Kết luận rút ra qua thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn kĩ năng tri giác ngôn ngữ và liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh lớp 9 trong dạy học bài thơ sang thu của hữu thỉnh (Trang 90 - 104)

Chƣơng 3 : THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.6. Kết quả thực nghiệm

3.6.3. Kết luận rút ra qua thực nghiệm

Thông qua việc tổ chức thực nghiệm và điều tra, đánh giá một cách nghiêm túc, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

Qua các tiết dạy thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy giáo viên đã chú ý phát huy vai trị tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Đặc biệt với sự hỗ trợ của các biện pháp rèn kĩ năng tri giác ngôn ngữ và liên tưởng, tưởng tượng đã thực sự giúp học sinh mạnh dạn phát hiện vấn đề và có những tưởng tượng phong phú độc đáo.

Trong các tiết dạy thực nghiệm, việc sử dụng hợp lí các câu hỏi tri giác ngôn ngữ và câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng... tạo cho học sinh dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và chiếm lĩnh tác phẩm; từ đó hình thành cho các em phương pháp đọc - hiểu thơ trữ tình: đi từ lớp vỏ ngơn ngữ tới lớp hình tượng rồi mới tới lớp ý. Đặc biệt, các câu hỏi đã phát huy tối ưu hiệu quả khi sử dụng liền sau biện pháp đọc thơ. Hầu hết giáo viên đặt câu hỏi tri giác ngôn ngữ ngay sau khi sử dụng biện pháp đọc đều được các em hào hứng phát biểu, các phát hiện này có độ chính xác cao. Với câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng , so sánh đã phát huy được khả năng tưởng tượng phong phú của học sinh. Nhiều em có những liên tưởng thú vị nhờ biết huy động vốn sống, khả năng ngôn ngữ của bản thân.

tưởng tượng ở cuối mỗi tiết học giúp giáo viên kiểm tra được khả năng tiếp thu bài của các em để có những điều chỉnh phù hợp kịp thời. Bài tập cũng giúp học sinh củng cố khắc sâu kiến thức.

Qua các tiết dạy thực nghiệm chúng tôi thấy năng lực liên tưởng, tưởng tượng của các em tuy có tiến bộ nhưng chưa nhiều. Khi yêu cầu liên tưởng, tưởng tượng đối tượng tham gia chủ yếu vẫn là học sinh khá, giỏi. Vì vậy khơng khí lớp học trầm hẳn xuống, học sinh trung bình và yếu nếu có phát biểu thì hình tượng tái hiện phần lớn chưa hoàn chỉnh, đơi khi bị méo mó. Theo tác giả luận văn đây là một trong những nguyên nhân chính làm các em chán học văn vì các em có tái hiện được hình tượng đâu mà thâm nhập vào các tầng nghĩa sâu sa của tác phẩm. Những lời hay ý đẹp về hình tượng vẫn chỉ là của các thầy cơ mà thôi.

Các học sinh yếu khả năng liên tưởng, tưởng tượng có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chủ yếu là: vốn sống, vốn ngôn ngữ nghèo nàn, khả năng liên tưởng, tưởng tượng kém, diễn đạt yếu. Nhiều học sinh chưa phân biệt được sự khác nhau giữa đọc một văn bản nghệ thuật với đọc một văn bản thơng thường, vì vậy việc hình thành ý thức trau dồi ngơn ngữ tích lũy vốn biểu tượng cũng như kĩ năng tưởng tượng của học sinh là một yếu tố thiết thực trong quá trình dạy học văn. Làm sao để các em có kiến thức nền vững chắc làm lực đẩy cho các tưởng tưởng trở nên phong phú, hợp lý? Đây cũng là trăn trở mà tác giả luận văn sẽ cần phải tiếp tục nghiên cứu.

Đề tài có khả năng ứng dụng vào thực tế dạy học cho học sinh không chỉ ở lớp 9 trong bài Sang thu của Hữu Thỉnh mà có thể mở rộng ra áp dụng ở các bài khác trong chương trình Ngữ văn THCS, vì thế đề tài cần được tiếp tục bổ sung và phát triển thêm.

KẾT LUẬN

1. Lý thuyết về Phương pháp giảng dạy tác phẩm văn chương theo loại

thể đã khẳng định: Mỗi tác phẩm văn học đều tồn tại dưới hình thức một

loại thể nhất định, đòi hỏi một phương pháp, một cách thức phân tích giảng dạy phù hợp với nó. Vì thế, tìm hiểu văn bản thơ khơng giống với tìm hiểu văn bản tự sự hay kịch. Đến với văn học dân gian sẽ khác với văn học viết. Văn học trung đại và hiện đại có những đặc trưng thi pháp riêng do đó sẽ có cách khai thác, cảm thụ khác nhau. Nhận diện đúng loại thể sẽ giúp người nghiên cứu, người dạy khám phá được đầy đủ những giá trị văn chương mà tác phẩm mang lại.

