Tình hình xóa đói giảm nghèo bền vữn gở huyện Lục Ngạn giai đoạn 2006-

Một phần của tài liệu Xóa đói giảm nghèo bền vững ở huyện lục ngạn (Trang 65 - 69)

đoạn 2006-2010

2.3.3.1. Những kết quả đạt được

Kinh tế huyện huyện Lục Ngạn tăng trưởng khá trong giai đoạn 2005-2010, là yếu tố quyết định nhất đến kết quả XĐGN của huyện, đồng thời việc thực hiện tốt các chương trình phát triển xã hội, nhất là chương trình thực hiện mục tiêu quốc gia về việc làm, XĐGN, phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn (chương trình 135), cũng góp phần tắch cực vào giảm nhanh hộ nghèo của huyện.

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về XĐGN giai đoạn 2006-2010 của Chắnh phủ, UBND huyện đã ban hành Đề án giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 (một trong 8 chương trình trọng tâm của giai đoạn), chỉ đạo các nghành, các xã, thị trấn, cụ thể hóa các chương trình, dự án, kế hoạch giảm nghèo của Trung ương, của tỉnh phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Trong quá trình thực hiện, Ban chỉ đạo đã xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng năm, riêng năm 2009 đã xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện Quyết định 167/QĐ-TTg của Thủ tướng chắnh phủ, kế hoạch xóa nghèo đối với hộ nghèo là gia đình người có cơng và Đề án giảm nghèo đối với 13 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 50% giai đoạn 2010-2015. Tổng nguồn vốn huy động thực hiện các dự án và chắnh sách giảm nghèo (trực tiếp và gián tiếp) đạt 132.410 tỷ đồng. [29]

Bảng 2.5: Tình hình thực hiện các mục tiêu XĐGN (tắnh theo chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010)

TT

Các mục tiêu chủ yếu

của chương trình ĐVT Mục tiêu đề ra đến năm 2010 Thực hiện năm 2010 So với mục tiêu chương trình (đạt tỷ lệ %)

1 Tổng số hộ toàn huyện Hộ 46.500 46.500 100

2 Tỷ lệ hộ nghèo % 27 21,7 125,0

5 Hộ nghèo có nhu cầu được

vay vốn % 100 100 100

4 Người nghèo được khám

chữa bệnh % 100 100 100

6 Tạo việc làm cho lao động

(2006-2010) người 9.500 12.420

130,7

Nguồn:UBND huyện Lục Ngạn [36,10]

Chương trình xóa đói giảm nghèo được triển khai với nhiều giải pháp đồng bộ, tắch cực nhằm giảm tỷ lệ hộ nghèo, từng bước cải thiện đời sống nhân dân:

Thực hiện tốt các chắnh sách an sinh xã hội; các chế độ, chắnh sách cho các đối tượng chắnh sách, đối tượng bảo trợ xã hội được quan tâm thực hiện đầy đủ; các gia đình có hồn cảnh đặc biệt khó khăn được quan tâm động viên hỗ trợ kịp thời, nhất là vào dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn, Tết Nguyên đán, vụ giáp hạt...

Chắnh sách hỗ trợ khắc phục nhà đổ cho nhân dân bị thiệt hại do thiên tai, cải thiện nhà ở cho hộ nghèo của nhà nước được tập trung lớn, phong trào xây dựng nhà tình nghĩa cho hộ chắnh sách nghèo, nhà đoàn kết toàn dân được đẩy mạnh; giai đoạn 2006-2010, bằng nguồn kinh phắ hỗ trợ khắc phục nhà đổ cho nhân dân bị thiệt hại do thiên tai, nguồn vốn Chương trình 134- hỗ trợ nhà ở cho hộ dân tộc thiểu số nghèo, Quyết định 167/QĐ-TTg của Thủ tướng chắnh phủ- hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, nguồn ủng hộ của các tổ chức và nguồn vận động của các cấp chắnh quyền, Ủy ban Mặt trận tổ quốc và toàn thể nhân dân... đã hỗ trợ xây dựng mới và sửa chữa 3.738 nhà ở cho hộ nghèo với tổng trị giá xây dựng đạt 159.520 triệu đồng, trong đó 48.880 tỷ đồng đầu tư của nhà nước và các đơn vị ủng hộ bằng tiền mặt, 110.640 tỷ đồng ủng hộ bằng vật liệu, ngày công của cộng đồng và kinh phắ tự có của hộ nghèo.

Các chắnh sách về hỗ trợ sản xuất, trợ cước, trợ giá các mặt hàng chắnh sách được triển khai thực hiện đảm bảo đầy đủ và chất lượng. Quan tâm chỉ đạo thực hiện các chắnh sách kắch cầu tắn dụng của Chắnh phủ về hỗ trợ lãi suất, bảo lãnh cho các tổ

chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh, mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây nhà ở khu vực nông thôn.

Quan tâm phát triển kinh tế vùng cao, giúp các hộ nghèo từng bước nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống, hình thành và phát triển nhiều mơ hình làm ăn có hiệu quả. Đã tổ chức 689 lớp tập huấn, 150 cuộc hội thảo với 142.126 lượt người tham gia về kỹ năng quản lý, sử dụng nguồn vốn vay, phổ biến kỹ thuật sản xuất, nuôi trồng cho nông dân, trao đổi kinh nghiệm giữa những nông dân sản xuất giỏi với cộng đồng.

