Tăng cường hoạt động thanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong đào tạo theo tín chỉ tại trường đại học y tế công cộng (Trang 98 - 116)

Bảng 3 .5 Liệt kê các câu hỏi dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn

5 Tăng cường hoạt động thanh

Kiểm tra là hoạt động tác động trực tiếp lên con người làm nâng cao ý thức trách nhiệm và kích thích con người làm việc tốt hơn. Thực tế cho thấy việc thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác tổ chức kiểm tra - đánh giá hiện nay

ở trường Đại học Y tế Công cộng chưa thực sự đáp ứng theo học chế tín chỉ. Cơng tác thanh tra, kiểm tra chưa hoạt động mạnh mẽ, chưa xử lý công bằng đảm bảo sự ổn định tâm lý cho cán bộ, GV và SV trong nhà trường. Do đó cần tăng cường hơn nữa hoạt động này góp phần nâng cao chất lượng công tác kiểm tra - đánh giá Thanh kiểm tra hoạt động kiểm tra - đánh giá cần tập trung vào các khâu chính

- Kiểm tra cơng tác tổ chức kiểm tra - đánh giá - Giám sát việc thực hiện lịch kiểm tra - đánh giá

- Giám sát việc tuân thủ quy chế kiểm tra - đánh giá của GV và SV

- Giám sát việc thực hiện đúng thời gian công bố điểm kiểm tra – đánh giá theo quy chế, đảm bảo tính hợp lý, cơng khai, dân chủ

- Kiểm tra hoạt động xử lý kết quả kiểm tra - đánh giá trên máy tính

- Tổ chức kiểm dị số liệu trên máy tính với bảng điểm gốc tránh hiện tượng sai sót khi nhập điểm

- Kiểm tra việc lưu trữ KQHT của SV đảm bảo tính liên tục, an tồn và hiệu quả.

3.2.6. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Hoạt động kiểm tra - đánh giá KQHT trong đào tạo theo tín chỉ ở trường Đại học Y tế Cơng cộng cịn có những hạn chế nhất định, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Để phát huy ưu điểm, giảm thiểu những hạn chấ còn tồn tại, nhà quản lý cần phối hợp đồng bộ các biện pháp với nhau một cách hài hồ.

Các biện pháp nêu trên có quan hệ chặt chẽ với nhau và tác động hỗ trợ cho nhau. Nếu chỉ tập trung nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên mà không hướng dẫn họ cách thức thực hiện như thế nào cho hiệu quả thì khơng thể phát huy việc thực hiện biện pháp. Hơn nữa để tiến kịp với sự phát triển việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm tra - đánh giá cũng là biện pháp cần và khơng thể thiếu. Ngịai ra, mọi sự cố gắng của giảng viên, sinh viên rất cần sự ủng hộ nhiệt tình của các cán bộ quản lý các cấp từ việc nhận thức tới việc xây dựng cơ chế, chính sách để tổ chức thực hiện.

3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Để đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp trong 5 nhóm đã được đề xuất, tác giả đã tiến hành xin ý kiến của các CBQL, GV có kinh nghiệm trong trường và một số chuyên gia trong lĩnh vực quản lý giáo dục. Tổng số người được xin ý kiến: 90 người (Số phiếu phát ra là 90, số phiếu thu về là 86) Tổng hợp các phiếu khảo sát cho kết quả ở bảng sau:

Bảng 3.6: Đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động Kiểm tra - đánh giá KQHT trong đào tạo theo tín chỉ

của sinh viên trường Đại học Y tế Công cộng

TT Các biện pháp Mức độ cần thiết (%) Tính khả thi (%) Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1 Tập huấn, nâng cao nhận thức,

năng lực và trách nhiệm cho CBQL, GV&SV

63.8 36.2 0 73.4 26.6 0

2 Tổ chức xây dựng kế hoạch và quy trình kiểm tra - đánh giá cho các bộ mơn và quản lý quy trình kiểm tra - đánh giá đó

82.9 17.1 0 66.8 33.2 0

3 Bồi dưỡng giáo viên về kĩ thuật xây dựng đề thi TNKQ và cách xử lí kết quả để nâng cao chất lượng

75.3 17.1 0 83.1 16.9 0

4 Tăng cường chỉ đạo việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và tổ chức hoạt động kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của sinh viên