2. Thực trạng các giờ dạy học văn hiện nay còn đơn điệu, tẻ nhạt khiến học sinh khơng có hứng thú và đam mê học văn dẫn đến chất lượng môn văn ngày càng giảm sút. Các tác phẩm văn học thực sự có giá trị chưa có được chỗ đứng xứng đáng trong lòng người yêu nghệ thuật. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới thực trạng trên là khi tìm hiểu tác phẩm văn chương chúng ta chưa chú ý tới việc tri giác ngôn ngữ và liên tưởng tưởng tượng, thế giới tác phẩm chưa hiện hình trong tưởng tượng của học sinh. Vì thế yêu cầu cấp thiết hiện nay là giáo viên cần rèn kĩ năng tri giác ngôn ngữ và liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh trong quá trình khám phá, chiếm lĩnh tác phẩm văn chương.

3. Trong chương trình THCS, mỗi tác phẩm thơ trữ tình hiện đại đều là những tác phẩm được chọn lọc, là một sáng tạo độc đáo của nhà thơ. Bạn đọc trong nhà trường là học sinh. Đối tượng tiếp nhận, chiếm lĩnh của học sinh trong giờ dạy học văn là tác phẩm. “Tác phẩm nghệ thuật là một sự chuyển hóa đặc thù của khách thể vào chủ thể và của chủ thể vào khách thể được thể hiện trong quá trình hành chức nghệ thuật và sự tồn tại xã hội của nó”. Tác phẩm văn chương vốn là một hệ thống văn bản ngôn ngữ hình tượng sinh động và hồn chỉnh, nhưng chỉ khi nào được người đọc trực tiếp tiếp nhận và chiếm lĩnh qua kênh nghe và kênh hình, liên tưởng tưởng

tượng nó mới trở thành đối tượng. Nghĩa là chỉ khi nào người đọc trực tiếp tác động qua việc tri giác ngôn ngữ, qua sự liên tưởng, tưởng tượng thì tác phẩm mới có thể trở thành những gợi ý và đề án tiếp nhận mới làm xuất hiện nhu cầu, hứng thú tìm hiểu khai thác. Tri giác ngơn ngữ nghệ thuật và liên tưởng, tưởng tượng của học sinh trong giờ văn là hoạt động tâm lí sáng tạo có ý nghĩa then chốt để hiểu, cảm, giao tiếp và chiếm lĩnh giá trị tác phẩm. Từ đó giúp các em hiểu rõ hơn ý nghĩa của việc học và đọc văn. Học văn để học làm người, để hiểu cuộc đời, yêu con người và sống có ý nghĩa hơn cho cuộc đời và cho chính mình…Vì thế, việc dạy văn và học văn ở nhà trường phổ thông nếu làm thật tốt sẽ đem lại cho mỗi học sinh một hành trang tinh thần quý giá, một đời sống tình cảm phong phú.

4. Biện pháp rèn kỹ năng tri giác ngôn ngữ và liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh lớp 9 nằm trong hệ thống phương pháp chung của quá trình dạy học văn. Việc sử dụng những câu hỏi ngắn để tri giác ngôn ngữ, giải mã các tín hiệu nghệ thuật và phát huy trường liên tưởng, tưởng tượng; đọc để khơi gợi liên tưởng, tưởng tượng tích cực; dùng tranh để kích thích liên tưởng... Biện pháp rèn kĩ năng tri giác ngôn ngữ và liên tưởng, tưởng tượng đã giúp giáo viên hiểu sâu hơn hướng khám phá tìm tịi tác phẩm thơ trữ tình: Từ bình diện ngơn ngữ (lớp vỏ vật chất) tới lớp hình rồi mới đến lớp ý. Từ đó, giáo viên dễ dàng hơn trong việc biên soạn các bài tập ứng dụng để rèn luyện năng lực tiếp nhận văn học cho học sinh trong quá trình giảng dạy. Dạy học tác phẩm văn chương là một nghệ thuật – nghệ thuật khai thác vẻ đẹp chất liệu ngơn từ. Vì thế, chúng tôi nghiên cứu đề tài: Rèn kĩ năng tri giác ngôn ngữ và liên tưởng, tưởng tượng

cho học sinh lớp 9 trong dạy học bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh. Nội dung chính của đề tài là đưa ra các biện pháp cụ thể để rèn kĩ năng tri giác ngôn ngữ và liên tưởng, tượng tượng. Các biện pháp mà chúng tôi đề xuất: Thứ nhất là đọc để khơi gợi liên tưởng, tưởng tượng tích cực của học sinh, thứ hai là so sánh để khơi gợi liên tưởng từ những tín hiệu nghệ thuật trong

