Xây dựng kế hoạch KTĐG thể chế hóa và công khai cho sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong đào tạo theo tín chỉ tại trường đại học y tế công cộng (Trang 25 - 27)

1.4. Quản lý kiểm tra đánh giá KQHT trong đào tạo theo tín chỉ

1.4.1. Xây dựng kế hoạch KTĐG thể chế hóa và công khai cho sinh

phịng thí nghiệm, đi thực tế; bài thi q trình; bài thi kết thúc học phần. Nói cách khác, kiểm tra – đánh giá trong đào tạo theo tín chỉ bao gồm hai loại: - Kiểm tra – đánh giá thường xuyên: Thường dùng để định hướng, tạo động

lực cho các hoạt động từ học, tự nghiên cứu của sinh viên. Kiểm tra – đánh giá thường xuyên phải được kết hợp nhuần nhuyễn với các giờ học, là bộ phận cấu thành của các phương pháp dạy học, không gắn với tên sinh viên cụ thể, chỉ nhằm định hướng cho hoạt động học, nghiên cứu môn học và cũng để điều chỉnh hoạt động của giảng viên.

- Kiểm tra – đánh giá định kì: nhằm kiểm tra việc đạt các mục tiêu đã xác

định. Được tiến hành sau một khoảng thời gian như: tuần, tháng, cuối kỳ hoặc sau một số bài học, chương bài nhất định. Kiểm tra – đánh giá định kì được thực hiện dưới hình thức làm bài tập cá nhân/nhóm hoặc thi/kiểm tra. Kiểm tra – đánh giá định kì giúp sinh viên và giảng viên kiểm nghiệm một cách tích cực rằng việc học tập thực sự đang diễn ra có hiệu quả.

1.4. Quản lý kiểm tra - đánh giá KQHT trong đào tạo theo tín chỉ

1.4.1. Xây dựng kế hoạch KTĐG thể chế hóa và công khai cho sinh viên, giảng viên giảng viên

Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra - đánh giá là một hoạt động không thể thiếu trong q trình triển khai cơng tác triển khai kiểm tra - đánh giá KQHT

trong đào tạo theo tín chỉ. Nhờ việc xây dựng kế hoạch kiểm tra - đánh giá giảng viên và sinh viên nắm được hình thức/phương pháp đánh giá, thời gian kiểm tra - đánh giá và các yếu tố khác trong quá trình kiểm tra - đánh giá.

Bộ phận khảo thí là nơi quản lý nội dung, mục tiêu mơn học, hình thức kiểm tra - đánh giá, cấu trúc đề, tiêu chí kiểm tra - đánh giá. Bộ phận khảo thí chịu trách nhiệm thông báo từ đầu học phần cho các Khoa chủ quản, các bộ môn thuộc Khoa và sinh viên mục tiêu, nội dung, tiêu chí và hình thức kiểm tra - đánh giá, thời gian kiểm tra - đánh giá.

Khoa chủ quản giao cho từng bộ môn thuộc Khoa xây dựng mục tiêu môn học, ngân hàng câu hỏi theo mục tiêu và tiêu chí kiểm tra - đánh giá. Các câu hỏi thuộc ngân hàng câu hỏi sau khi được Khoa duyệt sẽ gửi về cho Bộ phận khảo thí.

Kiểm tra – đánh giá KQHT trong đào tạo theo tín chỉ phải xây dựng được kế hoạch thực hiện với mục tiêu đề ra là phải đo được mức độ đạt được so với mục tiêu của học phần. Kế hoạch kiểm tra - đánh giá KQHT bao gồm:

Mục tiêu kiểm tra - đánh giá; Nội dung kiểm tra - đánh giá;

Tiêu chuẩn - tiêu chí kiểm tra đánh giá; Phương pháp kiểm tra - đánh giá; Thời điểm kiểm tra - đánh giá; Địa điểm kiểm tra - đánh giá;

Quyền lợi và trách nhiệm của người được kiểm tra – đánh giá; Tính pháp lý của hoạt động kiểm tra – đánh giá.

Yêu cầu xây dựng kế hoạch kiểm tra - đánh giá có mục tiêu phải bám sát vào mục tiêu học tập đã được xây dựng trong chương trình chi tiết học phần và hằng năm phải rà sốt để xem xét tính phù hợp so với yêu cầu đào tạo và thực tiễn. Bên cạnh đó kế hoạch kiểm tra – đánh giá cịn phải đạt được mục đích làm cho người học có thể đánh giá được năng lực của mình để họ biết mức độ đạt được đến đâu và tiến bộ như thế nào. Vì vậy, đánh giá phải đảm

bảo nguyên tắc công khai, công bằng, đúng thực chất và phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo của người học

Hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá cần phải mang tính thường xuyên, đa dạng, giảng viên phải là người tự chủ và chịu trách nhiệm;

Kế hoạch kiểm tra - đánh giá KQHT này phải được thể chế hóa thơng qua các quy trình thực hiện và đảm bảo cơng khai cho sinh viên, giảng viên được biết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong đào tạo theo tín chỉ tại trường đại học y tế công cộng (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)