Nguyên nhân nghèo đói ở huyện Lục Ngạn

Một phần của tài liệu Xóa đói giảm nghèo bền vững ở huyện lục ngạn (Trang 58 - 65)

Đói nghèo là một hiện tượng kinh tế - xã hội, nó có nguyên nhân từ kinh tế nhưng cũng có cả nguyên nhân xã hội. Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan cịn có những nguyên nhân khách quan, bên cạnh những nguyên nhân chung của một vùng cịn có những nguyên nhân đặc thù.

Nguyên nhân đói nghèo của Lục Ngạn thể hiện ở các nhóm đặc thù sau:

Tổng diện tắch đất tự nhiên của huyện Lục Ngạn là 101.223,72 ha đứng thứ nhất trong tổng số 10 huyện, thành phố của tỉnh. Hiện nay diện tắch đã đưa vào khai thác sử dụng 83.077,29 ha, chiếm 82,07% tổng diện tắch đất tự nhiên. Diện tắch đất chưa sử dụng là 18.146,43 ha, chiếm 17,93%. Cụ thể tình hình sử dụng đất đai của huyện được thể hiện như sau:

- Đất Nơng nghiệp: Bình qn qua 3 năm tăng 10,34%, trong đó diện tắch năm 2008 so với năm 2007 tăng 22,64% tương ứng với mức tăng 5.233,26 ha, năm 2007 so với năm 2008 giảm 0,72%, tương ứng với mức giảm 203,94 ha.

- Đất Lâm nghiệp: Bình quân qua 3 năm tăng 10,8%. Năm 2007 diện tắch là 28.320,5 ha, năm 2008 diện tắch là 33.217,23 ha, tăng hơn 17,29% so với năm 2007, tương ứng với mức tăng 4896,73 ha. Năm 2009 diện tắch là 34.711,09 ha, so với năm 2008 tăng 4,68%, tương ứng với mức tăng là 1493,86 ha.

Như vậy, ta thấy diện tắch đất đai của huyện lớn nhưng là diện tắch đất đồi núi khó canh tác, cần được cải tạo nên đất chưa sử dụng còn nhiều, nhất là đất lâm nghiệp và đất trồng cây ăn quả. Trong khi đó, người có nhu cầu sử dụng đất rất nhiều nhưng do người cần sử dụng đất để canh tác không tiếp cận được vốn hoặc chưa có cách nào có được quyền sử dụng nên khơng có cơ hội được sử dụng đất.

Thời tiết khơng ổn định, nắng gay gắt kéo dài suốt nhiều tháng trong năm, khắ hậu nóng ẩm, mưa nhiều là đặc thù của thời tiết, nhưng do mưa nhiều dẫn đấn ngập lụt lớn vào mùa mưa nên làm cho sản xuất nơng nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt là thời tiết vào mùa lạnh rất khắc nghiệt, sương muối lạnh giá lại hanh khơ khiến cho cây trồng vật ni khó có thể tồn tại và sinh trưởng được.

Do địa hình đồi núi, có độ dốc lớn, nhiều vùng bị sơng ngăn cách nên những vùng xa xơi hẻo lánh cịn rất thiếu thốn về cơ sở hạ tầng, đường xá giao thơng khơng thuận tiện, làm cho người dân khó tiếp cận được với thị trường, nên kinh tế hàng hóa chậm phát triển. Hệ thống thủy lợi cịn thiếu chua đáp ứng đủ yêu cầu của sản xuât, trẻ em khó khăn trong việc đến trường, người dân không tiếp cận được với các thơng tin sản xuất và văn hóa tinh thần, nhất là các xã đặc biệt khó khăn trong huyện như Phong Vân, Đèo Gia, Tân Mộc, Cấm Sơn, Phú Nhuận, Tân Sơn, Phong

Minh...Đó cũng là một nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ đói nghèo ở các vùng sâu, vùng xa của huyện cao hơn trong tồn tỉnh.

Nhóm 2: Nhóm ngun nhân bắt nguồn từ bản thân người nghèo.

Hầu hết người nghèo là do thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức làm ăn, thiếu hoặc khơng có vốn; đơng con, neo đơn, rủi ro, ốm đau, thiếu sức lao động, thiếu tư liệu sản xuất, khơng có kế hoạch chi tiêu hợp lý trong gia đình, mắc vào các tệ nạn xã hội.