56.6 43.4 0 52.5 47.5 0

5 Tăng cường hoạt động thanh tra – kiểm tra công tác kiểm tra – đánh giá

Nhận xét

Số liệu trên cho thấy việc quản lý công tác kiểm tra – đánh giá KQHT trong đào tạo theo tín chỉ của sinh viên ở Trường Đại học Y tế Công cộng là rất cần thiết, cả 5 biện pháp nêu trên đều được đánh giá cao về mức độ cần thiết và tính khả thi.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Với thực tiễn nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra cho luận văn này , tôi đã giải quyết một số vấn đề cơ bản sau:

Tổng kết một số cơ sở lý luận về kiểm tra - đánh giá và kiểm tra - đánh giá KQHT. Nội dung của chương 1 đã đề cập đến các khái niệm cơ bản liên quan tới quản lý và quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá KQHT, các khái niệm về kiểm tra, đánh giá, kết quả học tập. Đồng thời đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về kiểm tra - đánh giá dưới góc nhìn nhà quản lý. Đây là chương làm nổi bật các ưu và nhược điểm

Luận văn đã khảo sát và mô tả tổng thể về thực trạng công tác kiểm tra - đánh giá KQHT trong đào tạo theo tín chỉ của nhà trường, rút ra được những mặt mạnh, mặt yếu của hoạt động này từ đó đề xuất các biện pháp khắc phục.

Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu, tôi mạnh dạn đề xuất 5 biện pháp quản lý nhằm tổ chức tốt hoạt động KTĐG tại trường như sau:

- Tập huấn, nâng cao nhận thức, năng lực và trách nhiệm cho CBQL, GV&SV

- Tổ chức xây dựng kế hoạch và quy trình kiểm tra - đánh giá cho các bộ mơn và quản lý quy trình kiểm tra - đánh giá đó

- Bồi dưỡng giáo viên về kĩ thuật xây dựng đề thi TNKQ và cách xử lí kết quả để nâng cao chất lượng

- Tăng cường chỉ đạo việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và tổ chức hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên - Tăng cường hoạt động thanh tra - kiểm tra công tác kiểm tra - đánh giá

Các biện pháp đều nhằm hướng tới nâng cao chất lượng KTĐG. Các biện pháp này đã được xin ý kiến góp ý của CBQL và GV có kinh nghiệm của trường. Kết quả khảo sát đã cho thấy mức độ cần thiết và khả thi của các biện

pháp đã đề xuất. Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao các biện pháp trên cần được triển khai đồng bộ.

2.Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Để nâng cao chất lượng đào tạo nói chung và chất lượng kiểm tra - đánh giá nói riêng tại các trường Đại học, cao đẳng đề nghị với Bộ giáo dục và đào tạo các vấn đề sau:

- Cần điều chỉnh, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy và kỹ năng kiểm tra - đánh giá để phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.

- Cần quan tâm hơn nữa đới với việc nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ giảng viên dứoi nhiều hình thức nhất là cử đi đào tạo tại các nước tiên tiến trên thế giới.

- Tiếp tục chỉ đạo thật sâu sát việc nâng cao chất lượng công tác quản lý giáo dục của các trường đại học, cao đẳng trên cả nước.

2.2. Đối với Trường Đại học Y tế Công cộng

- Đề nghị Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường cần quan tâm hơn nữa tới công tác kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên, coi đây là công việc cấp thiết cần làm ngay để đảm bảo tính nghiêm minh, cơng bằng trong thi cử.

- Có kế hoạch bồi dưỡng để phát triển đội ngũ từ lãnh đạo các phịng, khoa, bộ mơn tới các giảng viên và giáo viên trong trường.

- Tổ chức thường xuyên các lớp học nâng cao trình độ, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học…để đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường.

- Tăng cường khai thác các nguồn đào tạo trong nước và ngoài nước để tạo cơ hội tốt cho cán bộ, giảng viên tham gia. Tận dụng tối đa các nguồn lực hỗ trợ từ bên ngòai: Tài liệu học tập, chuyên gia giảng dạy, cơ sở vật chất…phân bổ hợp lý tới các cán bộ trong trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quyết định số 43/2007/QĐ–BGDĐT “Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ”

2. Đặng Quốc Bảo (2005), Vấn đề quản lý và việc vận dụng vào quản lý nhà

trường, chuyên đề đào tạo quản lý giáo dục, Hà Nội.

