Những yếu tố tác động tới việc quản lý công tác kiểm tra - đánh giá KQHT bao gồm:
*) Những yếu tố chủ quan
- Năng lực, kỹ năng của giảng viên và chất lượng cán bộ quản lý
Trong hoạt động kiểm tra – đánh giá giảng viên đóng vai trị quan trọng trong việc triển khai hoạt động, đội ngũ cán bộ quản lý các phòng ban chức năng giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý các hoạt động kiểm tra – đánh giá, vì vậy giảng viên, cán bộ quản lý phải thường xuyên học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng, năng lực quản lý và trách nhiệm cá nhân. Chỉ khi nào đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý có đầy đủ năng lực, kỹ năng thực hiện và kinh nghiệm quản lý thì việc giải quyết nhiệm vụ của hoạt động quản lý kiểm tra – đánh giá KQHT trong đào tạo theo tín chỉ mới đạt hiệu quả cao. Do đó cơng tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, bồi dưỡng trình độ cho đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý cần được quan tâm và tiến hành thường xuyên.
Mỗi một trường đại học việc xây dựng quy trình kiểm tra - đánh giá có vai trị hết sức quan trọng đối với hiệu quả quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá trong đào tạo theo tín chỉ. Để đảm bảo thực hiện tốt công tác kiểm tra - đánh giá phải xây dựng quy trình kiểm tra - đánh giá chi tiết và đầy đủ các bước theo yêu cầu. Đơn vị khảo thí trong trường đại học với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình xây dựng và ban hành các quy trình kiểm tra - đánh giá góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập, góp phần vào việc đảm bảo chất lượng giáo dục trong trường đại học.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kiểm tra - đánh giá
Công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh, nó mang lại thơng tin có giá trị cao cho hoạt động quản lý, và các hoạt động nghiệp vụ. Do vậy việc ứng dụng thành tựu của công nghệ thông tin vào tổ chức, quản lý hoạt động động kiểm tra - đánh giá, tổ chức hoạt động kiểm tra - đánh giá là một yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng của công tác này. Việc ứng dụng công nghệ thông tin một cách linh hoạt, hiệu quả cao là điều kiện thuận lợi để hoạt động quản lý đạt hiệu quả theo đúng mục tiêu đã đề ra của chủ thể quản lý.
*) Những yếu tố khách quan
- Quy định của Bộ giáo dục và đào tạo về quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá trong đào tạo theo tín chỉ và chính sách đổi mới cơng tác kiểm tra - đánh giá.
Cũng như các loại hình quản lý đào tạo khác quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá bằng các quy định của Bộ GD&ĐT là một yêu cầu chung các trường đại học phải tuân theo. Các quy định của Bộ GD&ĐT buộc các trường tiến hành các hoạt động thanh tra, kiểm tra đảm bảo việc tuân thủ quy định chung, ngoài ra việc thay đổi các quy định cũng khiến các trường phải thay đổi phương thức quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá KQHT.
Theo quan điểm của Bộ GD&ĐT “Đổi mới kiểm tra, thi, đánh giá được coi là giải pháp đột phá nhằm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam”. Do vậy nhà trường và các cán bộ quản lý cần có cách thức đổi mới hoạt động kiểm tra - đánh giá (thay đổi hình thức thi, thay đổi phương pháp
đánh giá,...) nhằm đáp ứng việc nâng cao chất lượng dạy và học, phù hợp với chính sách của Bộ GD&ĐT.
- Cơ chế quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá
Cơ chế quản lý được coi là nhân tố khách quan quy định nội dung quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá. Trong cơ chế quản lý kiểm tra - đánh giá thì việc thanh tra, kiểm tra các kế hoạch, quy trình kiểm tra - đánh giá được thực hiện là nhằm mục đích làm cho hoạt động quản lý đạt hiệu quả tối đa và có tác dụng nâng cao ý thức trách nhiệm cho chính người quản lý. Nếu việc thanh tra, kiểm tra khơng được thường xun thì sẽ dẫn đến tình trạng việc thực hiện kế hoạch kiểm tra - đánh giá không được đầy đủ và theo đúng quy trình, khơng theo đúng các mốc thời gian, việc tổ chức thực hiện sẽ có nhiều sai trái. Trong quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá tại các trường đại học hiện nay vẫn còn tồn tại những yếu kém và bất cập. Chúng ta cần phải tiến hành đổi mới cơ chế quản lý mà đặc biệt phải biết chú trọng chỉ đạo việc thanh tra, kiểm tra thường xuyên việc thực hiện kế hoạch và quy trình kiểm tra - đánh giá.
Tiểu kết Chương 1
Chương I là tổng kết một số cơ sở lý luận về vấn đề kiểm tra - đánh giá kết quả học tập trong đào tạo nói chung và trong đào tạo theo tín chỉ nói riêng. Nội dung của chương đã đề cập đến các khái niệm cơ bản liên quan đến quản lý, kiểm tra - đánh giá, đào tạo theo tín chỉ và lý luận về kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ. Bên cạnh đó, chương 1 đã xác định rõ các khâu của kiểm tra - đánh giá trong quá trình đào tạo theo tín chỉ. Thơng qua đó giúp tơi có cơ sở phân tích thực trạng quản lý cơng tác kiểm tra - đánh giá kết quả học tập trong đào tạo theo tín chỉ tại trường Đại học Y tế Công cộng để đề xuất một số biện pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
TRONG ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG