So sánh các tín hiệu nghệ thuật trong bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn kĩ năng tri giác ngôn ngữ và liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh lớp 9 trong dạy học bài thơ sang thu của hữu thỉnh (Trang 52)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.2. Một số biện pháp rèn kĩ năng tri giác ngôn ngữ và liên tưởng, tưởng tưởng cho

2.2.2. So sánh các tín hiệu nghệ thuật trong bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh vớ

Thỉnh với một số bài thơ của các tác giả khác để gợi liên tưởng

hiện đại mà vẫn khơng ngồi vẻ đẹp truyền thống của người nghệ sĩ trước thu. Ví dụ ta có thể liên tưởng tới câu thơ cổ:

Ngô đồng nhất diệc lạc Thiên hạ cộng tri thu.

Liên hệ tới thơ thu của các nhà thơ Trung Quốc như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Trương Kế... Ví dụ :

Chi Điền *

Động Đình Hồ tây thu nguyệt huy Tiêu, Tương giang Bắc tảo hồng phi

Túy khách mãn thuyền ca Bạch trữ Bất tri sương lộ nhập thu y.

Trăng thu soi sáng Động Đình

Tiêu, Tương một giải, chim hồng sớm bay Đầy thuyền khách hát như say

Bẵng quên áo thấm sương đầy móc thu.

(Lý Bạch ) * Cảm tác về đêm trăng mùa thu bơi thuyền ở Hồ Động Đình.

Hay: Thu Hứng

Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm Vu Sơn, Vu Giáp khí tiêu sâm

Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng Tái thượng phong vân tiếp địa âm

Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ Cô chu nhất hệ cố viên tâm

Hàn y xứ xứ thơi đao xích

(Đỗ Phủ)

Phong Kiều Dạ Bạc (*)

Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên Giang phong ngư hỏa đối sầu miên

Cô Tô thành ngoại Hàn San tự

Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền

Đỗ thuyền đêm ở bến Phong Kiều

Trăng tà, tiếng quạ kêu sương (**) Lửa chài, cây bến sầu vương giấc hồ

Thuyền ai đậu bến Cô Tô

Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San

( Thơ Trương Kế- bản dịch của thi sĩ Tản Đà) (* ) Đêm thu, trăng lặn, quạ kêu, sương đầy trời, hàng phong bên sông, ngọn lửa thuyền chài hắt hiu, nửa khuya tiếng chuông chùa ngân nga làm rung động sóng nước, Trương Kế đã viết nên bài thơ để đời. (**) Có bản chép: Trăng tà chiếc quạ kêu sương.

Và đặc biệt là liên hệ với thơ thu của các nhà thơ Việt Nam như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Tản Đà, Lưu Trọng Lư, Bích Khê, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Nguyễn Đình Thi, Tế Hanh, Ngun Sa ...

Chẳng hạn như những câu thơ, đoạn thơ hay bài thơ sau:

Mặt trăng tỏ thường soi bên gối, Bừng mắt trông sương gội cành ngô

Lạnh-lùng thay, bấy chiều thu, Gió may hiu-hắt trên đầu tường vơi

(Đặng trần Cơn- Đồn thị Điểm địch)

Thánh thót tầu tiêu mấy giọt sương Khen ai khéo vẽ cảnh tiêu sơ

Xanh um cổ thụ tròn xoe tán

Trắng xóa tràng giang phẳng lặng tờ Bầu dốc giang sơn say chấp ruợu Túi lưng phong nguyệt nặng vì thơ

Cho hay cảnh cũng ưa nguời nhỉ Thấy cảnh ai mà chẳng ngẩn ngơ

( Bà Huyện Thanh Quan) Vi lô san-sát heo may

Một trời thu để riêng ai một người Dặm khuya ngất tạnh mù khơi Thấy trăng mà thẹn những lời non sông

Rừng thu từng biếc chen hồng Nghe chim như nhắc tấm lịng thần-hơn! (Nguyễn Du)

Đêm thu gió lọt sơng đào

Nửa vành trăng khuyết, ba sao giữa trời. (Nguyễn Du)

Thu Điếu

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo. Sóng biếc theo làn hơi gợn tí, Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo. Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt, Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

Tựa gối ôm cần lâu chẳng đặng, Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

---------

Thu Ẩm

Năm gian nhà nhỏ thấp le te, Ngõ tối đêm khuya đóm lập lịe. Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,

Làn ao lóng lánh bóng trăng loe. Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt, Mắt lão không viền cũng đỏ hoe. Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy

Độ năm ba chén đã say nhè.

