? Vì sao?

( GV nhận xét ý kiến cá nhân của học sinh. Cần tôn trọng ý kiến của các em nếu có sự lí giải hợp lí)

Đứng trước vẻ đẹp thu như thế, nhà thơ có cảm xúc gì? Qua đó em hiểu gì về hồn thơ Hữu Thỉnh?

GV chuyển: Chỉ bằng vài nét phác họa

đơn giản nhẹ nhàng, Hữu Thỉnh đã vẽ một bức tranh thiên nhiên chuyển mùa từ hạ sang thu vùng quê miền Bắc thẫm đẫm hồn quê. Khổ 3 sẽ mang đến cho bài thơ một vẻ đẹp mới làm trọn vẹn thêm ý sang thu của hồn thơ chưa thật rõ ở hai khổ thơ trên.

Biện pháp đọc thơ: GV đọc diễn cảm bài thơ

Câu hỏi tri giác ngôn ngữ: Đắm hồn giữa vẻ đẹp lúc sang thu, nhà thơ tiếp tục quan sát, nhận xét điều gì và thể hiện ở những từ ngữ nào?

Câu hỏi tưởng tượng: Hình dung của

- Nhà thơ ngây ngất trước những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt của thiên nhiên đất trời sang thu. Nhịp cầu thời gian không chỉ được cảm nhận bằng thị giác mà bằng cả tâm hồn nhạy cảm, tinh tế.

c. Suy ngẫm của nhà thơ

- HS nghe và cảm nhận

Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.

em về bức tranh thiên nhiên ở khổ 3?

Biện pháp đọc thơ: GV đọc khổ 3: chú

ý nhấn vào các phụ từ.

Câu hỏi tri giác ngôn ngữ: Theo em, nét riêng của thời điểm giao mùa hạ- thu ở khổ 3 được tác giả thể hiện đặc sắc nhất ở chỗ nào? Ý nghĩa?

GV gọi HS đọc diễn cảm khổ 3.

Có người nói: Hai câu cuối bài phù hợp không gian vào thu, mang tính triết lí sâu sắc. Ý kiến của em thế nào?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn kĩ năng tri giác ngôn ngữ và liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh lớp 9 trong dạy học bài thơ sang thu của hữu thỉnh (Trang 70 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)