thơ Hữu Thỉnh với thơ của các nhà thơ khác để cảm nhận các nội hàm suy tưởng, thứ ba là sử dụng các câu hỏi ngắn gọn, cụ thể để tri giác ngôn ngữ, giải mã các tín hiệu nghệ thuật và phát huy trường liên tưởng, tưởng tượng của học sinh, thứ tư là dùng tranh để kích thích liên tưởng, thứ năm là xây dựng câu hỏi để liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo. Các biện pháp này đã được thử nghiệm và có hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, khi vận dụng, giáo viên cần có sự sáng tạo phù hợp với từng bài dạy. Cần phát huy đồng bộ vai trò của các phương pháp, biện pháp dạy học; sử dụng linh hoạt trong quá trình sử dụng.

5. Dạy học thơ trữ tình ở THCS khơng phải là hoạt động mới mẻ. Song, để cho học sinh có những năng lực tiếp nhận văn học nhất định khi tìm hiểu văn bản thơ trữ tình là cả một q trình địi hỏi sự kiếm tìm, nỗ lực của cả giáo viên và học sinh. Mong rằng những cố gắng trong luận văn được sự đóng góp của các nhà nghiên cứu, các nhà giáo tâm huyết để có những biện pháp của để tài thực sự có hiệu quả thiết thực cho quá trình dạy học văn ở trường THCS hiện nay.

6. Thực hiện đề tài chúng tôi không tham vọng mang đến một bước đột phá mới trong dạy học tác phẩm văn chương, mà chỉ mong muốn được đề xuất và tìm tịi ra những biện pháp mới để rèn kĩ năng tri giác ngôn ngữ và liên tưởng tưởng tượng cho học sinh trong quá trình tiếp nhận tác phẩm văn chương. Hy vọng, đề tài này sẽ trở thành tài liệu hữu ích cho GV và HS trong quá trình dạy và học.

Trên đây là kết quả bước đầu của quá trình nghiên cứu chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Chúng tơi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để giúp chúng tơi bổ sung vào cơng trình đã nghiên cứu và hoàn thiện hơn trong các cơng trình nghiên cứu tiếp theo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Duy Bình(1983), Dạy văn dạy cái hay cái đẹp, Nxb Giáo dục. 2. Nguyễn Phan Cảnh(2001), Ngôn ngữ thơ, Nxb Văn hóa thơng tin.

3. Nguyễn Viết Chữ(2005), Phương hướng đổi mới phương pháp dạy học ngữ văn ở trường phổ thông, Tài liệu bồi dưỡng nâng cao năng lực cho

giáo viên trung học phổ thông về đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn, Viện nghiên cứu sư phạm.

4. Nguyễn Viết Chữ(2008), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương

trong nhà trường, Nxb Giáo dục.

5. Nguyễn Văn Đạm(1999-2000), Từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa -thơng tin.

6. Trần Thanh Đạm(1978), Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể, Nxb Giáo dục.

7. Lê Bá Hãn( 1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục.

8. Nguyễn Trọng Hoàn(2001), Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương, Nxb Giáo dục.

9. Nguyễn Trọng Hoàn(1999), Hoạt động liên tưởng, tưởng tượng của học sinh trong giờ giảng văn, Luận án tiến sĩ Giáo dục.

10. Nguyễn Trọng Hoàn(2002), Tiếp cận văn học, Nxb Khoa học xã hội. 11. Nguyễn Thanh Hùng(2001), Hiểu văn, dạy văn, Nxb Giáo dục.

12. Nguyễn Thanh Hùng (2002), Đọc và tiếp nhận văn chương, Nxb Giáo dục. 13. Đinh Trọng Lạc,Về sự phân tích tác phẩm ngơn ngữ trong nhà trường,

Tạp chí Ngơn ngữ số 2/1975.

14. Phan Trọng Luận(1977), Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường,

Nxb Giáo dục.

15. Phan Trọng Luận(1969), Rèn luyện tư duy giảng dạy văn học, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

Đại học Quốc gia Hà Nội.

17. Phan Trọng Luận(1983), Cảm thụ văn học giảng dạy văn học, Nxb Giáo

dục.

18. Phƣơng Lựu(1997), Tiếp nhận văn học, Nxb giáo dục.

19. Phƣơng Lựu(Chủ biên)(2006), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục.

20. Nguyễn Khắc Phi( Tổng chủ biên)( 2005), Sách giáo khoa Ngữ văn 9,

tập 2, Nxb Giáo dục.