---

Thu Vịnh

Trời thu xanh ngắt mấy từng cao,

Cần trúc lơ thơ gió hắt hiu.

Nước biếc trơng chừng như khói phủ, Song thưa để mặc bóng trăng vào. Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái, Một tiếng trên không ngỗng nước nào? Nhân hứng cũng vừa toan cất bút, Nghĩ ra sợ thẹn với ông Đào!

(Nguyễn Khuyến) Trận gió thu-phong rụng lá vàng Lá bay hàng xóm lá bay sang

( Tản Đà)

Từ vào thu tới nay Trăng thu bạch

Gió thu lạnh Khói thu xây thành

Sương thu man mác đầu ghềnh...

( Tản Đà)

Ô hay buồn vương cây ngô đồng Vàng rơi! Vàng rơi! Thu mênh-mông.

( Bích Khê)

Đây mùa thu tới- mùa thu tới Với áo mơ phai dệt lá vàng

( Xuân Diệu)

Nõn-nà sương ngọc quanh thềm dậu Nắng nhỏ bâng-khuâng chiều lỡ thì

( Xuân Diệu)

Chao ơi! Mong nhớ ! Ơi mong nhớ Một cánh chim thu lạc cuối ngàn.

(Chế lan Viên)

Chẳng được như hoa vướng gót nàng , Cõi lòng man- mác giá như sương!

Ta về nhặt lấy hoa thu rụng

Đặng giữ bên lòng nỗi nhớ thương (Thái Can) Thu sang trên những cành bàng Chỉ cịn hai chiếc lá vàng mà thơi Hôm qua đã rụng một rồi

Lá theo gió cuốn ra ngồi sơn thơn

Tôi sợ chiều Thu phớt nắng mờ Chiều Thu hoa đỏ rụng chiều Thu

Gió về lạnh lẽo chân mây vắng Người ấy bên sơng đứng ngóng đị

( Hai sắc hoa ti- gôn - TTKH) Rồi có khi nào ngắm bóng mây

Chiều Thu đưa lạnh gió heo may Dừng chân trên bến sông xa vắng Chạnh nhớ tình tơi trong phút giây (Giây phút trạnh lòng- Thế Lữ)

Đây bãi cô liêu lạnh hững hờ Với buồn phơn phớt vắng trơ vơ Cây gì mảnh khảnh rung cầm cập

Điềm báo Thu vàng gầy xác xơ (Cuối Thu- Hàn Mặc Tử)

Tôi đứng bên nầy bờ dĩ-vãng

Thương về con nước ngại-ngùng xuôi Những người con gái bên kia ấy

Ai biết chiều nay có nhớ tơi Tôi muốn hôn bằng môi của em Mùa thu tha-thiết nắng hoe thềm

( Trúc Ly)

Lại một mùa Thu, Thu viễn phương Hồn Thu se lạnh giấc vô thường Đêm nay tròn lắm trăng Thu sáng

Nhưng sáng sao bằng trăng cố hương ( Trăng thơ- Ngô Minh Hằng)

Trở lại với bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh

Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi.

