Giảm nghèo bền vững được hiểu là kết quả những nỗ lực của nhà nước, cộng đồng và người dân về giảm nghèo có khả năng chịu được những cú sốc hay rủi ro thông thường. Vậy những yếu tố để đảm bảo rằng giảm nghèo là bền vững là:
- Trước hết nhìn từ giác độ năng lực/ khả năng: Để giảm nghèo bền vững không thể thiếu yếu tố "năng lực", bao gồm năng lực của người dân, năng lực cộng đồng năng lực chắnh quyền. Trong thực tế, có những quốc gia, địa phương có được kết quả giảm nghèo ấn tượng (giảm nghèo nhanh), nhưng do chỉ dựa vào nguồn trợ giúp nên khi nguồn trợ giúp khơng cịn thì người dân trở lại với nghèo đói. Ngược lại, khi năng lực của người dân, năng lực cộng đồng năng lực chắnh quyền tốt thì người dân có thể chủ động vươn lên thoát nghèo bằng chắnh nỗ lực của họ cùng với năng lực hỗ trợ của chắnh quyền, đồng thời trong một cộng đồng tốt thì hiệu quả của những đối phó rủi ro cũng cao hơn. Điều này sẽ tạo điều kiện cho việc giảm nghèo bền vững.
- Thứ hai là cơ hội phát triển. Nếu thiếu cơ hội để phát triển thì khơng sử dụng được năng lực để giảm nghèo. Cơ hội phát triển luôn là vô tận và ngày càng phong phú, tuy nhiên người nghèo khơng dễ để có thể tiếp cận và khai thác các cơ hội bởi những bất lợi so với những nhóm giàu hay khá giả hơn. Trên thực tế, nhiều cơ hội còn xa vời với người nghèo do thiếu các kênh để người nghèo tiếp cận. Vậy nếu đánh giá về khắa cạnh cơ hội để phát triển để đảm bảo giảm nghèo bền vững thì tiêu thức nào cần phải quan tâm. Như chúng ta đều biết rằng, cơ hội phải gắn với thị trường như thị trường đất đai, lao động, cơng nghệ, thơng tin, tài chắnh, hàng hóa, tắn dụng...Tuy nhiên việc tiếp cận các thị trường thông qua các yếu tố về kênh (tiếp cận bằng cách nào). Do đó, cần tăng tắnh mở của các cơ hội cho người nghèo thông qua độ mở các kênh tiếp cận.
- Thứ ba là an toàn. Nếu như cùng với sự nỗ lực để giảm nghèo là những biện pháp chủ động phòng ngừa, giảm nhẹ và khắc phục rủi ro thì khi đó tắnh bền vững sẽ cao. Tắnh an toàn gắn với khả năng chống/chịu rủi ro. Chủ động phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro chắnh là nền tảng của giảm nghèo bền vững. Thước đo đánh giá giảm nghèo bền vững về góc độ tắnh an toàn là xem xét mức độ và cách thức người dân, cộng đồng và chắnh quyền địa phương dự phòng, giải quyết vấn đề rủi ro.
- Yếu tố thứ tư là dịch vụ công (dịch vụ xã hội cơ bản) bao gồm cả việc cung cấp dịch vụ của cơ quan chức năng cũng như khả năng tiếp cận của người dân đến dịch vụ công. Nếu dịch vụ công tốt sẽ mang lại cho người dân nhiều lợi ắch thiết thực qua đó sẽ là điều kiện quan trọng bảo đảm cho giảm nghèo nhanh và bền vững. Dịch vụ công được đánh giá thông qua các tiêu chắ như: tắnh minh bạch, rõ ràng, tắnh linh hoạt, số lượng dịch vụ cung ứng, chất lượng dịch vụ, tắnh hiệu quả và tắnh kịp thời của của dịch vụ...
Đây là 4 trụ cột ( khắa cạnh) quan trọng để thơng qua đó đánh giá được giảm nghèo có bền vững hay không? Tức là, không thể đạt được giảm nghèo bền vững nếu chỉ hướng các nỗ lực vào người nghèo mà không thúc đẩy và tạo sự chuyển biến tắch cực đối với các nhóm ảnh hưởng. Bốn trụ cột này được nhìn nhận từ cả phắa đối tượng người nghèo và từ phắa các lực lượng tham gia, hỗ trợ. Người nghèo không thể tiếp cận tốt với dịch vụ xã hội, cơ hội phát triển nâng cao năng lực nếu năng lực của chắnh quyền địa phương không tốt, người nghèo cũng không thể tạo điều kiện thuận lợi về nguồn lực nếu không có sự hỗ trợ của các cơ quan, các nhà tài trợ; người nghèo cũng khó vượt qua rủi ro nếu thiếu sự đồn kết, trợ giúp của cộng đồng,...Có thể nói, nếu vai trò của bản thân người nghèo trong cuộc sống chống đói nghèo là cơ bản thì vai trị của các lực lượng tham gia, hỗ trợ đóng vai trị tạo môi trường, định hướng và tiếp sức cho nỗ lực của người nghèo. Thiếu các yếu tố môi trường thuận lợi, thiếu định hướng đúng cho người nghèo và thiếu sự hỗ trợ tiếp sức, người nghèo sẽ không thể vượt qua được đói nghèo.