Giáo án dạy đối chứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn kĩ năng tri giác ngôn ngữ và liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh lớp 9 trong dạy học bài thơ sang thu của hữu thỉnh (Trang 83 - 87)

Chƣơng 3 : THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.5. Giáo án thực nghiệm

3.5.3. Giáo án dạy đối chứng

Tuần 25. Tiết 124

SANG THU

(Hữu Thỉnh) A. Mục tiêu bài hoc: Qua bài học giúp học sinh:

1.Kiến thức:

- Vẻ đẹp thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những suy nghĩ mang tính triết lý của tác giả.

2. Kĩ năng:

- Đọc - hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.

- Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ.

3. Thài độ:

- Thêm yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu làng quê.

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên: soạn giáo án .

2. Học sinh: soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên, câu hỏi cuối SGK.

- Vấn đáp, gợi mở, thuyết trình, trình bày một phút...

D. Các hoạt động dạy học:

*Ôn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số * Kiểm tra bài cũ:

- Nêu một số nét chính về tác giả Viễn Phương? Đọc diễn cảm bài thơ Viếng

lăng Bác? Phân tích khổ thơ thứ 3?

* Bài mới:

Hoạt động của thầy –––––––––––––––––––––– HS theo dõi chú thích * ( T71-sgk ) Nêu một số nét chính về tác giả? Em biết gì về tác phẩm? GV đọc mẫu một lần HS đọc lại, nhận xét

Bài thơ có thể chia thành mấy phần? Nội dung của từng phần?

Cảm nhận mùa thu về được

Hoạt động của trò

––––––––––––––––––––––––––––––––– I. Giới thiệu chung:

1. Tác giả:

- Nguyễn Hữu Thỉnh ( sinh 1942 ) quê Tam

Dương, Vĩnh Phúc

- Ông đã tham gia Ban chấp hành hội nhà văn Việt Nam các khoá III, IV, V.

- Từ 2000: là Tổng thư kí hội nhà văn Việt Nam

2. Tác phẩm:

- Bài thơ rút trong tập Từ chiến hào đến thành phố - NXB văn học, Hà Nội 1991 II. Đọc - hiểu văn bản:

1. Đọc - tìm hiểu chú thích:

- Chú ý: 1, 2

2. Bố cục:

- Khổ1,2: Cảm nhận cảnh thiên nhiên vào thu - Khổ 3: Cảm nhận con người vào thu

3. Phân tích: a. Khổ thơ thứ 1:

thể hiện qua những lời thơ nào?

- Giải nghĩa:

Bỗng: tâm trạng bất ngờ Phả: hơi ( gió ) đột ngột Gió se: gió hơi lạnh

Chùng chình: cố ý chậm lại

Tác giả sử dụng biện pháp

nghệ thuật nào trong khổ thơ? Tác dụng?

Từ đó, em cảm nhận điều gì từ tâm hồn nhà thơ trước thu?

GV dẫn chuyển đoạn

Đất trời sang thu được cảm nhận như thế nào?

- Giải thích: sơng ... dềnh dàng / chim ... vội vã...

Có gì đặc sắc trong cách thể hiện trong khổ thơ này?

Từ đó bức tranh thu được cảm nhận như thế nào?

GV dẫn chuyển đoạn

Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về

- HS trình bày.

Sử dụng nhân hố, từ ngữ biểu cảm, hình ảnh chọn lọc, tiêu biểu

Lời thơ thể hiện cảm giác trực tiếp và tinh tế của tác giả trước những biến đổi nhẹ nhàng thoáng qua và hết sức bất ngờ của không gian thu

Tâm hồn nhà thơ nhạy cảm, tinh tế, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống nơi làng quê

b. Khổ thơ thứ 2:

Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu

Nghệ thuật nhân hoá, từ biểu cảm, hình ảnh thơ được tạo bằng cảm nhận tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng bay bổng

Con người cảm nhận những biểu hiện khác biệt nào của thiên nhiên khi sang thu?

Giải thích: hàng cây đứng tuổi

Em hiểu ý nghĩa tả thực của những hình ảnh thơ này như thế nào?

Ý nghĩa ẩn dụ từ những chi

tiết trên là gì?

Em hãy nêu những nét tiêu biểu về nghệ thuật và nội dung của bài thơ?

HS đọc ghi nhớ ( gk - T71 )

Sang thu gợi lên ở người đọc

những cảm nhận gì về thiên nhiên, đất nước, con người?

Qua bài thơ, em hiểu gì về năng lực thi ca của nhà thơ? Bài thơ đã cho thấy tình cảm của nhà thơ với thiên nhiên, đất nước, con người như thế nào?

rõ rệt

c. Khổ thơ thứ 3:

Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng câu đứng tuổi

Cảnh vật, thời tiết đã thay đổi màu hạ vẫn còn song đang dần nhường chỗ cho dấu hiệu thu

Trước những thay đổi của cuộc đời, con người khơng cịn q bất ngờ. Con người bình tĩnh đón nhận mọi biến cố với sự từng trải của bản thân

- Hs đọc

4. Tổng kết

- HS trình bày

III. Luyện tập:

1. Bài thơ là sự cảm nhận nhẹ nhàng mà tinh tế về cảnh thiên nhiên từ hạ sang thu. Đồng thời còn mang ý nghĩa triết lý về cuộc đời. 2. Sự tinh tế, giàu xúc cảm của tâm hồn nhạy

cảm.

3. Tình cảm tha thiết, quan tâm đến sự sống, thiên nhiên, đất nước, con người. Đó là biểu hiện tốt đẹp của tình u đối với cuộc đời.

* Củng cố:

- Đọc diễn cảm bài thơ.

- Nêu ý nghĩa của văn bản?- HS trả lời.

* Hướng dẫn về nhà:

- Học bài. Nắm vững nội dung - Soạn: Nói với con

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn kĩ năng tri giác ngôn ngữ và liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh lớp 9 trong dạy học bài thơ sang thu của hữu thỉnh (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)