Kinh nghiệm và bài học của một số vùn gở nước ta về xóa đói giảm nghèo bền vững

Một phần của tài liệu Xóa đói giảm nghèo bền vững ở huyện lục ngạn (Trang 37 - 44)

nghèo bền vững

1.3.4.1. Những kinh nghiệm của một số vùng ở nước ta về xóa đói giảm nghèo bền vững

a. Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo ở huyện Nho Quan (Ninh Bình)

Là huyện miền núi có số xã nghèo và tỷ lệ hộ nghèo nhiều nhất của tỉnh Ninh Bình, 2 năm qua huyện Nho Quan đã huy động " tổng lực" vào chiến dịch xóa nghèo theo Nghị quyết 10 của Tỉnh ủy.

Với nhiều mơ hình xóa nghèo đa dạng, sáng tạo, Nho Quan đã khắch lệ nhiều hộ nghèo phấn khởi vượt qua khó khăn, vươn lên làm ăn khá giả. Theo báo cáo của UBND huyện Nho Quan, cuối năm 2007 tỷ lệ hộ nghèo của huyện ở mức 17,1%, cao nhất tỉnh. Trong đó, 9 xã miền núi đơng đồng bào dân tộc sinh sống với tập quán canh tác lạc hậu, thu nhập thấp có tỷ lệ hộ nghèo chiếm từ 30%- 40% tổng số

hộ. Những xã có tỷ lệ nghèo cao nhất huyện là Thạch Bình, Cúc Phương, Phú Long, Quảng Lạc, Quỳnh Lưu với tỷ lệ từ 32- 42 % số hộ nghèo. Với nỗ lực khơng mệt mỏi của tồn hệ thống chắnh trị trong cơng cuộc xóa đói giảm nghèo, đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện đã giảm xuống còn 13,1%, tỷ lệ hộ nghèo ở 9 xã đặc biệt khó khăn xuống cịn 18,3%, đã có hơn 4.700 hộ thoát nghèo.

Huyện ủy - UBND huyện đã chỉ đạo các cấp ủy, chắnh quyền, Mặt trận Tổ quốc cùng Ban, ngành, đoàn thể trong huyện vào cuộc với nhiệm vụ cụ thể để cùng nhau thực hiện chương trình giảm nghèo hiệu quả, bền vững. Huyện phân cơng các đồn thể cơ sở mỗi năm nhận giúp từ 5- 7 hộ thoát nghèo; các cơ quan, ban ngành, tham gia giám sát dự án và thực hiện chắnh sách hỗ trợ, xây dựng mơ hình điểm mang tắnh "đột phá" để nhân ra diện rộng. Các xã, thị trấn trong huyện đã kiện tồn Ban giảm nghèo; phối hợp với Hội Nơng dân điều tra, khảo sát đúng tiêu chắ các hộ nghèo, hoàn cảnh dẫn đến đói nghèo của từng hộ để có giải pháp giúp họ thoát nghèo hiệu quả. Từ việc thực hiện chu đáo các bước chuẩn bị, Ban giảm nghèo của huyện đã đề ra nhiều giải pháp như: hỗ trợ các đối tượng nghèo chuyển đổi cây trồng vật ni để phát triển sản xuất; các mơ hình chuyển diện tắch vùng trũng từ trồng lúa bấp bênh sang mơ hình lúa, cá; hỗ trợ giống, vốn, phân bón cho các hộ nghèo trọng điểm; xây dựng các mơ hình ni trồng cây, con đặc sản, phù hợp với điều kiện đất dai, gia cảnh của hộ nghèo.

Trong 2 năm 2009-2010, huyện đã cấp hơn 2,1 tỷ đồng cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho hơn 2.800 hộ, hỗ trợ giống lúa lai, ngô lai, lạc, giống gia cầm, phân đạm, với mức bình quân hơn 600.000 đồng/hộ. Mặt khác, huyện chỉ đạo các xã miền núi có diện tắch rừng phịng hộ ắt xung yếu chuyển sang trồng rừng kinh tế, nâng cao thu nhập cho người trồng rừng tại Thạch Bình, Quảng Lạc, Kỳ Phú, Phú Long, Gia Lâm với diện tắch 200 ha, khiến nhân dân yên tâm phấn khởi bám đất, bám rừng.

Cùng với chuyển đổi cây trồng vật ni, nhiều mơ hình kinh tế như phát triển ngành nghề nơng thôn, tạo việc làm cho người lao động được triển khai ở tất cả các địa bàn từ vùng núi rừng đến xã vùng chiêm trũng. Điển hình là hơn 100 hộ đã đưa

nghề trồng nấm vào sản xuất; trong 6 tháng của năm 2010, các hộ này đã sản xuất được hơn 10 tấn nấm khô được Công ty nấm Hồng Ngọc bao tiêu toàn bộ sản phẩm, đạt giá trị hơn 120 triệu đồng, bình quân thu nhập trên 1 triệu đồng/hộ. Để nghề trồng nấm phát triển ổn định, huyện đã đầu tư cho các xã Thượng Hòa, Phú Long hơn 70 triệu đồng để xây dựng lò sấy, lán trại sản xuất cho các hộ trồng nấm. Các cơ sở dạy nghề của huyện phối hợp với các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, hội nơng dân, phịng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức nhiều lớp đào tạo nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 3.000 lao động với các nghề: may công nghiệp, mây tre đan, làm chiếu trúc, đan cói xuất khẩu, hàn điện, trồng nấm rơm, ni thỏ, với kinh phắ hơn 300 triệu đồng, học viên được đào tạo miễn phắ. Sau đào tạo, các cơ sở dạy nghề đã giới thiệu cho 200 lao động vào làm việc tại Công ty cổ phần may Vạn Phú, hơn 200 lao động làm việc tại Công ty may Thăng Long, hơn 100 lao động đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan, Malaixia, Hàn quốc... Một số lao động về nông thôn sản xuất ngành nghề đều được hỗ trợ vốn, bao tiêu sản phẩm, tăng nguồn thu nhập.

Để hỗ trợ hộ nghèo vay vốn sản xuất, Ngân hàng Chắnh sách Xã hội đã cho hơn 11.000 hộ nghèo vay 51 tỷ đồng, trong đó có hơn 3.600 hộ nghèo trọng điểm thuộc 9 xã nghèo nhất huyện được vay hơn 15 tỷ đồng. Ngoài ra, tỉnh, huyện cũng hỗ trợ ngân sách cho vay không tắnh lãi suất 6 tỷ đồng cho hơn 1.200 hộ đặc biệt khó khăn theo phương án sản xuất, kinh doanh đã đăng ký. Hiệu quả đạt được là các hộ nghèo đã tập tung phát triển chăn nuôi được hơn 240 con trâu, bò, 160 lợn nái, hàng ngàn con dê. Một số hộ mua máy tuốt lúa, máy kéo nhỏ để làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp cho thu nhập ổn định, đời sống ngày càng phát triển. Để xóa đói nghèo bền vững, huyện đã chú trọng việc thực hiện chắnh sách bảo trợ xã hội như chi trả thường xuyên cho hơn 3.100 đối tượng là người cao tuổi, trẻ mồ côi, người tàn tật với số tiền hàng năm hơn 5,7 tỷ đồng, trợ cấp khó khăn đột xuất cho các gia đình neo đơn, khó khăn, miễn giảm học phắ cho gần 2.000 học sinh nghèo, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho hơn 6.070 hộ nghèo.

Nho Quan cũng là nơi có số hộ có nhà dột nát nhiều nhất tỉnh. Trong 2 năm 2008-2009, bằng nhiều nguồn vốn từ ngân sách và cộng đồng, huyện đã đầu tư hơn 2,6 tỷ đồng, xây mới và sửa chữa 148 nhà dột nát thành nhà kiên cố, đang triển khai xây dựng 180 nhà cho hộ nghèo, năm 2009, hoàn thành vượt kế hoạch giai đoạn 2 của chương trình hỗ trợ cải tạo nhà dột nát cho hộ nghèo. Ngoài ra, huyện cũng tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng đường xá, các cơ sở văn hóa, trạm y tế, giáo dục, hệ thống chợ tại các xã nghèo, tạo mọi thuận lợi cho người dân hưởng lợi từ các chương trình, dự án của nhà nước.

Xóa đói, giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước đang được huyện Nho Quan dốc sức thực hiện để nhanh chóng biến chủ trương thành hiện thực. Niềm tin đã đến với các hộ nghèo và các hộ đã thoát nghèo, tạo đà cho họ vươn lên xây dựng cuộc sống no đủ trong những năm tới. Huyện cũng xây dựng đề án xóa nghèo cụ thể đến năm 2013, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 10% dân số và có nhiều hộ vươn lên làm giàu chắnh đáng.

b. Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo ở Lào Cai.

Lào Cai là một tỉnh có có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, có cơ sở vật chất kỹ thuật cịn thiếu và thấp kém, sản xuất còn giản đơn theo kinh nghiệm, nặng về tự cấp tự túc, thiếu khoa học kỹ thuật, việc tiếp cận các yếu tố của kinh tế thị trường còn hạn chế, đời sống nhân dân cịn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao.

Chắnh vì vậy, từ năm 2004, tỉnh Lào Cai bắt đầu được thử điểm thực hiện các mơ hình xoá đói giảm nghèo theo nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Cụ thể, trong thời gian 5 năm (2006 - 2010), trên địa bàn tỉnh đã xây dựng và mở rộng lên 7 mơ hình với tổng số 455 hộ nghèo tham gia. Tổng kinh phắ đã đầu tư cho các mơ hình là 3.316,9 triệu đồng, trong đó: đầu tư trực tiếp hỗ trợ người nghèo là 708,02 triệu đồng (chiếm 21,35%), đầu tư cho vay là 1.975 triệu đồng (chiếm 60%), cịn lại là chi cho cơng tác tập huấn và quản lý của các cấp. Nhìn chung các mơ hình đã thực hiện đều có khả năng nhân rộng, hàng năm có từ 20-30% số hộ nghèo tham gia dự án thoát nghèo. Có được những thành cơng như vậy là do:

- Các mơ hình đều đặt lợi ắch của người nghèo lên hàng đầu, nhiều vấn đề có liên quan thuộc lợi ắch của người nghèo và những mong muốn của họ đã được quan tâm giải quyết, thông qua các quyền mà người nghèo được hưởng khi tham gia dự án, đó là: được tham gia dự án, các mơ hình đều được xây dựng trên cơ sở sự họp bàn thống nhất của đại diện tất cả các hộ nghèo, các hộ nghèo đều được cùng tham gia trong quá trình khảo sát, bàn bạc xác định các tiềm năng thế mạnh của địa phương, các loại cây trồng vật ni có khả năng phát triển được, điều kiện của từng hộ, những thuận lợi khó khăn của quá trình sản xuất như lao động, vốn, kỹ thuật, thị trường; được tự quyết ngay từ khâu lập dự án, một số vấn đề quan trọng đã được giao cho chắnh người người nghèo tự quyết định... từ đó giúp cho họ mạnh dạn hơn, tự tin hơn và cảm thấy mình được làm chủ quá trình sản xuất, khơi dậy được tắnh sáng tạo và tinh thần trách nhiệm đối với những quyết định của mình; được vay vốn ưu đãi với 60% tổng số vốn đầu tư của dự án dành cho tắn dụng ưu đãi, được hỗ trợ xây dựng củng cố chuồng trại chăn nuôi để chuyển đổi tập quán chăn nuôi từ thả rơng sang ni nhốt hoặc che chắn phịng chống mưa, rét; được tham gia tập huấn khuyến nông, tư vấn hỗ trợ kỹ thuật thường xuyên, tham gia các buổi đối thoại với với các đối tượng khác nhằm trao đổi những kinh nghiệm làm ăn, cách làm hay của các hộ khá và giàu, cũng như giải đáp thắc mắc của các hộ nghèo; được lực lượng khuyến nông viên, thú y viên tự nguyện, chuyên trách ở xã, thôn bản tư vấn, trợ giúp kỹ thuật trực tiếp; được tham gia giám sát, đánh giá dự án thông qua hoạt động sơ kết, tổng kết định kỳ về tình hình thực hiện mơ hình, những hộ làm ăn hiệu quả được khen thưởng, tôn vinh, ghi nhận và động viên kắch lệ kịp thời.