- Đói nghèo do thiếu hoặc khơng có tư liệu sản xuất: vốn, đất, phương tiện sản xuất.

Đây là nguyên nhân quan trọng nhất, qua điều tra thực trạng ở Lục Ngạn cho thấy: 84,7% số hộ nghèo đói là do thiếu vốn, đất, phương tiện sản xuất. Trong giai đoạn 2006-2009 có 3149 hộ nghèo phát sinh do thiếu vốn, 1431 hộ nghèo phát sinh do thiếu đất để sản xuất. Vì thiếu hoặc khơng có vốn, đất, phương tiện sản xuất sẽ là trở ngại rất lớn đối với người lao động khi tham gia vào kinh tế thị trường, trong đó, đặc biệt nhấn mạnh vai trò của vốn. Ta biết rằng, vốn là yếu tố không thể thiếu được trong sản xuất kinh doanh. Ơng cha ta đã từng nói "bn tài khơng bằng dài vốn", điều đó càng khẳng định một lần nữa vai trị của vốn trong phát triển kinh tế là vô cùng quan trọng. Nên dùng vốn của mình hoặc đi vay dưới hình thức nào, của cá nhân hay tổ chức nhà nước là vấn đề lựa chọn, cần có kinh nghiệm và tri thức, song do ắt học nên người nghèo, đói khó lựa chọn tối ưu. Chắnh vì vậy, vốn dưới dạng tiền mặt, bất động sản, nguyên vật liệu, giống... có ý nghĩa rất lớn đối với người nghèo. Song ở đây có một nghịch lý là những người nghèo thường là những người không có vốn để làm ăn, song chắnh họ lại là những người không biết cách bảo quản đồng vốn và làm cho nó sinh sơi nảy nở, do họ thiếu kinh nghiệm làm ăn, thiếu thơng tin, thiếu thị trường. Do đó nhiều khi họ cũng không dám vay vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh vì lo khơng trả được nợ. Mặt khác, cũng khơng loại trừ một số người nghèo vay vốn, tìm kiếm tắn dụng cịn là vì để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tối thiểu như ăn, sửa nhà, ốm đau bệnh tật... Vì vậy, những người nghèo cũng là

những người dễ mắc nợ, khó trả được nợ, cho nên họ rất cần sự giúp đỡ hỗ trợ và tư vấn của cộng đồng.

- Nghèo đói do khơng có kinh nghiệm làm ăn, khơng biết cách sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân này là phổ biến ở nhiều người nghèo. Trong 4 năm (2006-2009), có 39% số hộ nghèo đói phát sinh là do thiếu kiến thức và thiếu kinh nghiệm làm ăn, không am hiểu thị trường, không biết hạch toán lỗ, lãi. Nguyên nhân này khá quan trọng, nó quyết định khả năng có thể vượt qua cửa ải nghèo đói của cá nhân, do đó cộng đồng và xã hội cần phải giúp đỡ và hỗ trợ họ.

Nếu không biết cách làm ăn kinh doanh theo hướng sản xuất hàng hóa, khơng có năng lực hiểu biết về thị trường, kết quả sản xuất kinh doanh dù đạt ở mức cao nhất cũng chỉ đủ ăn. Do đó, người nghèo ln ở vào thế bấp bênh, dễ rơi vào cảnh nghèo đói khi có những biến cố xảy ra như thiên tai, rủi ro, đau ốm...

- Do thiếu lao động, đông người ăn theo, thiếu việc làm. Thiếu lao động do hồn cảnh gia đình neo đơn thường rơi vào những gia đình thuộc diện chắnh sách như gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình có người tàn tật, phụ nữ góa bụa. Thiếu lao động cũng cịn do đơng con, và con còn nhỏ tuổi lại cách nhau rất gần nên thiếu lao động. Theo thống kê, có 23,6% hộ nghèo phát sinh năm 2006-2009 là do nguyên nhân này. Đây là nguyên nhân thường rơi vào những hộ gia đình đơng con và ở trong tình trạng "người làm thì ắt, người ăn thì nhiều". Do thiếu lao động, nguồn thu nhập không đáp ứng được nhu cầu của số đơng người trong gia đình nên họ bị rơi vào cảnh nghèo đói.