- Khổ thơ thứ nhât: "Bỗng nhận ra hương ổi/Phả vào trong gió se/Sương chùng chình qua ngõ/Hình như thu đã về". Ở đây chúng ta thấy Hữu Thỉnh đã có sự kế thừa thơ thu truyền thống khi lựa chọn những tín hiệu của mùa thu như " gió se", "sương"... đó là những tín hiệu được lặp đi lặp lại trong thơ thu từ xưa tới nay. Nhưng bên cạnh sự kế thừa Hữu Thỉnh cũng đã rất sáng tạo trong việc thể sử dụng các tín hiệu này như "sương chùng chình", " Sơng được lúc dềnh dàng"... Nếu như các nhà thơ khác thường cảm nhận mùa thu về từ hình ảnh thì Hữu Thỉnh lại cảm nhận mùa thu về bằng hương vị "hương ổi".

Thường ngày khi dạy học sinh, chúng ta mải mê với việc phân tích nghệ thuật nhân hóa "sương" biết "chùng chình" có nghĩa là cố ý chậm lại- diễn tả rất thơ bước đi chầm chậm của mùa thu. Nhưng tín hiệu nghệ thuật

này khơng chỉ dừng lại ở đó, mở đầu bài thơ tác giả bắt đầu bằng một tình thái từ "bỗng "- với tình thái từ "bỗng" ta thấy được cái giật mình, thảng thốt khi nhà thơ nhận ra những tín hiệu của mùa thu như "hương ổi", "gió se", "sương chùng chình" đã hiện hữu. Nếu tác giả khơng chờ thu, đợi thu từ lâu thì làm sao có được cái khoảnh khắc giật mình và bâng khuâng ấy. Tình thái từ "hình như" trong dịng thơ "Hình như thu đã về" ngoài việc cho ta thấy được cảm nhận mùa thu chớm tới như chúng ta vẫn thường phân tích. "Hình như" cịn thể hiện nhà thơ là một con người rất đa cảm. Là người nghệ sĩ cịn có chức năng nào khác là nhạy cảm với cái đẹp, phát hiện cái đẹp và vĩnh cửu hóa cái đẹp đến muôn đời. Nhờ Hàn Mặc Tử mà ta biết đến Thôn Vĩ Dạ đẹp thơ mộng, nhờ Nguyễn Tuân mà ta biết đến sông Đà thật hùng vĩ mà cũng nên thơ trữ tình, nhờ Nguyên Ngọc mà ta biết đến vẻ đẹp của cây xà nu gắn với con người Tây Nguyên gan dạ,...và nhờ đến Hữu Thỉnh mà ta cảm nhận một mùa thu ở làng quê vừa ân tình, vừa ấm áp mà sâu sắc biết chừng nào.

- Khổ thơ thứ hai: "Sông được lúc dềnh dàn/Chim bắt đầu vội vã/ Có

đám mây mùa hạ/Vắt nửa mình sang thu". Ở khổ thơ thứ hai nhà thơ đã tiếp

tục nhận thấy các tín hiệu của mùa thu như "sông", "chim", "đám mây" đã thực sự chiếm lĩnh khơng gian, những tín hiệu này khơng mới trong thơ thu nhưng nó lại thơng tin một tín hiệu nghệ thuật khác. "Sông được lúc dềnh dàng" - con sông giờ đây cũng chở đầy ưu tư, tâm trạng của người nghệ sĩ- ta

có một cảm nhận dường như đang có sự líu kéo về thời gian. Điều này chắc hẳn là đúng vì có ai trên đời này khơng tiếc thời gian. Tục ngữ người Slavơ có câu: "Khơng có gì tàn nhẫn bằng thời gian", người Ai Cập nói: "Cái gì cũng sợ thời gian" và Xuân Diệu trong thơ thu của mình cũng nhận ra những "Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang"- rặng liễu như đang mặc niệm một mùa hè đã mất ...

