Kết quả thu được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn kĩ năng tri giác ngôn ngữ và liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh lớp 9 trong dạy học bài thơ sang thu của hữu thỉnh (Trang 87 - 90)

Chƣơng 3 : THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.6. Kết quả thực nghiệm

3.6.2. Kết quả thu được

- Từ phía giáo viên thực nghiệm: Qua các tiết dạy thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy giáo viên đã chú ý phát huy vai trị tích cực, chủ động của học sinh, khai thác “điểm sáng thẩm mĩ” trong tác phẩm. Đặc biệt với sự hỗ trợ của các biện pháp rèn kỹ năng tri giác ngôn ngữ và liên tưởng tưởng tượng đã thực sự giúp học sinh mạnh dạn phát hiện vấn đề và có những tưởng tượng phong phú độc đáo, tạo được một khơng khí học tập dân chủ, sôi nổi, khơi gợi được hứng thú cho học sinh. Trong quá trình dạy học, giáo viên

chỉ là người giữ vai trò hướng dẫn, tổ chức, chỉ đạo, học sinh là người chủ động, tích cực, tự lực thực hiện các nhiệm vụ học tập, tự kiểm tra đánh giá bản thân và đánh giá lẫn nhau. Chính vì thế, các em gần gũi nhau hơn, có sự giao lưu đối thoại giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh.

- Từ phía học sinh thực nghiệm: Qua q trình tiếp xúc, quan sát, dự giờ, phiếu học tập, trao đổi trực tiếp, chúng tôi nhận thấy các em đã có hứng thú với bài học, tích cực, chủ động trong việc nắm bắt kiến thức. Năng lực tri giác ngôn ngữ và liên tưởng, tưởng tượng của các em bước đầu đã có sự biến chuyển theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên, do nội dung bài học khá dài và thời gian luyện tập còn hạn chế nên rất khó khăn cho việc rèn luyện kỹ năng liên tưởng, tưởng tượng một cách cụ thể cho từng đối tượng học sinh. Việc rèn luyện kĩ năng bao giờ cũng phải liên tục, lâu dài, cần sự đầu tư không chỉ về thời gian, công sức mà cả sự nỗ lực của giáo viên và học sinh. Hơn nữa, khi yêu cầu liên tưởng, tưởng tượng đối tượng tham gia chủ yếu vẫn là học sinh khá, giỏi. Học sinh trung bình và yếu nếu có phát biểu thì phần lớn các hình ảnh liên tưởng, tưởng tượng đều chưa hồn chỉnh, đơi khi bị méo mó hoặc chủ yếu là diễn xuôi câu thơ.

- Kết quả từ phiếu kiểm tra khảo sát: học sinh trường THCS Ngô Quyền, Tân Trào, Hồng Quang thuộc huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Đánh giá thông qua kết quả phiếu khảo sát

Bảng 3.1. Bảng kết quả kiểm tra lớp 9B, 9C trường THCS Ngô Quyền

Xếp loại Lớp Giỏi (8- 10) Khá (điểm 7) Trung bình (5-6) Yếu – Kém (dƣới 5) SL % SL % SL % SL % Lớp ĐC 9B ( 30 HS ) 4 13.3 8 26.7 9 30 9 30 Lớp TN 9C ( 30 HS ) 6 20 9 30 10 33.3 5 16.7

Bảng 3.2. Bảng kết quả kiểm tra lớp 9C, 9B trường THCS Tân Trào

Xếp loại Lớp

Giỏi (8- 10) Khá (điểm 7) Trung bình (5-6) Yếu – Kém (dƣới 5) SL % SL % SL % SL % Lớp ĐC 9C ( 31 HS ) 3 9.4 9 28.1 11 34.5 8 28 Lớp TN 9B ( 31 HS ) 5 16.1 12 38.7 12 38.7 2 6.5

Bảng 3.3. Bảng kết quả kiểm tra lớp 9B, 9C trường THCS Hồng Quang

Xếp loại Lớp

Giỏi (8- 10) Khá (điểm 7) Trung bình (5-6) Yếu – Kém (dƣới 5) SL % SL % SL % SL % Lớp ĐC 9B ( 30 HS ) 3 10 8 26.7 10 33.3 9 30 Lớp TN 9C ( 30 HS ) 6 20 9 30 11 36.7 4 13.3

Từ bảng tổng hợp kết quả phiếu thực nghiệm, chúng tôi xin rút ra một số nhận xét: Kết quả thực nghiệm như đã trình bày trong bảng cho thấy tỷ lệ học sinh tri giác ngôn ngữ và liên tưởng, tưởng tượng của các lớp thực nghiệm là cao hơn các lớp đối chứng. Cụ thể, ở bảng 3.1 lớp thực nghiệm có học sinh đạt kết quả loại giỏi 2 0 %, loại khá 30 % cao hơn lớp đối chứng: loại giỏi 13.3%, loại khá 26.7%. Ngược lại, học sinh bị điểm yếu ở lớp thực nghiệm là 16.7% còn lớp đối chứng là 30%. Ở bảng 3.2 thì tỉ lệ học sinh ở lớp thực nghiệm đạt loại giỏi là 16.1%, loại khá 38.7% cao hơn so với lớp đối chứng: loại giỏi là 9.4%, loại khá 28.1%. Ngược lại, số học sinh bị điểm trung bình, yếu của lớp thực nghiệm là 6.5% so với lớp đối chứng là 28%. Ở bảng 3.3 thì kết quả học sinh đạt điểm giỏi

và khá ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Cụ thể là học sinh đạt điểm giỏi ở lớp thực nghiệm là 20%, điểm khá là 30% còn lớp đối chứng là 10%; tỉ lệ học sinh yếu kém của lớp thực nghiệm cũng thấp hơn so với lớp đối chứng với tỉ lệ tương ứng lần lượt là 13.3% so với 30%. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, mục đích thực nghiệm của chúng tôi không phải là chỉ qua một vài tiết dạy để khẳng định ưu thế tuyệt đối của các biện pháp đề ra mà chỉ nhằm bước đầu đánh giá hiệu quả, rút kinh nghiệm để hoàn thiện hơn việc ứng dụng một số biện pháp rèn kĩ năng tri giác ngôn ngữ và liên tưởng, tưởng tượng vào thực tế giảng dạy tác phẩm thơ trữ tình ở lớp 9.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn kĩ năng tri giác ngôn ngữ và liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh lớp 9 trong dạy học bài thơ sang thu của hữu thỉnh (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)