Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn kĩ năng tri giác ngôn ngữ và liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh lớp 9 trong dạy học bài thơ sang thu của hữu thỉnh (Trang 43)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Thực trạng hoạt động tri giác ngôn ngữ và liên tưởng, tưởng tượng của học sinh trong quá trình tiếp nhận bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh của học sinh trong quá trình tiếp nhận bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh

1.2.1.1. Khảo sát hoạt động tri giác ngôn ngữ và liên tưởng, tưởng tượng của học sinh trong quá trình tiếp nhận bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh

* Mục đích khảo sát

Thấy được thực trạng hoạt động tri giác ngôn ngữ và liên tưởng, tưởng tượng của học sinh trong quá trình tiếp nhận bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh để biết được những ưu điểm, hạn chế từ đó tìm ngun nhân dẫn đến những hạn chế, yếu kém làm căn cứ đề xuất những biện pháp cụ thể cho đề tài của luận văn.

* Đối tượng khảo sát:

Chúng tôi chọn đối tượng khảo sát là:

Học sinh khối 9 gồm 181 em thuộc ba trường THCS Ngô Quyền, THCS Tân Trào và THCS Hồng Quang đều thuộc huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.

* Tư liệu khảo sát: phiếu điều tra, sách tham khảo, bài làm của học sinh.

* Quá trình khảo sát: diễn ra lần lượt ở từng trường với sự cộng tác của giáo viên tại trường sở tại.

- Dự giờ, quan sát hoạt động học của học sinh để phát hiện năng lực tri giác ngôn ngữ và liên tưởng, tưởng tượng;

- Phát phiếu điều tra để xác định năng lực tri giác ngôn ngữ và liện tưởng, tưởng tượng của học sinh;

- Thống kê, tổng hợp số liêu. * Nội dung khảo sát:

Khảo sát năng lực tri giác ngôn ngữ và liên tưởng, tưởng tượng của học sinh trong quá trình tiếp nhận bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh

* Thời gian, địa điểm khảo sát:

- Thời gian: vào tuần học 25 tiết 124 kì II năm học 2011-2012.

- Địa điểm: Ở các lớp 9 thuộc 3 Trường THCS Ngô Quyền, Tân Trào, Hồng Quang của huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.

* Kết quả khảo sát

Theo kết quả thu về phiếu điều tra ( phụ lục 1.1)

Bảng kết quả 1.1 Tổng số HS Điểm yếu (0 - 4) Điểm TB (5 - 6) Điểm khá (7 - 8) Điểm giỏi (9 – 10) 181 SL % SL % SL % SL % 62 34.3 65 35.9 39 21.5 15 8.3

1.2.1.2. Phân tích kết quả khảo sát

Căn cứ vào kết quả khảo sát, có đến 34.3% học sinh tri giác ngôn ngữ và liên tưởng, tưởng tượng cịn yếu. Có 35.9% số học sinh có khả năng tri giác ngơn ngữ và liên tưởng, tưởng tượng đạt mức độ trung bình. Số học sinh đạt mức khá giỏi đạt 29.8% Như vậy, năng lực tri giác ngôn và liên tưởng, tưởng tượng của học sinh nhìn chung là cịn yếu. Đặc biệt, những câu hỏi yêu cầu tri giác về nhịp điệu, tiết tấu, ngữ điệu, kết cấu, phát triển nghĩa, “khoảng trắng” của bài thơ hầu như các em không phát hiện ra.

1.2.2. Thực trạng việc rèn kĩ năng tri giác ngôn ngữ và liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh trong quá trình tiếp nhận bài thơ “Sang thu” của tượng cho học sinh trong quá trình tiếp nhận bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh

1.2.2.1.Khảo sát việc rèn kĩ năng tri giác ngôn ngữ và liên tưởng, tưởng tưởng cho học sinh lớp 9 trong dạy học bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh

* Mục đích khảo sát:

Thấy được thực trạng việc rèn kĩ năng tri giác ngôn ngữ và liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh trong dạy học bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh để biết được những ưu điểm, hạn chế từ đó tìm ngun nhân dẫn đến những hạn chế, yếu kém làm căn cứ đề xuất những biện pháp cụ thể cho đề tài của luận văn.