- Do bệnh tật, rủi ro, tai nạn và mắc tệ nạn xã hội. Rủi ro trong kinh tế thị trường thường gặp là các trường hợp bị phá sản do làm ăn thua lỗ, bị lừa đảo, do khơng may bị bệnh nặng... Có 25% số hộ nghèo đói phát sinh từ năm 2006-2009 là do nguyên nhân này. Đây là nguyên nhân thường gặp trong xã hội nhưng nó chỉ tác động đến cá nhân, gia đình hay một nhóm nhỏ trong xã hội bị rơi vào nghèo đói.

- Ngồi ra số hộ nghèo đói cịn lại là do các nguyên nhân khác, chiếm khoảng 3,5% .

Nhóm 3: Nhóm ngun nhân thuộc trình độ phát triển kinh tế - xã hội.

Do điểm xuất phát thấp, tập quán canh tác lạc hậu, nhiều năm ảnh hưởng của chiến tranh, cơ chế bao cấp kéo dài, nên hiện nay trình độ phát triển kinh tế - xã hội của huyện còn ở mức thấp. Hệ thống hạ tầng cơ sở yếu kém, trình độ dân trắ chưa cao, cơ chế chắnh sách, nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội cịn nhiều bất cập. Đây là nhóm ngun nhân liên quan đến một số giải pháp bền vững, giải quyết tận gốc vấn đề XĐGN. Cụ thể:

Thứ nhất, do tác động lâu dài của chiến tranh, một số gia đình chắnh sách

thiếu sức lao động, ốm đau, có người tàn tật. Điều đó đã gây nên những khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.

Thứ hai, cơ cấu kinh tế, nhất là cơ cấu ngành kinh tế của huyện chưa hợp

lý. Chúng ta có thể theo dõi điều đó qua bảng sau:

Nguồn:UBND huyện Lục Ngạn [34]

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tổng giá trị sản xuất theo ngành kinh tế (theo giá hiện hành) năm 2011 ( Đơn vị tắnh: %)

Trong bảng cơ cấu giá trị ngành cho thấy, tỷ trọng của tất cả các ngành gần như khơng có sự chuyển dịch qua các năm. Giá trị ngành nông nghiệp, lâm nghiệp

của ngành là 46,5%, tỷ lệ tăng lên không nhiều vào năm 2010 (47,2%) và đến năm 2011 là 46,8%. Ngược lại, ngành công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng giá trị nhỏ nhất, có sự tăng lên theo các năm nhưng không đáng kể. Nếu như năm 2009 tổng giá trị của ngành là 19,8% thì đến năm 2010 và 2011 đã tăng lên là 20,5% và 21,6%. Ngành dịch vụ tương đối ổn định nhưng lại có xu hướng giảm xuống. Sau 3 năm từ năm 2009, 2010 và 2011, ngành dịch vụ có được kết quả lần lượt là 33,7%, 32,3%, 31,6%. Tỷ lệ giảm này không hợp lý với cơ cấu kinh tế thị trường hiện đại. Do cơ cấu ngành kinh tế chưa hợp lý nên dẫn đến cơ cấu lao động cịn bất cập, lao động tập trung trong nhóm ngành nơng nghiệp là chủ ́u, đây là nhóm ngành mang lại thu nhập chắnh cho người dân. Ngược lại, ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ lại thiếu lao động, nhiếu công nhất, là thiếu công nhân kỹ thuật tay nghề cao.

Thứ ba, đói nghèo cịn do thiếu thị trường.

Chúng ta biết rằng đối với người nghèo thì tất cả các biện pháp cứu trợ chỉ các tác dụng nhất thời, về lâu dài phải giúp họ tự vươn lên đẩy mạnh sản xuất, tăng thu nhập bình ổn cuộc sống. Muốn vậy, phải tạo ra thị trường để cung cấp cho họ các yếu tố đầu vào của sản xuất, đồng thời giúp họ trong tiêu thụ sản phẩm. Vì khi có thị trường, họ sẽ tiếp cận được với những thông tin, những yêu cầu về sản phẩm, làm cho sản xuất gắn với tiêu dùng, nhờ đó nâng cao được sức cạnh tranh của sản phẩm.

