Phương pháp tiếp cận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường quản lý dự án tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh thái nguyên (Trang 54 - 94)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp tiếp cận

* Phương pháp tiếp cận hệ thống

Tiếp cận hệ thống là cách nhìn nhận thế giới qua cấu trúc hệ thống, thứ bậc và động lực của chúng; đó là một tiếp cận tồn diện và động

Trên phương diện vĩ mô, tiếp cận hệ thống là xem xét toàn thể hệ thống cho ta thấy cái nhìn cơ bản nhất, khái quát nhất, toàn cảnh nhất, để tìm ra những đặc trưng cơ bản nhất, những tính chất quyết định nhất, những bộ phận cốt yếu nhất và những hành vi chiến lược của hệ thống, chứ không phải xem xét bộ phận bên trong hệ thống

Trên phương diện vi mô, là đi sâu, xem xét tỷ mỉ từng phần tử, từng mối quan hệ giữa các phần tử; từng vấn đề cụ thể để hiểu được hành vi hệ thống

Tiếp cận hệ thống được sử dụng trong đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngồi, có ảnh hưởng tới cơng tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng do

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các cơng trình Nơng nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên. Các yếu tố bên ngoài bao gồm: Đặc điểm kinh tế - xã hội trên địa bàn và đặc điểm về địa hình tỉnh Thái Nguyên. Các yếu tố bên trong gồm các yếu tố thuộc về nội tại của công tác quản lý như: Các văn bản cơ chế, chính sách; cách thức quản lý ngân sách nhà nước; Trình độ chun mơn nghiệp vụ của lực lượng cán bộ làm cơng tác quản lý; thủ tục hành chính và các quy định của pháp luật. Các yếu tố có mối quan hệ tương tác, hỗ trợ và liên kết với nhau trong một hệ thống động.

* Phương pháp tiếp cận có sự tham gia

- Là phương pháp có sự tham gia của các yếu tố liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu.

- Quá trình quản lý dự án tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các cơng trình Nơng nghiệp và PTNT khơng chỉ bao gồm những hoạt động bên trong của đơn vị mà nó cịn có các hoạt động với các chủ thể bên ngoài đơn vị như: Cơ quan quản lý cấp trên (Sở Nông nghiệp quản lý trong lĩnh vực thẩm định các dự án, Sở Kế hoạch, Sở Tài chính tham mưu về nguồn vốn và kế hoạch vốn, Ủy ban nhân dân tỉnh là cơ quan quyết định đầu tư), người dân, chính quyền địa phương…..Vì vậy, khi sử dụng phương pháp tiếp cận, ngồi việc tiếp cận trong chính nội tại của hệ thống thì cần phải sử dụng phương pháp tiếp cận có sự tham gia.

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

a, Thu thập thông tin sơ cấp

+ Phương pháp quan sát: + Phương pháp điều tra nhóm:

b,Thu thập thơng tin thứ cấp:

Thu thập từ thơng tin cơng bố chính thức của các cơ quan quản lý Nhà nước cấp Trung ương và tỉnh Thái Nguyên;

từ các báo cáo, hồ sơ liên quan:

- Trong quản lý trình tự, thủ tục lập dự án đầu tư xây dựng cơng trình: Thu thập các quyết định phê duyệt dự án hoặc phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật.

- Quản lý công tác lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng: Thu thập từ các báo cáo tổng hợp kết quả lựa chọn nhà thầu.

- Quản lý công tác thi cơng xây dựng cơng trình: Thu thập từ báo cáo giám sát đầu tư, các biên bản nghiệm thu, biên bản vi phạm….

- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng: Thu thập từ các hồ sơ thanh, quyết toán, báo cáo quyết toán vốn đầu tư, báo cáo kiểm toán….

- Thu thập thông tin từ các báo cáo tổng hợp hàng năm của đơn vị, các kết luận thanh tra, kiểm tốn…

2.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý thơng tin

Phương pháp phân tích số liệu là phương pháp dùng lý luận và dẫn chứng cụ thể để tiến hành phân tích theo chiều hướng biến động của các sự vật, hiện tượng, tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả của hiện tượng trong phạm vi nghiên cứu từ đó tìm ra biện pháp để giải quyết.

* Thống kê mô tả: Thông tin sau khi thu thập được phân tổ theo yêu

cầu của nội dung nghiên cứu về việc quản lý dự án tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các cơng trình Nơng nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên

Sử dụng các bảng biểu để thống kê các số liệu đã thu thập, đưa ra các mô tả cho vấn đề liên quan

* So sánh: So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến để đánh giá

kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích. Với cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau được biểu hiện bằng phần trăm để có các kết luận về hiệu quả quản lý dự án tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các cơng trình Nơng nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên

* Hạch tốn: Sử dụng trong phân tích quản lý dự án giai đoạn quyết toán dự án.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu phân tích

* Phân tích quản lý trình tự thủ tục lập dự án đầu tư xây dựng cơng trình

-Chỉ tiêu số lượng dự án phải điều chỉnh. - Chỉ tiêu tỷ lệ dự án điều chỉnh (Tda)

Tda = Số dự án điều chỉnh

x 100 (%) Tổng số dự án

Các chỉ tiêu này phản ánh chất lượng lập dự án đầu tư xây dựng. Tuy nhiên cũng phải xem xét cả nguyên nhân cần điều chỉnh, bổ sung dự án.