* Đối tượng khảo sát:

Giáo viên trực tiếp giảng dạy: 6 giáo viên thuộc ba trường là: THCS Ngô Quyền, THCS Tân Trào và THCS Hồng Quang đều thuộc huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.

* Tư liệu khảo sát: phiếu điều tra, giáo án

* Quá trình khảo sát: diễn ra lần lượt ở từng trường với sự cộng tác của giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn khối 9 tại trường.

* Phương pháp khảo sát:

- Dự giờ, quan sát hoạt động dạy của giáo viên để phát hiện, thu thập những câu hỏi liên quan đến việc rèn kĩ năng tri giác ngôn ngữ và liên tưởng, tưởng tượng;

- Phát phiếu điều tra cho giáo viên để xác định việc rèn kĩ năng tri giác ngôn ngữ và liện tưởng, tưởng tượng cho học sinh;

- Thống kê, tổng hợp số liêu. * Nội dung khảo sát

Khảo sát việc rèn kĩ năng tri giác ngôn ngữ và liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh trong dạy học bài thơ thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh

* Thời gian, địa điểm khảo sát

- Thời gian: vào tuần học 25 tiết 124 kì II năm học 2011-2012.

- Địa điểm: Ở các lớp 9 thuộc 3 Trường THCS Ngô Quyền, Tân Trào, Hồng Quang của huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương

* Kết quả khảo sát Bảng 1.2 Kết quả khảo sát Phương án Câu hỏi A B C D 1 16.7% 50% 33.3% 0% 2 0% 66.7% 16.7% 16.6% 3 66.7% 16.7% 16.6% 0% 4 0% 83.3% 16.7% 0% 5 0% 66.7% 33.3% 0%

1.2.2.2. Phân tích kết quả khảo sát

Nắm được chủ trương chung về đổi mới việc dạy và học cùng với đòi hỏi của thực tiễn, nhiều GV đã đầu tư thời gian tìm tịi những cách thức, phương pháp tổ chức dạy học mới phù hợp với đối tượng HS của mình để tổ chức dạy học tác phẩm thơ trữ tình mang lại hiệu quả tích cực. Việc thiết kế giáo án được GV đặc biệt chú ý. Hầu hết ý kiến của GV đều cho rằng, muốn dạy tốt các tiết dạy nói chung và tác phẩm thơ trữ tình nói riêng cần có một giáo án được chuẩn bị kĩ lưỡng là rất quan trọng. Quá trình khảo sát 6 giáo án của 6 GV ở 3 trường THCS Ngô Quyền, Tân Trào, Hồng Quang cho thấy, hầu hết các giáo án đã thiết kế được GV bám sát theo hướng dẫn trong SGV và các đơn vị kiến thức, nội dung dạy học của SGK Ngữ văn lớp 9. Giáo án được thiết kế đầy đủ các phần mục, thể hiện rõ ràng các bước thực hiện và đơn vị kiến thức mà bài học yêu cầu. Các tiết dạy học tác phẩm thơ trữ tình được GV tổ chức dạy học bám sát khung phân phối chương trình, đảm bảo thời lượng tiết học và yêu cầu về kiến thức, kĩ năng cơ bản. Trong một số giáo

án và giờ dạy bước đầu GV đã chú ý tới hoạt động tiếp nhận sáng tạo của HS - việc tổ chức hoạt động liên tưởng và tưởng tượng của HS nhưng chỉ mang tính ngẫu nhiên, thiếu ý thức chủ động.