3. Các Mác và Ph.Ăng ghen tồn tập (2003), NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.

4. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2003), Lý luận quản lý nhà

trường, tài liệu giảng dạy cao học QLGD, Khoa Sư phạm, Đại học Quốc

gia Hà Nội.

5. Nguyễn Đức Chính (2004), Đo lường đánh giá trong giáo dục, tập bài

giảng lưu hành nội bộ, khoa Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Nguyễn Đức Chính – Đinh Thị Kim Thoa (2005), Kiểm tra đánh giá

theo mục tiêu, tập bài giảng, khoa Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Trần Khánh Đức (2006), Đo lường và đánh giá trong giáo dục, tập bài

giảng, khoa Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội .

8. Harold Koontz-Cyril Odonnell-Heinz Weirich (1998), Những vấn đề

cốt yếu của quản lý, NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội.

9. Lê Đức Ngọc (2001), Vắn tắt về đo lường và đánh giá thành quả học tập

trong giáo dục Đại học, Hà Nội.

10. Đặng Bá Lãm(2003), Kiểm tra – đánh giá trong dạy – học đại học, NXB

Giáo dục, Hà Nội.

11. Luật giáo dục (2007), NXB Lao động – Xã hội

12. Trần Thị Tuyết Oanh (2007), Đánh giá và đo lường kết quả học tập,

NXB Đại học Sư phạm,Hà Nội.

13. Jack R.Fraenkel, Norman E.Wallen, Phương pháp thiết kế và đánh giá

trong nghiên cứu giáo dục, Đại học San Prancisco, Tái bản lần thứ 5

15. Dương Thiệu Tống (1995), Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập,

Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

16. Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo và nghiên cứu phát triển giáo

dục (2003), Giáo dục đại học chất lượng và đánh giá, NXB Đại học Quốc

gia Hà Nội.

17. Từ điển Tiếng Việt (1992), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

18. Trường Đại học Y Thái Bình (2011), Quản lý, đánh giá cơng cụ lượng

giá, chấm điểm và phiên giải kết quả lượng giá, sách dành cho giảng viên,

NXB Y học.

19. Ủy ban hợp tác về các tiêu chuẩn đánh giá Giáo dục (1994).

PHỤ LỤC

Phụ lục 1

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN CÁN BỘ QUẢN LÝ

Về thực trạng công tác KT-ĐG kết quả học tập trong đào tạo theo tín chỉ tại trường Đại học Y tế Cơng cộng

Để góp phần vào kết quả nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra – đánh giá KQHT trong đào tạo theo tín chỉ tại Trường Đại học Y tế Công cộng. Xin Anh/chị vui lịng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau đây:

(Anh/chị đánh dấu X vào ơ nào phù hợp với ý kiến của mình và cho ý kiến vào các câu hỏi mở)

Thông tin chung

Đơn vị công tác:...............................................................................................

Chức danh:........................................................................................................

Học hàm, học vị: ..............................................................................................

Số năm công tác:............................................................................................... Câu 1: Anh/chị hãy đánh giá vai trò của việc quản lý hoạt động kiểm tra – đánh giá trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Đại học Y tế Công cộng

Rất quan trọng ☐ Quan trọng ☐ Không quan trọng ☐

Câu 2: Anh/chị hãy đánh giá về hiệu quả quản lý hoạt động kiểm tra – đánh giá KQHT của sinh viên

TT Ý kiến đánh giá

1 Rất không hiệu quả ☐

2 Chưa hiệu quả ☐

3 Hiệu quả ☐

Câu 3: Anh/chị hãy đánh giá thực trạng quản lý công tác tổ chức kiểm tra – đánh giá TT Mức độ thực hiện Khơng tốt Khơng tốt lắm Bình thường Tốt Rất tốt Nội dung