Nhà thơ Hữu Thỉnh vừa kế thừa vừa phát triển cho nên tác giả mới dùng " Có đám mây mùa hạ / Vắt nửa mình sang thu''. Ở đây ta nhận ra thi sĩ đã kế thừa Tản Đà một cách đẹp và tinh tế:

Dấu bao giọt lệ khóc thầm thương thu"

- Khổ thơ thứ ba: "Vẫn còn bao nhiêu nắng/ Đã vơi dần cơn mưa/ Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi". Không gian nghệ thuật

được nhà thơ thể hiện một cách thật thà qua hình tượng "nắng", "mưa",

"sấm"... nhưng tất cả đang được chuyển hóa với những ngơn từ "cịn bao nhiêu", "vơi dần" và "bớt bất ngờ". Khi dạy học những tín hiệu nghệ thuật

này chỉ được ghi nhận như những hình ảnh mang tính thơng báo nhưng sự thực nó khơng dừng lại ở sự thông báo qua vẻ đẹp "thật thà" của người viết mà trong cái thật thà ấy người đọc vẫn nhận ra cái ngậm ngùi tiếc nuối dã biệt giai điệu của một "vũ khúc" bốn mùa. Ở đây là sự chuyển mùa từ hạ sang thu. Tín hiệu rõ nhất trong dịng thơ cuối cùng khổ ba là "Hàng cây đứng tuổi".

Với dòng thơ này ta nhận ra mơ hồ một chất triết học tế nhị của qui luật tự nhiên là sự chuyển hóa khơng cưỡng được, một sự bất khả kháng trước sự trôi trảy của thời gian, với "hàng cây đứng tuổi" hay với con người, với nhà thơ Hữu Thỉnh yêu dấu của chúng ta thông qua biện pháp ẩn dụ.

2.2.3. Sử dụng các câu hỏi ngắn gọn, cụ thể để tri giác ngơn ngữ, giải mã các tín hiệu nghệ thuật và phát huy trường liên tưởng, tưởng tượng của học sinh

Để tri giác ngôn ngữ được tốt ta cần nắm chắc hai thao tác cơ bản của hoạt động ngôn ngữ là thao tác lựa chọn và thao tác kết hợp.

Theo Nguyễn Phan Cảnh thao tác lựa chọn dựa trên một khả năng của ngôn ngữ là các đơn vị ngơn ngữ có thể ln phiên cho nhau nhờ vào tính tương đồng của chúng.

Ví dụ: Tơi ăn cơm

xơi chén

Các yếu tố ăn, xơi, chén tương đồng với nhau ở một mặt nào đó(động tác đưa thức ăn vào miệng), đồng thời lại phân biệt với nhau ở: chén khác ăn

ở chỗ trang trọng- không trang trọng. Thực tế này- vừa giống vừa khác- cho

phép giả định có thể thay thế vế này cho vế kia trong khi nói: cùng một hiện thực là ăn cơm, nhưng đối với bậc tơn kính thì chúng ta nói Cụ xơi cơm cịn

nếu là chỗ quen thân thì ta nói Cậu chén đi.

Như vậy là trong thực tiễn nói năng, thao tác này vốn là một việc làm rất bình thường của tất cả mọi người: đó là tập hợp, cân nhắc, lựa chọn một từ thích hợp trong cả một loạt từ tương đồng.

Xét về phía tác giả thì hiện tượng lựa chọn diễn ra giữa vốn ngôn ngữ và cá nhân tác giả. Để nói/ viết ra thành lời, tác giả từng giây từng phút (mà có thể khơng tự giác hồn tồn) soi vào vốn ngơn ngữ, tập hợp đối chiếu các đơn vị ngơn ngữ để tìm những từ thích hợp. Cơng việc này giúp cho tác giả nói được ý mình. Tác giả càng thành thạo thao tác lựa chọn bao nhiêu, nghĩa là càng tập hợp được một số lớn các đơn vị đồng nghĩa và nhanh chóng đối lập chúng với nhau để quy định sắc thái của từng yếu tố, thì khả năng phù hợp giữa ý định và sự thực hiện ngôn ngữ càng cao bấy nhiêu. Điều này giải thích vì sao để nói và viết được dễ dàng, kho từ vựng nói chung và vốn từ đồng nghĩa trong ta phải rất phong phú.