21. Nguyễn Khắc Phi(Tổng chủ biên)( 2005), Sách giáo viên Ngữ văn 9, tập 2, Nxb Giáo dục.

22. Nguyễn Ánh Tuyết(1997), Tâm lý học trẻ em, Nxb Giáo dục.

23. Trần Ngọc Thêm(1981), Suy nghĩ về một phương pháp phân tích tác

phẩm văn bản thơ, Tạp chí văn học, Số 5.

PHỤ LỤC Phụ lục 1.1

Phiếu khảo sát khảo sát hoạt động tri giác ngôn ngữ và liên tưởng, tưởng tượng của học sinh trong quá trình tiếp nhận bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh

( Phiếu khảo sát này chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học, không sử dụng để đánh giá kết quả học tập của HS).

Các em vui lịng điền đầy đủ thơng tin và lựa chọn câu trả lời (bằng cách khoanh tròn phương án mà em cho là phù hợp nhất)

Họ và tên…………………………………………………… Trường……………………………………………………….

Nội dung câu hỏi:

Câu 1 . Trong giờ học tác phẩm em học như thế nào?

A. Chăm chú nghe giảng.

B. Ghi chép tất cả kiến thức thầy cô truyền đạt.

C. Sôi nổi thảo luận, trao đổi để khám phá tác phẩm. D. Học cầm chừng đợi hết giờ học.

Câu 2. Trước tiết học em thường chuẩn bị những gì?

A. Tìm hiểu trước những tài liệu liên quan tới tác phẩm. B. Chuẩn bị theo những câu hỏi trong sách giáo khoa. C. Khơng chuẩn bị gì cả.

D. Đọc kĩ tác phẩm và tự liên tưởng, tưởng tượng. .

Câu 3. Nếu trả lời các câu hỏi sau của giáo viên, em hứng thú nhất với loại câu hỏi nào?

A. Câu hỏi phát hiện chi tiêt, hình ảnh, âm thanh… trong tác phẩm. B. Câu hỏi phân tích chi tiêt, hình ảnh, âm thanh… trong tác phẩm. C. Câu hỏi yêu cầu liên tưởng, tưởng tượng lại những gì có trong tác phẩm.

Câu 4. Theo em khi làm các bài văn yêu cầu tưởng tượng, hình dung về cảnh, người, tâm trạng... trong tác phẩm thì cần có yếu tố nào?

A. Tự do tưởng tượng.

B. Xuất phát từ cảm xúc thẩm mỹ về tác phẩm. C. Tìm hiểu các tài liệu viết về tác phẩm.

D. Phân tích từ ngữ trong tác phẩm.

Câu 5: Khi viết các bài văn yêu cầu tưởng tượng, hình dung về cảnh, người,

tâm trạng,... trong tác phẩm, em thấy khó khăn ở khâu nào?

A. Khả năng diễn đạt tường minh ý tưởng. B. Khả năng liên tưởng, tưởng tượng. C. Vốn hiểu biết về văn học.

D. Khơng có khó khăn nào.

–––––––––––––––––––––––––––––––––

Phụ lục 1. 2

Phiếu khảo sát việc rèn kĩ năng tri giác ngôn ngữ và liên tưởng, tưởng tưởng cho học sinh lớp 9 trong dạy học bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh

Kính gửi q thầy cơ.

Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu chúng tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ của quý thầy cô. Xin trân trọng cảm ơn.

Thông tin cá nhân

Họ và tên giáo viên…………………………………………………… Trường………………………………………………………

Xin thầy cô vui lịng điền các thơng tin và lựa chọn (bằng cách khoanh trịn) phương án mà thầy cơ xem là phù hợp nhất.

Câu1: Thầy (cô) đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động tiếp nhận tiếp nhận văn học cũng như hoạt động tri giác ngôn ngữ và liên tưởng, tưởng tượng nghệ thuật cho HS trong dạy học tác phẩm văn học?

A. Rất quan trọng. B. Quan trọng. C. Bình thường. D. Khơng quan trọng.

Câu 2: Theo thầy (cô) việc tổ chức hoạt động tri giác ngôn ngữ và liên tưởng,

tưởng tượng nghệ thuật cho HS trong dạy học tác phẩm đã đáp ứng được yêu cầu về học tập của HS chưa?

A. Quá nhiều so với nhu cầu học tập của HS. B. Đáp ứng đủ nhu cầu học tập của HS

C. Đã đáp ứng được một phần. D. Chưa đáp ứng được.

Câu 3: Khi dạy học tác phẩm, tổ chức hoạt động tri giác ngôn ngữ và liên tưởng, tưởng tượng nghệ thuật cho HS thầy (cô) nhận thấy HS yếu nhất ở vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn kĩ năng tri giác ngôn ngữ và liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh lớp 9 trong dạy học bài thơ sang thu của hữu thỉnh (Trang 90 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)