1 Phân công cán bộ coi thi ☐ ☐ ☐ ☐ ☐

2 Quán triệt nhiệm vụ coi thi cho CB tham gia coi thi

☐ ☐ ☐ ☐ ☐

3 Xử lý CB coi thi vi phạm quy chế thi, kiểm tra

☐ ☐ ☐ ☐ ☐

4 Tăng cường kiểm tra và tự kiểm tra các phòng thi

☐ ☐ ☐ ☐ ☐

5 Tổ chức lấy ý kiến GV và SV cho công tác tổ chức thi

☐ ☐ ☐ ☐ ☐

Câu 4: Anh/chị hãy đánh giá thực trạng công tác chấm thi

TT Mức độ thực hiện Không tốt Khơng tốt lắm Bình thường Tốt Rất tốt Nội dung

1 Giao bài thi cho cán bộ chấm thi ☐ ☐ ☐ ☐ ☐ 2 Chấm thi cẩn thận, khách quan ☐ ☐ ☐ ☐ ☐ 3 Có biện pháp ngăn chặn các hiện tượng xin điểm, chạy điểm

☐ ☐ ☐ ☐ ☐

4 Quản lý và lưu trữ điểm của SV

☐ ☐ ☐ ☐ ☐

5 Lưu trữ bài thi theo đúng quy chế

Câu 5: Anh/chị hãy đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra – đánh giá KQHT trong đào tạo theo tín chỉ của sinh viên trường Đại học Y tế Công cộng

TT Các biện pháp Mức độ cần thiết (%) Tính khả thi (%) Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1 Tập huấn, nâng cao nhận thức,

năng lực và trách nhiệm cho nhà QL, GV&SV

☐ ☐ ☐ ☐ ☐ ☐

2 Tổ chức xây dựng kế hoạch và quy trình kiểm tra – đánh giá cho các bộ môn và quản lý quy trình kiểm tra – đánh giá đó

☐ ☐ ☐ ☐ ☐ ☐

3 Bồi dưỡng giáo viên về kĩ thuật xây dựng đề thi TNKQ và cách xử lí kết quả để nâng cao chất lượng

☐ ☐ ☐ ☐ ☐ ☐

4 Tăng cường chỉ đạo việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và tổ chức hoạt động kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của sinh viên

☐ ☐ ☐ ☐ ☐ ☐

5 Tăng cường hoạt động thanh tra – kiểm tra công tác kiểm tra – đánh giá

☐ ☐ ☐ ☐ ☐ ☐

Những ý kiến khác:

.............................................................................................................................. ..............................................................................................................................

Phụ lục 2

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN GIẢNG VIÊN

Về thực trạng công tác KT-ĐG kết quả học tập trong đào tạo theo tín chỉ tại trường Đại học Y tế Cơng cộng

Để góp phần vào kết quả nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra – đánh giá KQHT trong đào tạo theo tín chỉ tại Trường Đại học Y tế Cơng cộng. Xin Anh/chị vui lịng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau đây:

(Anh/chị đánh dấu X vào ô nào phù hợp với ý kiến của mình và cho ý kiến vào các câu hỏi mở)

Thông tin chung

Đơn vị công tác:...............................................................................................

Chức danh:........................................................................................................

Học hàm, học vị: ..............................................................................................

Số năm công tác:............................................................................................... Câu 1: Anh/chị hãy đánh giá vai trò của việc quản lý hoạt động kiểm tra – đánh giá trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Đại học Y tế Công cộng

Rất quan trọng ☐ Quan trọng ☐ Không quan trọng ☐

Câu 2: Anh/chị hãy cho biết mức độ xây dựng kế hoạch kiểm tra – đánh giá KQHT của anh/chị Mức độ Rất thường xuyên ☐ Thường xuyên ☐ Thỉnh thoảng ☐ Hiếm khi ☐

Câu 3: Anh/chị hãy đánh giá mức độ xây dựng kế hoạch – kiểm tra đúng thời

hạn, đúng yêu cầu của Ban KT&ĐBCL của các GV thuộc Khoa

Mức độ

Đúng thời hạn, đúng yêu cầu ☐

Đúng thời hạn, chưa đạt yêu cầu ☐

Đạt yêu cầu, chưa đúng thời hạn ☐

Chưa đúng thời hạn, chưa đạt yêu cầu ☐

Câu 4: Anh/chị hãy đánh giá về việc công khai kế hoạch kiểm tra – đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong đào tạo theo tín chỉ tại trường đại học y tế công cộng (Trang 98 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)