Xét về phía người đọc, thì hiện tượng lựa chọn diễn ra giữa vốn ngơn ngữ và cá nhân người đọc. Để hiểu tác phẩm, người đọc từng giây từng phút cũng soi vào vốn ngơn ngữ, đối chiếu những gì đang đọc được với các đơn vị ngơn ngữ đã tích lũy được từ trước. Cơng việc này giúp cho người đọc hiểu được ý tác giả.

Lưu ý rằng không phải bao giờ ta cũng thấy là đã hiểu hết ý tác giả, thì ta phải thừa nhận là giữa tác phẩm và sự tái hiện tác phẩm đó trong người đọc bao giờ cũng có một khoảng cách. Vì vậy người đọc càng thành thạo thao tác lựa chọn bao nhiêu thì khả năng rút ngắn khảng cách này càng lớn bấy nhiêu. Điều đó giải thích vì sao vốn từ của chúng ta càng phong phú, ta càng thấu hiểu ý vị của mỗi từ - " có từ như một ánh nhìn, có từ như một nụ cười" như Victor Hugo đã viết.

Tóm lại, trong hoạt động ngơn ngữ, thao tác lựa chọn liên quan đến vốn ngôn ngữ, thứ đến những đơn vị ngơn ngữ tồn tài trong óc cá nhân, vận dụng năng lực liên tưởng để cung cấp sự lựa chọn cho những đơn vị cần thiết:

Đến đây, có lẽ chúng ta đã có thể bước đầu trả lời vấn đề cốt tử đã nêu- để đảm bảo sự xuất hiện của hình tượng nghệ thuật, phải ln duy trì cho được sự ăn khớp giữa cái tiếp xúc được và cái hiểu được- trong trường hợp này chính vốn ngơn ngữ đã đảm nhiệm việc duy trì đó.

Bên cạnh thao tác lựa chọn, này trong hoạt động ngơn ngữ cịn một thao tác- thao tác kết hợp.

Cũng theo Nguyễn Phan Cảnh thao tác kết hợp dựa trên một khả năng khác của hoạt động ngôn ngữ, là các yếu tố ngơn ngữ có thể đặt bên cạnh nhau nhờ vào mối quan hệ tương cận giữa chúng.

Thao tác kết hợp là một việc làm bình thường trong thực tiễn nói năng. Đó là việc kết hợp các từ để tạo nên câu nói. Ví dụ ta có 3 từ: tơi, cơm, ăn khi kết hợp kết hợp 3 từ lại với nhau ta sẽ được các trường hợp từ sau:

Tôi cơm ăn.(1) Cơm ăn tôi.(2) Tôi ăn cơm.(3)

Trong các trường hợp (1), (2), (3) ta chỉ thấy trường hợp (3) là chấp

nhận được theo ngữ pháp tiếng Việt.

TÁC GIẢ TÁC PHẨM NGƢỜI ĐỌC

VỐN NGÔN

Xét trong mối quan hệ giữa tác giả và người đọc, với vốn ngôn ngữ và tác phẩm, thì phạm vi diễn ra hiện tượng kết hợp như sau:

Xét từ phía tác giả, thì hiện tượng kết hợp diễn ra giữa tác giả và tác

phẩm. Để nói/ viết ra thành lời, tác giả từng giây từng phút đối chiếu các đơn vị lời nói ra để xem chúng đã kết hợp thích hợp nhất cho việc nói lên ý mình chưa. Cùng một số yếu tố ngôn ngữ như nhau, người thành thạo thao tác kết hợp từ nắm vững khả năng kết hợp của từng yếu tố, sẽ nhanh chóng tìm được cách kết hợp tốt nhất trong các yếu tố đó, làm cho lời nói đạt hiệu quả cao. Điều này giải thích vì sao người thầy giáo dạy văn có kinh nghiệm đã thấy rõ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn kĩ năng tri giác ngôn ngữ và liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh lớp 9 trong dạy học bài thơ sang thu của hữu thỉnh (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)