Thực trạng việc tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra – đánh giá KQHT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong đào tạo theo tín chỉ tại trường đại học y tế công cộng (Trang 54 - 57)

2.2. Thực trạng hoạt động quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập

2.2.3. Thực trạng việc tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra – đánh giá KQHT

Việc quản lý công tác kiểm tra - đánh giá kết quả học tập tại Trường Đại học Y tế Công cộng đã thực hiện từ khi chuyển đổi sang hình thức đào tạo theo tín chỉ đã có những ưu điểm và thành tích nhất định. Nhà trường đã chun mơn hố hoạt động kiểm tra - đánh giá cho Ban Khảo thí & Đảm bảo chất lượng, bên cạnh đó nhà trường đã và đang tiến hành xây dựng và hoàn thiện dần các ngân hàng câu hỏi cho các môn học, các bài kiểm tra - đánh giá cuối kì được tổ chức chấm một cách nghiêm túc, đảm bảo khách quan. Công tác KTĐG của nhà trường được chỉ đạo và quản lý tương đối thống nhất và đồng bộ từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thi, chấm bài và quản lý kết quả thi. Tuy vậy, việc quản lý cơng tác KTĐG vẫn cịn một số mặt hạn chế và chủ yếu thừa hưởng từ hình thức đào tạo theo niên chế.

2.2.3.1. Việc tuân thủ nguyên tắc, yêu cầu, quy trình kiểm tra - đánh giá

Để đảm bảo chất lượng của kiểm tra - đánh giá kết quả học tập, quy trình kiểm tra - đánh giá phải đáp ứng được các nguyên tắc về tính quy chuẩn, tính khách quan, tính tồn diện, tính hệ thống, tính xác nhận và phát triển. Ngoài ra phải đảm bảo các yêu cầu của kiểm tra - đánh giá như: có mục tiêu, kế hoạch kiểm tra - đánh giá cụ thể, có quy trình kiểm tra - đánh giá phù hợp, tổ chức chỉ đạo việc thực hiện kiểm tra - đánh giá theo đúng quy trình, kiểm tra sát sao hoạt động kiểm tra - đánh giá để có những điều chỉnh kịp thời nhằm nâng cao chất lượng kiểm tra - đánh giá

Tuy nhiện hiện tại các hoạt động quản lý công tác kiểm tra – đánh giá KQHT của trường chưa đảm bảo nguyên tắc, yêu cầu trong kiểm tra – đánh giá KQHT trong đào tạo theo tín chỉ. Cơng tác kiểm tra – đánh giá tại trường do Ban KT&ĐBCL điều phối thực hiện và quản lý với sự kết hợp của các phòng Đào tạo và Khoa/Bộ mơn. Tuy nhiên việc xây dựng mục tiêu, tiêu chí đánh giá chưa cụ thể, thống nhất giữa các khoa và môn học. Đối với kiểm tra – đánh giá KQHT, tiêu chí đánh giá có vai trị đặc biệt quan trọng. Đó là chuẩn để so sánh, đối chiếu, xác định mức độ kết quả của đối tượng cần đánh giá. Nhưng sự hiểu biết về vấn đề này giữa CBQL, GV và SV lại rất khác nhau. Sinh viên thì cho rằng đánh giá tính khách quan và cơng bằng có nghĩa là ít tiêu cực trong kiểm tra – đánh giá. Nhiều CBQL và GV lại cho rằng hiện nay nhà trường chưa có tiêu chí đánh giá cụ thể và thống nhất do vậy mỗi giảng viên đánh giá sinh viên của mình theo cách riêng. Điều này thể hiện rất rõ trong các bài kiểm tra thường xuyên và định kì của sinh viên

Tiêu chí đánh giá KQHT của sinh viên phải được xây dựng trên cơ sở mục tiêu kiểm tra - đánh giá. Do mục tiêu đánh giá chưa đầy đủ và thống nhất nên các tiêu chí đánh giá cũng rất đơn giản, phần lớn là do các GV tự đưa ra. Như vậy, tiêu chí đánh giá của các GV trong cùng một môn học sẽ khác nhau điều này làm giảm đi sự cơng bằng, chính xác trong kiểm tra - đánh giá KQHT của sinh viên tại trường.

