Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.2. Một số biện pháp rèn kĩ năng tri giác ngôn ngữ và liên tưởng, tưởng tưởng cho
2.2.5. Xây dựng câu hỏi để liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo
Câu hỏi nhằm phát huy liên tưởng và tưởng tượng nghệ thuật của HS là một bộ phận trong hệ thống các câu hỏi sáng tạo của quá trình dạy học TPVH. “Việc đặt câu hỏi đối với HS trong q trình TNVH có ý nghĩa làm thay đổi tình thái của giờ học, hay nói cách khác là mở ra tình huống "có vấn đề", xác định tâm thế thực tại và đặt HS vào các yêu cầu của việc nhận thức. Các câu hỏi nói chung và câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng nói riêng khơng chỉ thể hiện từng bước khai thác giá trị nghệ thuật và nội dung của tác phẩm mà cịn thể hiện lơgíc kiến thức, tiến trình lĩnh hội một đơn vị kiến thức và khả năng sáng tạo trong tiếp nhận thẩm mỹ.”[9, tr. 109-110]. Câu hỏi liên tưởng và tưởng tượng không tồn tại biệt lập, tách rời mà được đặt trong cấu trúc hệ thống các câu hỏi sáng tạo của tiến trình dạy học tác phẩm. Nó được xây dựng nhằm mục đích gợi mở, vận dụng trí nhớ, lựa chọn và huy động tối đa kinh nghiệm cá nhân, hướng HS vào hiện thực tâm lý của tác phẩm bằng những yêu cầu trả lời kiến thức, xác lập mối quan hệ giữa tác phẩm với nội dung bài học. Với loại câu hỏi này đặt HS trước nhu cầu tái hiện hình tượng tác phẩm làm căn cứ cho những lý giải, cắt nghĩa nghệ thuật. “Những liên tưởng và tưởng tượng thể hiện qua việc trả lời các câu hỏi này sẽ là những sợi dây kết nối những chân trời kiến thức, mà ở dạng đầy đủ nhất sẽ là hình tượng tác phẩm được tiếp nhận trọn vẹn cả ở tính sinh động nghệ thuật và tư tưởng thẩm mỹ.”[8, tr. 75]
Việc đặt câu hỏi nói chung và câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng nói riêng trong giờ dạy học TPVH có ý nghĩa khắc phục những nhược điểm của kiểu dạy học truyền thụ kiến thức một chiều vẫn cịn đâu đó trong nhà trường. Đồng thời, nó địi hỏi phải tuân thủ những yêu cầu chặt chẽ của tính khoa học cũng như tư duy tiếp nhận nghệ thuật, thể hiện trên những căn cứ như: phương thức trình bày nghệ thuật (hay nguyên tắc cấu tạo hình tượng) của tác phẩm văn học (trên cơ sở đặc trưng thể loại, trào lưu, phương pháp sáng tác...); đặc trưng tư duy và hứng thú của lứa tuổi HS; yêu cầu phát triển của đối tượng (HS) qua bài học.
Dựa vào những nghiên cứu trên, hệ thống câu hỏi trong bài dạy học TPVH sẽ bao gồm các dạng:
- Câu hỏi phát hiện;
- Câu hỏi tái hiện, liên tưởng, tưởng tượng; - Câu hỏi phân tích;
- Câu hỏi so sánh;
- Câu hỏi khái quát và tranh luận; - Câu hỏi vận dụng kiến thức...
trong đó câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng có thể xuyên thấm trong tất cả các hình thức và yêu cầu hỏi, bằng cách:
“- Liên tưởng hiện thực xác định của tác phẩm trong quan hệ với hiện thực của đời sống xã hội;
- Liên tưởng mối quan hệ giữa nhân vật và hồn cảnh, giữa khơng gian và thời gian nghệ thuật, giữa các nhân vật với nhau và với hoàn cảnh điển hình;
- Liên tưởng mối quan hệ giữa các chi tiết nghệ thuật, giữa các tình huống nghệ thuật, giữa các điểm sáng thẩm mỹ cùng chiều, cùng bình diện với điểm sáng thẩm mỹ ngược chiều, khác bình diện;
- Tưởng tượng về các khả năng phát triển của hình tượng nghệ thuật trung tâm;
- Liên tưởng hình ảnh, hình tượng, biểu tượng của tác phẩm này với các tác phẩm khác;
- Liên tưởng giọng điệu tác giả với thái độ tư tưởng, quan điểm nghệ thuật của tác giả;
- Tưởng tượng tâm trạng của tác giả khi lựa chọn một chi tiết hay một số hình ảnh tiêu biểu của tác phẩm;
- Liên tưởng và tưởng tượng về điểm nhìn nghệ thuật của tác giả với hiệu quả nghệ thuật của tác phẩm.” [9, tr. 111]