Vấn đề lợi ắch của các lực lượng tham gia cùng được quan tâm gắn liền với trách nhiệm. Các hộ khá giàu tham gia dự án với vai trị đầu tàu, có trách nhiệm hỗ trợ, giúp đỡ các hộ nghèo về kinh nghiệm sản xuất, tiêu thụ sản phẩm,... Các hộ này cũng được hưởng lợi bình đẳng với các hộ nghèo về vốn vay ưu đãi, tập huấn khuyến nông, chăm sóc và tư vấn thú y,... Lực lượng khún nơng viên, thú y viên, cán bộ chuyên trách ở cấp thôn, xã được trợ cấp thêm kinh phắ của dự án để thực hiện các hoạt động quản lý, theo dõi các hợp đồng trách nhiệm được ký kết giữa

Ban quản lý dự án với người tham gia dự án. Bên cạnh đó người dân trên địa bàn cũng được hưởng lợi từ các hoạt động: thúc đẩy sản xuất hàng hoá của dự án; tư vấn và trợ giúp kỹ thuật của lực lượng khún nơng, thú y viên của mơ hình và hưởng lợi từ các sản phẩm do các hộ trong mơ hình sản xuất ra như con giống, lương thực, thực phẩm tại chỗ tăng thêm.

Nguồn nhân lực tại chỗ được chú ý khai thác đã phát huy hiệu quả tắch cực. Từ việc đan xen giữa hộ khá, giàu và hộ nghèo trong mơ hình đã tạo thêm được nguồn lực, kiến thức và kinh nghiệm thực hiện dự án. Chắnh sự gần gũi giữa các hộ khá, giàu và hộ nghèo đã giúp các hộ nghèo học hỏi được kinh nghiệm làm ăn của các hộ khá, giàu, đồng thời cũng khai thác được nhiều sự giúp đỡ trực tiếp khác của các hộ khá, giàu cho các hộ nghèo. Việc sử dụng trưởng thôn, bản làm khún nơng viên thơn bản trong các mơ hình đã nhanh chóng mang lại hiệu quả trực tiếp, do họ vừa là người đi đầu, gương mẫu trong sản xuất ở thơn bản đó, vừa là người nắm rõ được tâm tư nguyện vọng của từng hộ dân, thông thạo phong tục tập quán và khắc phục ngay được những rào cản về ngơn ngữ. Các mơ hình đều lựa chọn các loại hình sản xuất đa dạng để có thể tận dụng sức lao động phổ thông và thời gian nhàn rỗi của hộ nghèo, tạo thêm việc làm, tãng thêm thu nhập cho các hộ gia đình tham gia dự án. Kết quả bình qn ngày cơng lao động của các hộ gia đình tham gia dự án đều tăng từ (7 -10)% sau mỗi năm, tạo thu thu nhập ổn định, năm sau cao hơn năm trước để giảm nghèo và thoát nghèo bền vững.

1.3.4.2. Những bài học rút ra từ kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo

Trên cơ sở khái quát những kinh nghiệm XĐGN ở các địa phương, có thể rút ra một số bài học chủ yếu trong XĐGN như sau:

- Phải đa dạng hóa các mơ hình XĐGN.

- Thực hiện thường xuyên việc chuyển đổi giống vật nuôi, cây trồng và mơ hình các ngành nghề nơng thơn, tạo nhiều việc làm mới cho người lao động.

- Hỗ trợ người nghèo vay vốn để sản xuất bằng ngân sách của tỉnh hoặc của huyện như cho vay không tắnh lãi suất hoặc giúp người nghèo vay vốn với lãi suất thấp từ các ngân hàng.

- Trao đổi, truyền đạt kinh nghiệm làm ăn cho người nghèo, đặc biệt là đối với người dân tộc thiểu số thì cần giúp họ tiếp cận nhiều hơn với khoa học kĩ thuật, với thị trường.

- Các mơ hình làm kinh tế đã đạt kết quả tốt thì cần phải được nhân rộng. phải đặt lợi ắch của người nghèo và mong muốn của người nghèo lên hàng đầu trong công tác XĐGN.

- Huy động mọi nguồn lực tham gia XĐGN, khai thác và phát huy lợi thế của địa phương.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở HUYỆN LỤC NGẠN TỪ NĂM 2006 ĐẾN 2010

Một phần của tài liệu Xóa đói giảm nghèo bền vững ở huyện lục ngạn (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w