Chính vì lẽ đó mà việc quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá KQHT tại trường gặp rất nhiều khó khăn. Các hiện tượng như: GV chưa thực hiện đúng tiến độ, kế hoạch giảng dạy, kế hoạch KTĐG, chưa kết hợp các hình thức kiểm tra - đánh giá thường xuyên với kiểm tra - đánh giá định kì và lơ là trong khâu kiểm tra - đánh giá vẫn xảy ra thường xuyên. Như vậy kết quả kiểm tra - đánh giá liệu có chính xác? Có kích thích tính động cơ và tính tích cực của người học?

Những năm gần đây, nhà trường cũng đã cố gắng khắc phục các nhược điểm trong khâu kiểm tra - đánh giá KQHT của sinh viên. Các văn bản, nội quy, quy định về kiểm tra - đánh giá cũng đã được thông báo tới sinh viên ngay từ đầu khoá học cả trong các buổi học nội quy đầu năm. Tuy nhiên, việc thông báo này vẫn cịn mang tính chất đại trà do vậy chưa thể thấm nhuần tới từng cá nhân sinh viên nên việc thực hiện sai quy chế vẫn còn diễn ra khá phổ biến ở sinh viên.

Bảng 2.6: Kết quả đánh giá của CBQL và GV về hiệu quả quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá KQHT của sinh viên

TT Ý kiến đánh giá CBQL (%) GV(%)

1 Rất không hiệu quả 0.9 0.5

2 Chưa hiệu quả 45.6 42.8

3 Hiệu quả 52.3 55

4 Rất hiệu quả 1.2 1.7

Khi được hỏi ý kiến về hiệu quả quản lý hoạt động kiểm tra – đánh giá của nhà trường, CBQL và GV đã có những ý kiến tương đối giống nhau: 0.9% CBQL và 0.5% GV cho rằng không hiệu quả; 45.6% CBQL và 42.8% GV cho rằng chưa hiệu quả; 52.3% CBQL và 55% GV cho rằng hiệu quả; chỉ có 1.2% CBQL và 1.7% GV cho rằng rất hiệu quả. Số liệu trên đây phản ánh việc quản lý cơng tác tổ chức thi của nhà trường có một số mặt chưa tốt.

2.2.3.2. Thực trạng quản lý hoạt động tổ chức kiểm tra – đánh giá Bảng 2.7: Thực trạng tổ chức coi thi (%) TT Mức độ thực hiện Không tốt Khơng tốt lắm Bình thường Tốt Rất tốt Nội dung

1 Phân công cán bộ coi thi 20 75 5

2 Quán triệt nhiệm vụ coi thi

cho CB tham gia coi thi 6 26 65 3

3 Xử lý CB coi thi vi phạm quy

chế thi, kiểm tra 12 45 43

4 Tăng cường kiểm tra và tự

kiểm tra các phòng thi 38 46 16

5 Tổ chức lấy ý kiến GV và SV

cho công tác tổ chức thi 72 10 18

Qua số liệu ta thấy phần lớn GV nhận xét việc phân công cán bộ coi thi đã được thực hiện từ lâu nên có kinh nghiệm và đi vào nếp. Ban KT&ĐBCL phối hợp với các môn học để lựa chọn cán bộ coi thi tránh trình trạng trùng với lịch giảng dạy. Riêng việc xử lý cán bộ coi thi vi phạm quy chế có 12% GV cho rằng khơng tốt lắm nghĩa là vẫn có hiện tượng nể nang, chưa xử lý triệt để gây tâm lý mâu thuẫn giữa các cán bộ coi thi với nhau. Việc tăng cường kiểm tra các phòng thi và tổ chức lấy ý kiến GV và SV cho công tác tổ chức thi không được GV đánh giá cao bởi những năm trước đây việc thanh tra, kiểm tra các phòng thi chưa tiến hành đều đặn, nhất là việc tổ chức lấy ý kiến GV và SV cho cơng tác tổ chức thi thì rất hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong đào tạo theo tín chỉ tại trường đại học y tế công cộng (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)