Phát triển Giáo dục-Đào tạo và Dạy nghề

Một phần của tài liệu Xóa đói giảm nghèo bền vững ở huyện lục ngạn (Trang 53 - 54)

Ngân sách hàng năm chi cho giáo dục tiếp tục tăng, đảm bảo chi trả chế độ chắnh sách và các nguồn chi thường xuyên phục vụ cho công tác giảng dạy và học

tập; cơ cấu chi chủ yếu tập trung đầu tư cơ sở vật chất phục vụ đồng bào vùng dân tộc thiểu số và các xã đặc biệt khó khăn, các xã xây dựng trường chuẩn quốc gia. Tổng ngân sách chi trong gần 5 năm là: 477,169 tỷ đồng; trong đó: chi thường xun 419,204 tỷ đồng, chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo 16,717 tỷ đồng. Hàng năm đều bố trắ ngân sách đầu tư cho xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia.

Tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô trường lớp; đã thành lâp thêm 3 trường trên cơ sở chia tách trường; đến nay tồn huyện có 107 trường học đáp ứng nhu cầu người học. Đội ngũ giáo viên tiếp tục được tăng cường về số lượng và trình độ đào tạo chun mơn; tỷ lệ giáo viên THCS và THPT/lớp đạt yêu cầu theo quy định, riêng tỷ lệ giáo viên tiểu học/lớp còn thấp, mới đạt 1,19 GV/lớp so với quy định của Bộ Giáo dục là 1,5 GV/lớp. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học được quan tâm đầu tư, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, quản lý giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện; đến hết năm 2010, có 58 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm 54,2% số trường, tăng 41 trường so với năm 2005 (đạt 109% mục tiêu Đại hội);100% các trường có hộp thư điện tử để trao đổi thơng tin. [36]

Công tác dạy nghề được chú trọng. Trung tâm Giáo dục thường xuyên và dạy nghề huyện tiếp tục liên kết với các trường trung học nghề, cao đẳng, đại học đào tạo các lớp học nghề ngắn hạn, dài hạn góp phần từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Chương trình 135/CP tiếp tục phát huy tác dụng tắch cực trong việc tổ chức các lớp dạy nghề ngắn hạn cho người lao động.

Một phần của tài liệu Xóa đói giảm nghèo bền vững ở huyện lục ngạn (Trang 53 - 54)