Công tác đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm cho người lao động đạt nhiều kết quả tắch cực; thông qua Trung tâm Giáo dục thường xuyên và dạy nghề huyện, phối hợp, liên kết với các trung tâm đào tạo nghề tổ chức dạy nghề ngắn hạn cho các đối tượng có nhu cầu. Hàng năm có trên 1.900 lao động được giải quyết việc làm; trong gần 5 năm có trên 1.450 người đi làm việc ở nước ngoài. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 45,26% (năm 2005) xuống còn 21,7% năm 2010 (vượt 9,3% mục tiêu). Đời sống nhân dân tiếp tục ổn định và từng bước được cải thiện.

Về xây dựng kết cấu hạ tầng cho các xã nghèo, các xã đặc biệt khó khăn, trong hơn 4 năm (tắnh đến năm 2010), nguồn vốn của các chương trình 134,135, dự án giảm nghèo (WB)...đầu tư 106.060 triệu đồng, xây dựng hàng trăm cơng trình thuộc kết cấu hạ tầng các xã nghèo, các xã đặc biệt khó khăn; ngồi ra, các cơng trình lớn như các tún đường Nam Dương-Đèo Gia- Tân Mộc, Phong Vân-Phong Minh-Xa Lý, cụm cơng trình thủy lợi Hàm Rồng, được nhà nước tập trung đầu tư, một số cơng trình đã hồn thành, đưa vào sử dụng góp phần quan trọng vào việc thực hiện cơng tác giảm nghèo của huyện.

Tóm lại, qua hơn 5 năm thực hiện Đề án giảm nghèo giai đoạn 2006-2010, đã giảm được 1.630 hộ (4,46%); đến nay tồn huyện cịn12.503 hộ nghèo, chiếm 27,42% tổng số hộ, đạt 98,47% kế hoạch đề ra năm 2009, đạt 98,47% mục tiêu đề ra năm 2010; có 4 xã tỷ lệ hộ nghèo dưới 3,3%, 08 xã tỷ lệ hộ nghèo từ 5-25%, 3 xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 25-45%, 15 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 47% (5 xã tỷ lệ hộ nghèo trên 60%). các xã Phượng Sơn, Quý Sơn, Nghĩa Hồ, Hồng Giang, Biển Động, Mỹ An, Tân Mộc, Phì Điền, Đèo Gia, Biên Sơn và thị trấn Chũ có thành tắch nổi bật

trong cơng tác giảm nghèo. Tồn huyện đã giảm được 3 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%.[32]

Riêng năm 2011, thực hiện đề án giảm nghèo nhanh và bền vững cho 13 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 50% của huyện, kết quả đạt được về việc hỗ trợ sản xuất, về cơng trình thủy lợi, sự hỗ trợ của các doanh nghiệp và các chương trình lồng ghép đều đạt kết quả tốt, đời sống nhân dân các xã nghèo được nâng lên rõ rệt; tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chắ cũ giảm từ 58,62% xuống còn 51,75% (giảm 6,87%) so với năm 2009.

2.3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Đời sống đồng bào các xã vùng cao cịn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm mạnh, song cịn ở mức cao hơn nhiều so với bình qn chung của tỉnh, trong đó có 13 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%. kết quả giảm nghèo chưa bền vững, số hộ tái nghèo và phát sinh nghèo mới còn cao, nhiều hộ mới thoát nghèo đời sống cịn khó khăn, thu nhập chưa ổn định

Mặc dù đã thoát nghèo nhưng số hộ có kinh tế khá khơng nhiều do phần lớn lao động nghèo ở nơng thơn, miền núi sản xuất nơng nghiệp, có thu nhập thấp; kết cấu hạ tầng chưa đảm bảo phục vụ phát triển kinh tế và sinh hoạt của nhân dân.

Một số cán bộ thôn, xã và một bộ phận người nghèo chưa chủ động sáng tạo, thiếu ý thức vươn lên, cịn trơng chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước. Công tác rà soát thống kê hộ nghèo nhiều xã làm qua loa, thiếu công khai dân chủ, thiếu kiểm tra giám sát dẫn đến xác đinh hộ nghèo thiếu chắnh xác.

Việc lồng ghép các chương trình kinh tế - xã hội khác với chương trình giảm nghèo ở một số xã còn hạn chế, chưa quan tâm chỉ đạo, nghiên cứu xây dựng các mơ hình điểm phù hợp với từng vùng và tập quán sản xuất canh tác của người dân để nhân rộng.

Nguyên nhân của tồn tại trên là do nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo chưa đáp ứng được so với nhu cầu. Các cấp uỷ, chắnh quyền, đoàn thể ở một số xã thiếu chủ động, chưa đề ra được kế hoạch giải pháp tắch cực, cụ thể phù hợp với tình hình thực tế của địa phương để xóa đói giảm nghèo bền vững, cịn trơng chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước. Chắnh sách hỗ trợ đối với hộ nghèo còn dàn trải, chưa

hợp lý dẫn đến nhiều hộ dân có tư tưởng ỷ nại, thiếu ý chắ vươn lên thoát nghèo, thậm chắ một bộ phận không muốn được công nhận thoát nghèo để được hưởng chắnh sách của nhà nước đối với hộ nghèo để được hưởng chế độ ưu đãi của nhà nước đối với họ, đặc biệt là ở vùng cao, vùng dân tộc. Đa số các xã nghèo, các xã vùng cao diện tắch đất nơng nghiệp bình qn thấp, địa hình khơng thuận lợi, thời tiết diễn biến bất thường, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, trình độ dân trắ hạn chế, tập quán sản xuất lạc hậu. Đời sống nhân dân các xã vùng lòng hồ Cấm Sơn cịn rất nhiều khó khăn, chưa khắc phục được.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở LỤC NGẠN GIAI ĐOẠN 2011-2020

Một phần của tài liệu Xóa đói giảm nghèo bền vững ở huyện lục ngạn (Trang 65 - 69)