Một số khái niệm liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn kĩ năng tri giác ngôn ngữ và liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh lớp 9 trong dạy học bài thơ sang thu của hữu thỉnh (Trang 31 - 43)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.2 Một số khái niệm liên quan

1.1.2.1.Kĩ năng và kĩ năng tri giác ngôn ngữ nghệ thuật

* Kĩ năng:

Theo từ điển Tiếng Việt, kĩ năng là khả năng vận dụng những kiến thức trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế.

Trong tâm lí học, kĩ năng được nghiên cứu nhiều, song chưa thống nhất, có hai hướng quan niệm cơ bản sau:

Hướng thứ nhất: Coi kĩ năng như phương thức, cách thức hành động, được con người nắm vững, là khả năng con người thực hiện hành động một cách có kết quả. (V.S.Kudin, V.A.Krutetxki, A.G.Covaliơv, N.A.Rưcơv, Đại bách khoa tồn thư Liên Xơ).

Hướng thứ hai: Chú ý đến mặt kĩ thuật của hành động và đề cao kết quả cuối cùng của hành động. Nhóm tác giả này cho rằng: Kĩ năng là khả năng của con người tiến hành một cách có kết quả mục đích hành động đã được tự giác trong các điều kiện, hoàn cảnh khác nhau (N.D.Levitơv, K.K.Platonơv, E.A.Milerian, G.G.Colubev…)

Có nhiều quan điểm về vấn đề này, chúng tôi chấp nhận cho rằng kĩ năng như là phương thức, cách thức hành động được con người nắm vững, là khả năng con người thực hiện hành động một cách có kết quả.

Kĩ năng là sự vận động tri thức vào hoạt động thực tiễn để giải quyết một nhiệm vụ nào đó, là năng lực hành động để đạt kết quả với mục đích đã đề ra. Do đó, muốn có kĩ năng trước hết ta phải có tri thức về lĩnh vực đó và trực tiếp thực hiện các thao tác, các hành động và phải luyện tập nhiều lần để đạt kết quả như mong muốn.

* Kĩ năng tri giác ngôn ngữ nghệ thuật

Tri giác là một quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngồi của sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta.

tượng. Vì vậy, năng lực tri giác ngôn ngữ ở đây là cảm nhận được những thông tin nghệ thuật từ hệ thống tín hiệu ngơn ngữ hình tượng. Hoạt động này đối với văn xi đã khó, với thơ trữ tình cịn khó hơn nhiều. Bởi thơ có độ nén cao, ngơn ngữ hàm súc, cô đọng, là thứ ngôn ngữ “quái đản”, khơng dễ cảm nhận. Hình tượng thơ trữ tình được dệt nên từ các loại từ hình tượng; ở việc sử dụng sáng tạo vần, luật, tiết tấu, âm điệu, vần điệu, kết cấu; ở cách phối hợp các con chữ trong một dòng thơ, đoạn thơ, bài thơ; ở việc lựa chọn tiêu đề cho bài thơ của nhà thơ…

Tác phẩm văn chương vốn là những thực thể tinh thần tồn tại qua chất liệu ngôn ngữ như là cái vỏ vật chất của nó. Khơng tri giác được ngơn ngữ nghệ thuật, lớp vỏ vật chất của tác phẩm thì khơng thể đi vào thế giới sống động, phập phồng hơi thở bên dưới các con chữ, các kí hiệu câm lặng của tác phẩm. Vì vậy, con đường thâm nhập, chiếm lĩnh thế giới nghệ thuật của tác phẩm phải bắt đầu từ bước tri giác ngôn ngữ nghệ thuật.

Như vậy, kĩ năng tri giác ngôn ngữ nghệ thuật biểu hiện ở khả năng học sinh nhận ra được các tín hiệu nghệ thuật. Nghĩa là các em biết tri giác từ thần, nhận ra kết cấu lạ, phát hiện ra mối liên kết bên trong và bên ngoài văn bản, nhìn ra các biện pháp nghệ thuật tu từ, phát hiện ra “khoảng trắng” của bài thơ. Khả năng này diễn ra ở học sinh là không giống nhau. Những người có năng lực văn chương thì q trình tri giác ngơn ngữ diễn ra mau lẹ “như là sự nhạy cảm của một thứ linh giác nghệ thuật”.