Chắnh do thiếu thị trường đã dẫn đến tình trạng người nghèo khơng xác định đúng phương hướng sản xuất kinh doanh, khơng dám mạnh dạn sản xuất hàng hóa, tạo nên tâm lý e ngại, mất khả năng linh hoạt, sáng tạo. Từ đó dẫn đến tình trạng trơng chờ, ỷ lại vào sự trợ cấp của nhà nước.

Thứ tư, đói nghèo còn gắn liền với đời sống dân trắ thấp.

Là một huyện miền núi có tỷ lệ dân tộc thiểu số lớn chiếm 49% trong tổng số dân, lao động chủ yếu trong ngành nông nghiệp (91,6%), xa trung tâm, địa hình đi lại khó khăn nên dân trắ thấp là điều dễ thấy ở huyện. Người nghèo thường có trình độ học vấn thấp, thiếu kỹ năng làm việc và thông tin. Mặc dù hiện nay, 30/30 xã,

thị trấn đều đã tiến hành chương trình phổ cập tiểu học, phổ cập THCS đúng độ tuổi nhưng theo kết quả điều tra cho thấy gần 90% số người nghèo là những người có trình độ học vấn phổ thơng cơ sở hoặc thấp hơn. 29/30 xã đã đạt chuẩn phổ cập THCS nhưng tỷ lệ học sinh từ 15-18 tuổi có bằng tốt nghiệp THCS thấp (80,4%) so với bình quân chung của tỉnh (90%). Tỷ lệ người nghèo tỷ lệ thuận với trình độ học vấn của họ. Bản thân các hộ nghèo cũng hiểu được rằng trình độ học vấn là chìa khoá quan trọng để thoát nghèo đói. Tuy nhiên chi phắ cho giáo dục cũng là một vấn đề lớn đối với người nghèo, đó thực sự là một trở ngại trong quá trình vươn lên để thoát nghèo của họ.

Ở huyện hiện còn đang thiếu một đội ngũ công nhân lành nghề, một đội ngũ những nhà doanh nghiệp giỏi. Đội ngũ cán bộ quản lý cũng cịn nhiều bất cập trong quá trình đổi mới. Đối với các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, trình độ của các cán bộ quản lý cịn nhiều hạn chế... Đây thực sự là một vấn đề đang đặt ra trong tiến trình XĐGN của huyện.

Từ sự phân tắch các nhóm nguyên nhân đã nêu trên, có thể rút ra mấy kết luận sau đây:

- Đói nghèo có nhiều nguyên nhân trong đó trực tiếp và trước hết là nguyên nhân kinh tế vì thế các giải pháp để XĐGN phải bắt đầu từ vấn đề phát triển kinh tế, giúp người nghèo, hộ nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập.

- Các nguyên nhân gây nên đói nghèo ở Lục Ngạn khơng tách rời nhau, mà đói nghèo có khi là kết quả của cả 3 nhóm nguyên nhân 1, 2 và 3.

- Các nguyên nhân gây nên đói nghèo, có một số nguyên nhân khá ổn định và có ý nghĩa phổ biến, thay đổi không lớn như thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm làm ăn là những nguyên nhân có tác động mạnh mẽ nhất, phổ biến nhất.

- Các nguyên nhân về điều kiện tự nhiên, có sự thay đổi theo địa phương ở những vùng khắc nghiệt thì tỷ lệ đói nghèo cao, có khi biết làm ăn mà vẫn nghèo đói. Trong trường hợp này địi hỏi phải có sự đầu tư lớn của Nhà nước để cải tạo và

- Nguyên nhân về thiếu cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông, thông tin liên lạc,... có tắnh đặc thù rõ nét của từng vùng miền núi, địa hình hiểm trở, bị chia cắt. Ở đây có khi nó lại mang ý nghĩa chủ yếu chi phối các ngun nhân cịn lại. Vì thế càng cần sự hỗ trợ và đầu tư lớn của nhà nước cũng như của các tổ chức quốc tế.

Một phần của tài liệu Xóa đói giảm nghèo bền vững ở huyện lục ngạn (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w