* Phân tích quản lý cơng tác lựa chọn nhà thầu và hợp đồng trong hoạt động xây dựng

Sử dụng các chỉ tiêu để đánh giá như:

- Số lượng các gói thầu sử dụng hình thức đấu thầu, chỉ định thầu - Số lượng nhà thầu tham dự với các hình thức đấu thầu, chỉ định thầu - Tỷ lệ trung bình số nhà thầu tham gia trên mỗi gói thầu đấu thầu (Tđt): tỷ lệ này càng cao cho thấy tính cạnh tranh trong công tác đấu thầu càng lớn, khả năng lựa chọn nhà thầu đáp ứng yêu cầu của dự án càng cao.

Tđt = Số nhà thầu tham gia đấu thầu

x 100 (%) Số gói thầu đấu thầu

* Phân tích quản lý cơng tác thi cơng xây dựng cơng trình

- Số lượng nhà thầu vi phạm trong công tác thi công xây dựng

- Tỷ lệ nhà thầu vi phạm về chất lượng, tiến độ, an toàn lao động trong thi công xây dựng (Tvp): Tỷ lệ này đánh giá năng lực của nhà thầu cũng như năng lực quản lý dự án của Ban quản lý dự án.

Tvp = Số nhà thầu vi phạm

x 100 (%) Số nhà thầu tham gia

* Phân tích quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơng trình

- Tỷ lệ giảm trừ sau kiểm tốn so với giá trị quyết tốn bình qn các dự án (Tgt): Chỉ tiêu này đánh giá cơng tác quản lý tổng mức đầu tư, dự tốn

xây dựng cơng trình Tgt =

n

i 1 n  Số nhà thầu vi phạm x 100 (%) Số nhà thầu tham gia

- Tỷ lệ giá trị khối lượng hoàn thành so với kế hoạch (Tht): Đánh giá công tác lập kế hoạch vốn

Tht = Giá trị khối lượng hoàn thành

x 100 (%) Kế hoạch vốn

- Tỷ lệ giải ngân so với kế hoạch vốn được giao (Tgn): Chỉ tiêu này dùng để đánh giá kết quả thanh toán vốn đầu tư, đồng thời cũng phản ánh tiến độ giải ngân của dự án có đạt u cầu hay khơng

Tgn = Số giải ngân

x 100 (%) Kế hoạch vốn giao

* Phân tích quản lý nguồn nhân lực tham gia dự án đầu tư xây dựng cơng trình

- Chỉ tiêu đánh giá nguồn nhân lực thuộc Ban: Số biên chế của các phòng thuộc Ban: So sánh chỉ tiêu này với số biên chế cần để thực hiện khối lượng cơng việc của từng phịng thuộc Ban. Khi so sánh, đánh giá được mức độ thừa, thiếu nguồn nhân lực thuộc Ban.

- Các chỉ tiêu đánh giá nguồn nhân lực khác như nhà thầu tư vấn thiết kế, nhà thầu giám sát, nhà thầu thi cơng chủ yếu mang tính chất định tính vì để được lựa chọn tham gia dự án, các nhà thầu phải đảm bảo đủ điều kiện trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ u cầu. Chính vì vậy, để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực khác cần phải xem xét các yếu tố thực tế liên quan đến dự án như: Hồ sơ thiết kế, thi cơng cơng trình có đảm bảo u cầu hay không, giám sát đã thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ hay không?

Qua các chỉ tiêu phân tích, thấy được những tồn tại, hạn chế, điểm mạnh, điểm yếu của công tác quản lý dự án tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các cơng trình Nơng nghiệp và PTNT tỉnh Thái Ngun để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý dự án tại đơn vị.

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CƠNG TRÌNH NƠNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1. Đặc điểm Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các cơng trình Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Vị trí và chức năng của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các cơng trình Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các cơng trình Nơng nghiệp và Phát triển nơng thôn tỉnh Thái Nguyên được thành lập theo Quyết định 3566/QĐ- UBND ngày 23/12/2016 của UBND tỉnh Thái Nguyên trên cơ sở kiện toàn Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Thái Nguyên.

Ban QLDA đầu tư xây dựng các cơng trình Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên là đơn vị sự nghiệp cơng lập có thu tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên theo quy định của nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2013 của Chính phủ. Ban có con dấu riêng, có tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng thương mại để giao dịch theo quy định của Pháp luật.

