Giảm nghèo bền vững

Một phần của tài liệu Xóa đói giảm nghèo bền vững ở huyện lục ngạn (Trang 26 - 27)

Phát triển bền vững theo nghĩa chung cần có các hợp phần của chiến lược mang tắnh bền vững, XĐGN là một bộ phận quan trọng của phát triển bền vững, do đó nó cũng địi hỏi tắnh bền vững. Hiện nay chưa có một khái niệm thống nhất nào về giảm nghèo bền vững tuy nhiên nhận thức về giảm nghèo bền vững được quan tâm và phát biểu ở nhiều giác độ khác nhau. Trong nghiên cứu này, tác giả tổng hợp lại một số cách nhìn, cách tiếp cận về giảm nghèo bền vững của một số tác giả và thông qua sự trao đổi trực tiếp như sau:

- Giảm nghèo bền vững nhìn theo khắa cạnh thu nhập của người dân:

+ Giảm nghèo bền vững đó là thu nhập của người dân đạt mức 1,5 lần chuẩn nghèo;

+ Giảm nghèo bền vững là hoạt động hỗ trợ để người dân có ý chắ tự vươn lên tạo được nguồn thu nhập ổn định và đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người;

+ Giảm nghèo bền vững là không thuộc diện nghèo 3 năm trở lên. - Giảm nghèo bền vững nhìn dưới giác độ năng lực của người dân:

+ Người dân cần có khát vọng và được hướng dẫn cách làm ăn mới có thể giảm nghèo bền vững;

+Trong nền kinh tế thị trường, muốn thoát nghèo bền vững thì người dân phải được và có khả năng tham gia vào "sân chơi" của thị trường;

+ Muốn giảm nghèo bền vững thì người dân phải biết cách làm ăn và có khả năng chống chọi với những rủi ro.

- Giảm nghèo bền vững nhìn dưới góc độ xã hội:

+ Giảm nghèo bền vững chỉ được giải quyết khi duy trì quan hệ xã hội tốt, người nghèo hết nghèo và vươn lên khá giả khi trong lúc khó khăn họ tìm được sự giúp đỡ.

+ Do tập quán nên phụ nữ ắt được tham gia các hoạt động xã hội, không tham dự tập huấn cách làm ăn.

Từ những ý kiến trên có thể tổng hợp và phác họa một quá trình đi đến thoát nghèo bền vững, trong đó người nghèo ở vị trắ trung tâm với các nguồn vốn hạn chế hiện có của mình cần được trợ giúp để cải thiện các nguồn vốn của mình cũng như cần được giảm thiểu các rào cản để có thể giảm nghèo bền vững gắn với tham gia vào thị trường.

Để đi đến nhận thức thống nhất về giảm nghèo bền vững, nội dung nghiên cứu này xin đi từ quan niệm về giảm nghèo và quan điểm về bền vững. Nếu như giảm nghèo được hiểu là kết quả từ sự nỗ lực của nhà nước, cộng đồng và người dân là cho người dân đạt mức sống vượt trên mức sống tối thiểu thì bền vững được

hiểu là có khả năng chống đỡ được hay có khả năng chịu được. Khi kết quả từ những nỗ lực của nhà nước, cộng đồng và người dân đạt được mức sống cao hơn mức sống tối thiểu và có khả năng duy trì trên mức tối thiểu này khi gặp (đối mặt) với các cú sốc, hay rủi ro thơng thường thì có thể giảm nghèo là bền vững. Quan điểm này chỉ ra rằng để giảm nghèo bền vững không chỉ dừng lại ở mức sống cao hơn mà còn đòi hỏi những điều kiện, ́u tố duy trì và phát triển kết quả đó.

Như vậy, giảm nghèo và phát triển bền vững có vai trị, mối quan hệ tương tác với nhau, đó là để phát triển bền vững thì cần phải thực hiện giảm nghèo hay giảm nghèo là một yêu cầu của phát triển bền vững; và phát triển bền vững sẽ thúc đẩy giảm nghèo nhanh, bền vững.

Một phần của tài liệu Xóa đói giảm nghèo bền vững ở huyện lục ngạn (Trang 26 - 27)