Biểu hiện tiếp theo của k ĩ n ă n g tri giác ngôn ngữ nghệ thuật là khả năng giải mã các thông tin nghệ thuật vừa tri giác được. “Văn chương là trò diễn của ngơn từ”. Trong tay người nghệ sĩ có tài, sự chuyển hóa của từ thật đa dạng, từ ý nghĩa cụ thể sang ý nghĩa khái quát, từ một ý nghĩa đơn vị sang ý nghĩa đa trị, từ một ý nghĩa chung sang một ý nghĩa riêng. Do vậy, không giải mã được các thông tin nghệ thuật sẽ không hiểu được tác phẩm.

này thường gặp khó khăn. Các em bị trói buộc bởi kinh nghiệm sống của bản thân; ngôn ngữ tác phẩm có thể chỉ là những kí hiệu hoặc cao hơn là những từ ngữ xã hội học. Cho nên quá trình khơi gợi ý trí tưởng tượng giúp cho học sinh thâm nhập vào tác phẩm là một quá trình vượt qua ý nghĩa trực tiếp của ngôn ngữ bài văn và nghĩa đen của từng từ để nắm lời ngầm, linh hồn tác phẩm. Năng lực tri giác ngôn ngữ nghệ thuật của học sinh còn được biểu hiện ở khả năng biết tri giác “điểm sáng thẩm mĩ” có định hướng. Nghĩa là các em biết chọn lọc thơng tin nghệ thuật để tái hiện hình tượng một cách có chủ định theo yêu cầu của bài học. Có như vậy, học sinh mới khơng bị rơi vào tri giác vụn lẻ, không định hướng, tản mạn, làm vỡ tính chỉnh thể của hình tượng nghệ thuật.

Tri giác ngôn ngữ nghệ thuật tác phẩm văn chương tạo ra được những ấn tượng ban đầu, những cảm xúc, những rung động thẩm mĩ vô cùng quan trọng ở người đọc. Việc định hướng giải mã các thông tin nghệ thuật càng chu đáo càng tạo điều kiện giảm nhiễu để bạn đọc học sinh đến với tác phẩm nghệ thuật. Lượng thông tin càng tinh khiết, cường độ càng mạnh thì hứng thú tiếp nhận văn chương càng đúng hướng. Tri giác ngôn ngữ tốt, việc cảm thụ hình tượng càng sâu sắc, ít chủ quan.

Khi tri giác ngôn ngữ chúng ta cần quan tâm tới hai thao tác cơ bản của hoạt động ngôn ngữ là thao tác lựa chon và thao kết hợp.

1.1.2.2. Thơ trữ tình và đặc điểm ngơn ngữ thơ trữ tình * Thơ trữ tình

Thơ trữ tình là thể thơ chiếm số lượng lớn nhất trong nền thơ ca nói chung. Vậy thơ trữ tình là gì? Trong cuốn Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường, PGS. TS. Nguyễn Viết Chữ cho rằng: “Thơ trữ tình tiếng HY LẠP gọi là “liricos” – hát dưới đàn liare, như vậy sinh mệnh của thơ trữ tình là âm điệu. Nó ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt – sự

giao cảm linh diệu đặc biệt giữa số phận con người và tự nhiên, xã hội vào phút giây có sự thăng hoa của ý thức và vơ thức thích hợp với năng khiếu nghệ sĩ. Sự thăng hoa ấy đến mức bản thân người nghệ sĩ đích thực cũng khơng làm chủ nổi. Chưa có ở đâu giữa nội dung và nghệ thuật có mối quan hệ máu thịt như ở trong thơ trữ tình”[4, tr.112]. Như vậy, theo PGS. TS. Nguyễn Viết Chữ, thơ trữ tình xuất hiện vào lúc tâm linh cao sáng, cái chủ quan biểu hiện thật nhất để vươn đến xung quanh.

Thơ trữ tình là một thể thơ thuộc loại trữ tình, thể hiện trực tiếp những cảm xúc và suy tư với tất cả mọi cung bậc của nhà thơ trước các hiện tượng của đời sống. Trong thơ trữ tình, nội dung cảm xúc và suy tư cùng cách thức thể hiện được cá thể hóa cao độ, mang đậm dấu ấn chủ quan của nhà thơ.

Theo từ điển thuật ngữ văn học: “Thơ là một hình thức sáng tác văn

học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, cảm xúc mạnh mẽ bằng ngơn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu” [7, tr. 239]

* Đặc điểm ngơn ngữ thơ trữ tình

Tác phẩm trữ tình là thế giới cảm xúc chủ quan của con người. Thế giới nội tâm ấy lại vô cùng tinh tế và phức tạp, có trăm nghìn mối quan hệ đan chéo. Tìm hiểu bài thơ trữ tình trong nội dung tinh vi và đa dạng của nó, trong thái độ của nó đối với cuộc sống, trước hết phải nắm vững đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật thơ. Ngôn ngữ thơ trữ tình vừa mang đặc điểm chung của ngôn ngữ tác phẩm văn học là tính hình tượng và tính hàm súc nhưng cũng có những đặc điểm riêng.