Ban QLDA đầu tư xây dựng các cơng trình Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn tỉnh Thái Nguyên có trụ sở tại tầng 2, khu nhà đa Trung tâm, Sở nông nghiệp và PTNT, tổ 25, phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

Ban QLDA đầu tư xây dựng các cơng trình Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn tỉnh Thái Nguyên thực hiện các chức năng sau:

- Làm chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng cơng trình Nơng nghiệp phát triển nơng thơn sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách do UBND tỉnh giao;

- Tiếp nhận và quản lý sử dụng vốn để đầu tư xây dựng cơng trình theo quy định của Pháp luật;

- Tổ chức và quản lý các dự án do mình làm chủ đầu tư và nhận ủy thác quản lý dự án theo hợp đồng ủy thác quản lý dự án cho các chủ đầu tư khi được yêu cầu và có năng lực để thực hiện theo quy định của Pháp luật trên cơ sở đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ quản lý các dự án đã được giao;

- Bàn giao cơng trình hồn thành cho chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng cơng trình khi kết thúc cơng trình;

- Nhận uỷ thác quản lý dự án của các chủ đầu tư khác theo hợp đồng ủy thác quản lý dự án được ký kết;

- Thực hiện các chức năng khác do UBND tỉnh, chủ tịch tỉnh giao.

3.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các cơng trình Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn tỉnh Thái Nguyên

Ban có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau: * Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư gồm:

- Lập kế hoạch dự án: Lập, trình phê duyệt kế hoạch thực hiện dự án hàng năm, trong đó phải xác định rõ các nguồn lực sử dụng, tiến độ thực hiện, thời gian hoàn thành, mục tiêu chất lượng và tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện.

- Tổ chức thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng: Thực hiện các thủ tục liên quan đến quy hoạch xây dựng, sử dụng đất đai, tài nguyên, hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ cảnh quan mơi trường, phịng chống cháy nổ có liên quan đến xây dựng cơng trình; tổ chức lập dự án, trình thẩm định, phê duyệt dự án theo quy định; tiếp nhận, giải ngân vốn đầu tư và thực hiện các công việc thẩm định dự án khác;

- Các nhiệm vụ thực hiện dự án: Thuê tư vấn thực hiện khảo sát, thiết kế xây dựng và trình thẩm định, phê duyệt hoặc tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng (theo phân cấp); Phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức, các nhân có liên quan thực hiện cơng tác bồi thường, giải

phóng mặt bằng, tái định cư và thu hồi, giao nhận đất để thực hiện các dự án được giao làm chủ đầu tư; Tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; giám sát quá trình thực hiện; giải ngân, thanh tốn theo hợp đồng xây dựng và các cơng việc cần thiết khác;

- Các nhiệm vụ kết thúc xây dựng, bàn giao cơng trình để vận hành, sử dụng: Tổ chức nghiệm thu, bàn giao cơng trình hồn thành; vận hành chạy thử, quyết toán, thanh lý hợp đồng xây dựng, quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơng trình và bảo hành cơng trình

- Các nhiệm vụ quản lý tài chính và giải ngân: Tiếp nhận, giải ngân vốn theo tiến độ thực hiện dự án và hợp đồng ký kết với nhà thầu xây dựng; thực hiện chế độ quản lý tài chính, tài sản của đơn vị theo quy định;

- Các nhiệm vụ hành chính, điều phối và trách nhiệm giải trình; - Các nhiệm vụ giám sát, đánh giá và báo cáo

* Thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án, gồm:

- Tổ chức thực hiện các nội dung quản lý dự án theo quy định tại điều 66 và điều 67 Luật Xây dựng;

- Phối hợp hoạt động với tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện dự án để đảm bảo yêu cầu về tiến độ, chất lượng, chi phí, an tồn và bảo vệ mơi trường;

- Thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án do người quyết định đầu tư, chủ đầu tư giao hoặc ủy quyền thực hiện;

* Nhận ủy thác quản lý dự án theo hợp đồng ký kết với các chủ đầu tư khác khi được yêu cầu, phù hợp với năng lực hoạt động của mình.

* Thực hiện các cơng việc tư vấn trong xây dựng cơng trình khi đủ điều kiện năng lực hoạt động theo quy định của pháp luật bao gồm: Tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm tra hồ sơ, tư vấn lập hồ sơ mời thầu, tổ chức đấu thầu và xét thầu…

* Phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân có liên quan trong cơng tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để giải phóng mặt bằng các dự án được giao làm chủ đầu tư;

* Thực hiện các nhiệm vụ khác do chủ tịch UBND tỉnh giao.

3.1.3. Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các cơng trình Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên

* Ban Giám đốc Ban QLDA nông nghiệp và PTNT

Ban Giám đốc Ban QLDA nông nghiệp và PTNT gồm: Giám đốc và 03 Phó Giám đốc.

- Giám đốc Ban QLDA nông nghiệp và PTNT do Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm và miễn nhiệm, có trách nhiệm quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động của Ban QLDA nơng nghiệp và PTNT.

- Phó Giám đốc Ban QLDA nông nghiệp và PTNT do Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Ban QLDA nông nghiệp và PTNT; có trách nhiệm giúp Giám đốc Ban QLDA nơng nghiệp và PTNT về một số hoạt động của Ban QLDA nông nghiệp và PTNT, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Ban QLDA nông nghiệp và PTNT và trước pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường quản lý dự án tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh thái nguyên (Trang 54 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)