2.3.1. Đánh giá chung
*Điểm mạnh về quản lý công tác kiểm tra – đánh giá KQHT
- Công tác kiểm tra – đánh giá KQHT đã có sự chỉ đạo tương đối thống nhất từ Lãnh đạo nhà trường với các phịng chức năng và khoa/bộ mơn - Nhà trường thường xuyên khuyến khích cán bộ, GV học tập nâng cao
trình độ, nghiên cứu khoa học ...nhằm thúc đẩy sự phát triển. * Hạn chế về quản lý hoạt động kiểm tra – đánh giá KQHT
- Nhà trường chưa xác định việc thành lập các ban thanh tra nhằm ngăn chặn các biểu hiện vi phạm quy chế và hiện tượng tiêu cực trong thi cử - Kiểm tra – đánh giá chưa có mục tiêu và tiêu chí thống nhất
- Hình thức và phương pháp kiểm tra – đánh giá chưa thực sự phù hợp, hiệu quả
- Chưa chú trọng tới thông tin phản hồi của kiểm tra – đánh giá - Khâu ghi chép, lưu trữ kết quả thi, kiểm tra chưa được chú trọng - Quy trình kiểm tra – đánh giá chưa hồn thiện
- Giảng viên, sinh viên chưa nắm bắt cụ thể kế hoạch kiểm tra – đánh giá của nhà trường nên khi triển khai gặp khơng ít khó khăn, lúng túng
2.3.2. Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân tác động tới công tác quản lý hoạt động kiểm tra – đánh giá KQHT của sinh viên, trước tiên phải kể đến các nguyên nhân nội tại đó là:
Bảng 2.24: Nguyên nhân tác động tới quản lý hoạt động kiểm tra – đánh giá KQHT
TT Nội dung CBQL
(%)
GV (%) 1 CBQL, GV chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và tầm
quan trọng của việc quản lý hoạt động kiểm tra – đánh giá KQHT của SV
25 35
2 Một số CBQL và GV chưa nắm rõ thế nào là kiểm tra – đánh giá KQHT trong đào tạo theo tín chỉ
18 39
3 Việc tổ chức, hướng dẫn thực hiện kế hoạch kiểm tra – đánh giá chưa chi tiết, cụ thể
12 45
4 Quy trình tổ chức kiểm tra – đánh giá chưa hợp lý 43 34 5 Sự phối hợp các hình thức, phương pháp kiểm tra –
đánh giá chưa hiệu quả
65 70
6 Sự phối hợp giữa các đơn vị trong trường chưa đồng bộ (BGH, Phịng ban, khoa/bộ mơn...)
39 45
7 Công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện chưa chặt chẽ, thường xuyên
21 22
8 Thiếu sự đôn đốc nhắc nhở của các cấp quản lý 30 35 9 Thiếu điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ kiểm tra –
đánh giá
25 26
Số liệu trên cho thấy ý kiến của CBQL và GV gần giống nhau, khi được hỏi về sự hạn chế trong nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động kiểm tra – đánh giá KQHT của sinh viên 25% CBQL và 35% GV đồng ý với ý kiến này. Họ nhìn nhận rằng một số CBQL và GV vẫn chưa nắm rõ quy chế nên dẫn đến chưa thực hiện nghiêm túc quy chế thi. Hơn nữa 45% GV cho rằng việc tổ chức, hướng dẫn thực hiện kế hoạch kiểm tra – đánh giá chưa chi tiết, cụ thể tới từng GV. Có tới 65% CBQL và 70% GV cho
rằng sự phối hợp các hình thức, phương pháp kiểm tra – đánh giá chưa hiệu quả, 43% CBQL, 34% GV cho rằng quy trình tổ chức kỳ thi, kiểm tra chưa hợp lý, công tác thanh tra, kiểm tra cần chặt chẽ hơn nữa và nhà trường cần bổ sung tạo điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ kiểm tra – đánh giá
Trường Đại học Y tế Công cộng trong những năm qua đã từng bước cố gắng trong việc tổ chức thực hiện và quản lý hoạt động kiểm tra – đánh giá KQHT của sinh viên, song kết quả chưa được như mong muốn. Chất lượng của các bài tập, kiểm tra – đánh giá thường xuyên, kiểm tra – đánh giá định kì chưa cao, chưa phản ánh chính xác kết quả giảng của của thầy và kết quả học tập của trò, mặc dù nhà trường đã đầu tư khơng ít thời gian cơng sức và tiền của. Những hạn chế đó sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo của nhà trường do vậy nhà trường cần tăng cường tập trung đổi mới và nâng cao chất lượng kiểm tra – đánh giá KQHT của sinh viên nhằm tạo ra các giải pháp đồng bộ để nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
Tiểu kết Chương 2
Trường Đại học Y tế Công cộng là cơ sở đầu tiên đào tạo nhân lực cho ngành YTCC. Những năm vừa qua, công tác kiểm tra – đánh giá KQHT đã được nhà trường quan tâm và đạt được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn tồn tại một số hạn chế xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong đố phải nói đến yếu tố con người là chủ đạo tiếp đến là những giới hạn bởi kỹ thuật kiểm tra – đánh giá và cách thức quản lý công tác này. Từ thực trạng trên cần thiết phải có những biện pháp cụ thể để tiến tới việc quản lý hoạt động kiểm tra – đánh giá KQHT khách quan hơn, công bằng hơn và phù hợp hơn với sinh viên bởi chính nó sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy - học cũng như việc đổi mới quá trình kiểm tra – đánh giá KQHT ở trường Đại học Y tế Công cộng.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP TRONG ĐÀO TẠO THEO TÍN
CHỈ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG
Phân tích thực trạng ở chương 2 đã thấy những tồn tại trong việc quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá KQHT trong đào tạo theo tín chỉ do học chế đào tạo tương đối mới. Muốn nâng cao chất lượng đào tạo cần phải chú trọng vào nâng cao chất lượng quản lý hoạt động kiểm tra – đánh giá KQHT. Để nâng cao chất lượng hoạt động quản lý này có nhiều biện pháp khác nhau. Tuy nhiên trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ, xin đề xuất một số biện pháp cụ thể sau nhằm tiến tới việc kiểm ta - đánh giá KQHT khách quan hơn, công bằng hơn và phù hợp hơn với sinh viên.