Trước hết, ngơn ngữ thơ trữ tình cơ đọng, gợi cảm, bão hịa cảm xúc. Ngơn ngữ thơ trữ tình khơng khách quan như ngôn ngữ tự sự; lời thơ trữ tình thường là lời đánh giá trực tiếp, thể hiện một quan hệ của chủ thể với cuộc đời. Ngay khi miêu tả, lời thơ cũng là lời đánh giá. Chẳng thế mà những câu thơ: “Ơng đồ vẫn ngồi đó/ Qua đường khơng ai hay/ Lá vàng rơi trên giấy/ Ngoài trời mưa bụi bay” gợi nên sự hoài niệm, khơi nỗi buồn

nhẹ mà thấm, cho ta cái ấn tượng thảng thốt, xót xa của sự biến thiên.

Hơn nữa, lời thơ trữ tình phải khác thường. Sự khác thường nói theo Lý luận văn học “là tính chất “mê hoặc”, làm cho người đọc như chạm vào luồng điện, gây ám ảnh trong tâm trí. Sự “mê hoặc” ấy bắt nguồn từ chân lý của cuộc đời mới, có được “ma lực” thực sự” [19, tr.366].

Một trong những đặc điểm nổi bật nữa của ngôn ngữ thơ trữ tình là ngơn ngữ thơ giàu nhạc tính. “Thơ phản ánh cuộc sống qua những rung động của tình cảm. Như nhịp đập của trái tim khi xúc động, ngơn ngữ thơ có nhịp điệu riêng của nó. Thế giới nội tâm của nhà thơ không chỉ biểu hiện bằng ý nghĩa của từ ngữ - mà bằng cả âm thanh nhịp điệu của từ ngữ ấy ….Âm thanh nhịp điệu thêm hàm nghĩa cho từ ngữ, gợi ra những điều mà từ ngữ khơng thể nói hết…”[19, tr. 367].

Ngơn ngữ thơ gắn liền nhạc điệu, nhịp điệu. Nhạc điệu của thơ thể hiện ở âm thanh. Mỗi loại âm (nguyên âm, phụ âm), mỗi loại thanh (bằng, trắc) có một giá trị biểu hiện nhất định. Sự phối hợp giữa âm thanh với cách ngắt nhịp và vần cốt để ngôn ngữ thơ có nhạc tính. Nhạc tính trong thơ thể hiện ở sự trầm bổng, sự trùng lặp, sự cân đối.

Sự cân đối là sự tương xứng hài hòa giữa các dịng thơ. Tính chất này được quy định chặt chẽ trong thơ cổ điển, thơ Đường. Còn thơ hiện đại phóng khống hơn. Sử dụng hiệu quả phép đối xứng sẽ tạo nên giá trị bất ngờ. Huy Cận đã miêu tả không gian rộng lớn, mênh mông và nhiều chiều của trời rộng, sơng dài qua hình ảnh thơ độc đáo: “Nắng xuống trời lên sâu chót vót/ Sơng dài trời rộng bến cơ liêu”.

Nhạc tính cịn là sự trầm bổng, sự trùng điệp của ngôn ngữ thơ. Sự trầm bổng là sự thay đổi âm thanh cao thấp khác nhau giữa bằng và trắc; và cũng do sự phối hợp giữa các đơn vị ngữ âm tùy theo nhịp cắt để tạo nhịp. Nhạc trong thơ là nhạc của cảm xúc và tâm hồn. Nhiều nhà thơ đã tạo ra cách ngắt nhịp riêng phù hợp với cảm xúc, tạo ấn tượng về giọng điệu. Trong Vội vàng của Xuân Diệu, nhà thơ có cách chuyển tiếp các thể thơ và

ngắt nhịp cũng khá đa dạng và linh hoạt. Bốn câu đầu là thơ năm chữ, phần còn lại là thơ tám chữ. Phần cuối lại có sự phá cách bằng việc tách ra một câu riêng chỉ gồm ba chữ “Ta muốn ơm”. Nhịp điệu trong tồn bài không thể không bị chi phối bởi những chuyển đổi lớn này. Nó tạo ra những bước ngoặt trong mach thơ, những đột biến trong cảm xúc, tựa như việc chuyển điệu, chuyển làn, khiến hơi thơ tràn đi thành những cao trào liên tiếp. Nhịp điệu trong câu thơ tám chữ cũng được ngắt theo dạng phổ biến là: 3/3/2 (Này đây lá/ của cành tơ/ phơ phất) rồi đảo nhanh sang 3/2/3 (Của yến anh/ này đây/ khúc tình si), có lúc câu thơ ngắt nhịp 5/5 (Cho

chếnh choáng mùi thơm/ cho đã dầy ánh sáng) tựa như những cú đảo phách

trong âm nhạc, vừa hòa hợp với những bước trùng điệp về cú pháp, về từ, lại vừa linh hoạt về tiết tấu. Tất cả khiến cho hơi thơ dồi dào tuôn chảy, nhịp thơ sơi nổi, gấp gáp. Nó đã truyền tải được một điệu tâm hồn say sưa, chếnh choáng, muốn sống vội vàng, cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình.