Cũng qua khảo sát giáo án, dự giờ và phiếu điều tra chúng tôi nhận thấy thực trạng tổ chức dạy học tác phẩm thơ trữ tình nói chung và việc rèn kĩ năng tri giác ngôn ngữ liên tưởng, tưởng tượng cho HS trong dạy học bài thơ

Sang thu của Hữu Thỉnh nói riêng hiện nay cịn khá nhiều vấn đề tồn tại cần

khắc phục.

1.2.3. Nguyên nhân

Công việc dạy văn trong nhà trường nhiều năm nay còn tồn tại nhiều hạn chế. Sở dĩ có những tồn tại hạn chế ấy cho đến nay vẫn chưa được khắc phục hoặc khắc phục chưa có hiệu quả, chưa triệt để là do có nhiều nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan. Song nổi bật lên là có mấy nguyên nhân cơ bản sau mà người thầy dạy văn và người trò học văn vẫn chưa làm tốt được là:

- Chưa nắm bắt được loại trong thể,

- Chưa có biện pháp thích hợp để kích thích tri giác ngôn ngữ từ khâu cảm thụ của thầy đến khâu tiếp nhận của trị,

- Chưa có biện pháp kích thích liên tưởng, tưởng tượng từ những ngơn từ, hình ảnh của thơ.

CHƢƠNG 2

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG TRI GIÁC NGÔN NGỮ VÀ LIÊN TƢỞNG, TƢỞNG TƢỢNG CHO HỌC SINH LỚP 9 TRONG

DẠY HỌC BÀI THƠ “SANG THU” CỦA HỮU THỈNH

2.1. Những nguyên tắc khi tiến hành dạy học bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh

- Bám sát những nét nổi bật của thi pháp thể loại thơ trữ tình của Hữu Thỉnh thể hiện ở "Sang thu" (Ở đây chính là bám sát các tín hiệu, biểu tượng và mật mã nghệ thuật ở trong bài thơ).

- Kích thích khả năng tri giác ngơn ngữ và liên tưởng, tưởng tượng của học sinh qua cách giải mã: biểu tượng nghệ thuật, tín hiệu nghệ thuật, giải mã mật mã nghệ thuật.

- Học sinh lớp 9, lứa tuổi 15, chơi bắt đầu chọn bạn, cá tính thể hiện rất rõ. Sự tri giác ngôn ngữ và liên tưởng, tưởng tượng của các em rất riêng vì vậy mà các hoạt động trong giờ dạy học phải khơi giợi được sự sáng tạo cá nhân.

- Tri giác ngôn ngữ kết hợp với những hình ảnh hình tượng, tín hiệu nghệ thuật, mật mã vì vậy tri giác ngơn ngữ khơng dừng lại ở mức độ thơng báo mà nó sang mức độ thơng tin.

- Bám sát đặc trưng ngơn ngữ thơ trữ tình: Ngơn ngữ thơ trữ tình bị chi phối bởi nhạc điệu, cấu tứ, vần điệu, giọng điệu...

2.2. Một số biện pháp rèn kĩ năng tri giác ngôn ngữ và liên tƣởng, tƣởng tƣởng cho học sinh lớp 9 trong dạy học bài "Sang thu" của Hữu Thỉnh

2.2.1. Đọc để khơi gợi liên tưởng, tưởng tượng tích cực của học sinh

Liên tưởng, tưởng tượng tích cực của HS được phát huy trong từng bước chiếm lĩnh tác phẩm vì thế cũng thể hiện vai trò, ý nghĩa tương hợp nhằm tạo ra

sự tác động cộng hưởng. Trong thao tác tiếp cận, liên tưởng và tưởng tượng giúp HS xác định những ấn tượng trực cảm, chủ quan. Thao tác phân tích, liên tưởng và tưởng tượng giúp HS dần dần có khả năng minh giải cụ thể và sâu sắc những yếu tố cảm tính và khái quát trong thao tác tiếp cận. Sau phân tích, trong thao tác

cắt nghĩa - liên tưởng và tưởng tượng nghệ thuật sẽ giúp HS đi vào chiều sâu và

bề rộng của sự nhận thức; tạo cơ sở khoa học khách quan trong thao tác đánh giá toàn bộ giá trị tác phẩm.

