Các nguyên tắc xây dựng biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong đào tạo theo tín chỉ tại trường đại học y tế công cộng (Trang 78 - 79)

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích

Mọi biện pháp đưa ra đều phải nhằm mục đích nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo mà cụ thể là nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động kiểm tra – đánh giá kết quả học tập trong đào tạo theo tín chỉ tại Trường Đại học Y tế Công cộng.

Mặt khác các biện pháp này phải phù hợp với định hướng đổi mới giáo dục đại học, cao đẳng mà cụ thể là đổi mới hoạt động kiểm tra – đánh giá KQHT.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra – đánh giá KQHT của sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ cần đảm bảo được tiến hành một cách khoa học, đồng bộ tức là phải dựa trên những tri thức của khoa học quản lý giáo dục. Các biện pháp không nên mâu thuẫn, tách rời riêng lẻ mà phải hỗ trợ lẫn nhau trong mối quan hệ biện chứng chặt chẽ tạo thành một hệ thống chỉnh thể nhằm tác động tích cực tới các lĩnh vực đang quản lý, điều chỉnh hoạt động quản lý một cách toàn diện phù hợp với thực tiễn của nhà trường.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Việc xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra – đánh giá KQHT trong đào tạo theo tín chỉ phải dựa trên cơ sở thực tiễn của nhà trường.

Trên thực tế có nhiều biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra – đánh giá KQHT đã được đề cập đến. Tuy nhiên chúng ta không thể đưa biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra – đánh giá KQHT của trường này vào áp dụng cho một trường khác vì mỗi trường lại có đặc thù riêng.

Ngun tắc đảm bảo tính thực tiễn cịn giúp đảm bảo cho tính hiệu quả và tính khả thi của các biện pháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong đào tạo theo tín chỉ tại trường đại học y tế công cộng (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)