Như vậy, âm thanh, nhịp điệu góp phần làm sáng tỏ những khía cạnh tinh vi của tình cảm con người. Giọng điệu, nhạc điệu tạo ra những điều diệu kì mà chữ nghĩa khơng thể nói hết. Rèn kĩ năng tri giác ngôn ngữ nghệ thuật và liên tưởng, tưởng tượng trong thơ trữ tình cho học sinh là rèn kĩ năng đọc cho ra chất nhạc kì diệu ấy; nhận biết những yếu tố tạo nên giọng điệu thơ; cảm nhận được thế giới nội tâm tác giả gửi gắm.

1.1.2.3. Liên tưởng, tưởng tượng và năng lực liên tưởng tưởng tượng trong thi ca * Liên tưởng, tưởng tượng

"Liên tưởng chỉ mối liên hệ giữa các yếu tố tâm lí, nhờ đó sự xuất hiện của một yếu tố này trong điều kiện nhất định gây nên một yếu tố khác liên quan với nó". Như vậy liên tưởng là sự tái hiện hiện thực nhờ liên hệ giữa hiện thực đang có với hiện thực đã từng có, đã qua, có nghĩa là từ việc này, hình ảnh này đang diễn ra trong quá trình tâm lí thì nghĩ đến việc khác, hình

ảnh khác có thể cùng loại, cũng có thể khác loại, nhưng cùng nằm trong một trường liên tưởng. Trong Tâm lí học người ta phân biệt ba loại liên tưởng: liên tưởng gần nhau, liên tưởng giống nhau và liên tưởng tương phản.

"Tưởng tượng là một q trình tâm lí phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã biết". Các nhà tâm lí học chia tưởng tượng làm hai loại: tưởng tượng tiêu cực và tưởng tượng tích cực (tưởng tượng tích cực được biểu hiện ở hai cấp độ là tưởng tượng tái tạo và tưởng tượng sáng tạo).

* Liên tưởng tưởng, tượng trong sáng tạo văn học và trong tiếp nhận văn học + Liên tưởng, tưởng tượng trong sáng tạo văn học

Liên tưởng và tưởng tượng khơng chỉ phản ánh các q trình tâm lý, mà nó cịn ảnh hưởng sâu rộng đến sáng tạo nghệ thuật nói chung và sáng tạo văn học nói riêng. Sáng tạo văn học là những phương thức phản ánh đời sống bằng hình tượng thơng qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Để xây dựng tác phẩm của mình các tác giả thường phải trải qua quá trình cảm thụ, quan sát, ghi nhớ và thâm nhập thực tế, trau dồi vốn sống và lựa chọn dữ liệu, trong đó liên tưởng và tưởng tượng được xem như những quá trình tâm lý sáng tạo đặc thù.

Trong sáng tác văn học, sự giàu có liên tưởng chứng tỏ khả năng phong

phú của thế giới nội tâm của nhà văn. Có thể phân loại theo các hình thức biểu hiện:

Liên tưởng gần giống thể hiện mối quan hệ tất yếu, tiềm tàng giữa tín

hiệu vật chất hiện tại và kinh nghiệm, dựa trên những nét gần nhau về bộ phận. Hình

thức liên tưởng này dẫn đến các ẩn dụ nghệ thuật và cách chuyển đổi tên gọi.

Liên tưởng giống nhau thể hiện mối quan hệ bản chất, tương đồng giữa

Liên tưởng đối lập thể hiện mối quan hệ giữa hiện thực và mặt khác biệt

của nó trong cùng một hệ thống tồn tại.

Liên tưởng theo quan hệ thời gian gần với liên tưởng hồi ức là liên tuởng

xuất hiện do sức gợi của các yếu tố sự vật trong hiện thực về phía kỷ niệm.

Liên tưởng theo quan hệ không gian là liên tưởng được mở ra đa chiều do

sức gợi của các yếu tố hiện thực có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp.

Trên đây là một số loại liên tưởng thường xuất hiện với tần suất cao và dễ nhận biết trong các sáng tác văn học. Tuy nhiên, việc sử dụng mỗi loại liên tưởng, mức độ sử dụng các loại liên tưởng... còn tùy thuộc ở năng lực và sở trường của từng nhà văn, thậm chí cịn phải phù hợp với đặc trưng riêng của từng thể loại văn học. Hơn nữa, các loại liên tưởng không phải bao giờ cũng được nhà văn sử dụng một cách biệt lập. Đơi khi nó được sử dụng trong mối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn kĩ năng tri giác ngôn ngữ và liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh lớp 9 trong dạy học bài thơ sang thu của hữu thỉnh (Trang 31 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)