Đọc là một hoạt động không thể thiếu trong dạy học TPVH. Đọc văn là

bắt đầu tiếp nhận, nó mang đậm dấu ấn cá nhân người đọc trong những cảm nhận của mình về tác phẩm thơng qua hoạt động ngân rung và thẩm thấu âm thanh. Đọc văn không chỉ là việc phát âm thông thường mà là quá trình "thức tỉnh cảm xúc", q trình tri giác và nhuần thấm tín hiệu để "chuyển mã" ngơn ngữ nghệ thuật; đồng thời với việc huy động vốn sống, kinh nghiệm của cá nhân người đọc để lựa chọn nét nghĩa thích hợp cho văn bản. Vốn sống, vốn kinh nghiệm không phải tự nhiên xuất hiện trùng khớp với nghĩa văn bản mà được huy động, sàng lọc thông qua con đường liên tưởng và tưởng tượng. Trong nhà trường, việc đọc của HS được gắn liền với những yêu cầu chặt chẽ của các bước khai thác giá trị nghệ thuật và nội dung tác phẩm nhằm tạo nên sự nhất quán về hình tượng (tính cách nhân vật, cảm xúc và giọng điệu của nhà văn); tạo nên sự nhận thức trọn vẹn, hoàn chỉnh về bức tranh nghệ thuật; tạo nên sự thống nhất sáng tỏ về tư tưởng thẩm mỹ. "Để khơi gợi liên tưởng,

tưởng tượng tích cực của học sinh, có thể yêu cầu học sinh đọc theo các mức độ:

- Đọc lướt, tạo ấn tượng chung về những vấn đề xã hội thẩm mỹ của cuộc sống trong tác phẩm (sơ bộ hình dung về bức tranh tổng thể và khách quan của cuộc sống, thái độ và phong cách của nhà văn);

- Đọc tập trung vào "điểm sáng thẩm mỹ" để tạo nên sức biểu hiện nổi bật của bức tranh nghệ thuật;

- Đọc hồi cố những chi tiết điển hình đặc sắc và dự đốn khuynh hướng phát triển của tác phẩm tạo nên sự nhất quán của hình tượng nghệ thuật;

- Đọc nhấn mạnh âm hưởng chủ đạo và giọng điệu của nhà văn, tạo nên sự thống nhất về tư tưởng thẩm mỹ và phong cách nghệ thuật của tác giả;

- Đọc diễn cảm (hoặc nhập vai, đọc theo vai), tô đậm giá trị nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của tác phẩm...)[9, tr. 103]

Các mức độ đọc trên có thể được thể hiện trong hai giai đoạn: giai đoạn

đọc chuẩn bị (đọc trước khi đến lớp) và đọc ở lớp. Yêu cầu trước hết của việc đọc chuẩn bị là chuẩn bị được tâm thế, tập trung chú ý để tri giác ngôn ngữ

văn bản, từng bước làm rõ lớp nghĩa công cụ của ngôn từ. Trong giai đoạn này, trước hết cần chú giải những từ khó, điển tích, điển cố, những từ cổ hoặc từ ít phổ biến.

Ví dụ: ở bài thơ Sang Thu có những từ ngữ khó giáo viên cần lí giải, phân tích cho HS hiểu thì các em mới có thể liên tưởng, tưởng tượng được:

- “ chùng chình”: cố ý chậm lại.

- " dềnh dàng": chậm chạp, thong thả.

Nếu khơng có giai đoạn (hoặc thao tác) đọc chuẩn bị các bước khai thác giá trị nghệ thuật và nội dung tác phẩm sau đó sẽ gặp khơng ít khó khăn. Giai đoạn đọc chuẩn bị thường được tiến hành trong khâu chuẩn bị bài ở nhà của HS. Xác định lớp nghĩa công cụ (nghĩa văn bản) chính là tạo tiền đề để xác định lớp nghĩa văn cảnh (nghĩa chức năng, nghĩa văn học) của ngôn ngữ.

Trên cơ sở kết quả đọc ở quá trình chuẩn bị bài của HS, tức khi lớp nghĩa công cụ và lớp nghĩa văn cảnh đã được liên thơng trong hình dung người đọc. Tại lớp, GV có thể tiến hành hướng dẫn HS đọc với sự tái hiện những kiến thức mà HS đã tiếp xúc trong khi đọc chuẩn bị. Đọc sáng tạo là quá trình người đọc bằng hình dung, liên tưởng của mình từng bước thâm nhập tác phẩm, từ lựa chọn lớp nghĩa thích hợp đến định hình ấn tượng về đường nét, bố cục bức tranh nghệ thuật; đồng thời xác định cảm xúc và giọng điệu của nhà văn để hiểu tác phẩm một cách thấu đáo.

Muốn xác định giọng điệu của nhà văn, có thể dựa trên dấu hiệu hình thức và nguyên tắc tổ chức hình tượng của tác phẩm, có thể căn cứ vào thể loại, phong cách tác giả... để tìm ra đặc điểm tiết tấu thanh âm, nhịp điệu của ngôn ngữ.

Ví dụ: Khi đọc bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh có thể xác định được cách đọc như sau: tiết tấu chậm rãi, giọng điệu nhẹ nhàng và có những câu đọc liền khơng ngắt nhịp.

Đọc sáng tạo được xem là một trong bốn phương pháp chính trong hệ

thống các phương pháp và biện pháp dạy học văn, đọc tác phẩm là cơ sở của việc nghiên cứu tác phẩm. Không chỉ thế, đọc văn cũng là một hình thức, một kiểu tiếp nhận, bắt đầu bằng việc vận động những năng lực chủ quan qua hình dung và tưởng tượng để đến với hình tượng văn học. Để nâng cao hiệu quả của việc đọc, HS nhất thiết phải được đọc tác phẩm trước giờ học; đến lớp, HS đọc theo yêu cầu hoặc gợi ý của GV. "Trong giờ học, đọc không chỉ xuất hiện với ý nghĩa khởi đầu mà thao tác đọc cịn tham gia suốt q trình phân tích, so sánh, khái quát và các việc làm luyện tập. Vì thế, những liên tưởng, tưởng tượng trong giai đoạn đọc chuẩn bị vừa có ý nghĩa khởi động, vừa xác

định tâm thế cho những xung động thẩm mỹ ban đầu; liên tưởng và tưởng tượng trong giai đoạn đọc để phân tích có vai trị kiểm chứng, minh họa; liên tưởng và tưởng tượng trong đọc để so sánh, khái quát có ý nghĩa tái hiện toàn vẹn bức

tranh nghệ thuật của tác phẩm." [9, tr. 106].

Dựa trên kết quả hiểu biết sâu sắc về tác phẩm, khi toàn bộ thế giới nghệ thuật trong tác phẩm đã được hiện hình khá sinh động thơng qua q trình phân tích, so sánh, khái qt có thể tiến hành hình thức đọc diễn cảm. Từ đó có thể nhận biết được giọng điệu của nhà văn, tâm sự và cảm hứng tác giả... Đọc diễn cảm có khả năng làm tái hiện một cách trọn vẹn đời sống và hình tượng tác phẩm, khơng khí thời đại cũng như ý đồ tư tưởng của nhà văn. Có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn kĩ năng tri giác ngôn ngữ và liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh lớp 9 trong dạy học bài thơ sang thu của hữu thỉnh (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)