Tình hình quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý Thủy lợi và đê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường quản lý dự án tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh thái nguyên (Trang 49)

5. Bố cục của luận văn

1.2.2. Tình hình quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý Thủy lợi và đê

đê điều thuộc chi cục Thủy lợi tỉnh Thái Nguyên.

Ban Quản lý dự án Thủy lợi và đê điều là ban kiêm nhiệm thuộc Chi cục Thủy lợi Thái Nguyên, có nhiệm vụ giúp Chủ đầu tư là Chi cục Thủy lợi Thái Nguyên các nhiệm vụ quản lý dự án theo các quy định của pháp luật hiện hành.

* Quản lý trình tự, thủ tục lập dự án đầu tư xây dựng công trình.

Công tác lập dự án phù hợp với chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trong công tác quản lý lập dự án, có dự án đường kết hợp đê phải điều chỉnh dự án là: dự án Cải tạo, nâg cấp tuyến đê Mỏ Bạch kết hợp làm đường giao thông vào trường đại học nông lâm Thái Nguyên. Điều chỉnh do bổ sung thêm hạng mục cho phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội

* Quản lý công tác lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng

Trong giai đoạn vừa qua Ban quản lý dự án Thủy lợi và đê điều đã thực hiện tốt công tác lựa chọn các nhà thầu, tuân thủ đúng các nội dung liên quan quy định tại Luật Đấu thầu và các văn bản quy phạm pháp luật khác. Xây dựng kế hoạch, quy trình thực hiện tuân thủ đúng quy định.

Trong giai đoạn 2014-2016 Ban đã tổ chức đấu thầu, xét thầu (chỉ định thầu) với tổng số 78 gói thầu thuộc 17 công trình với 114 nhà thầu tham dự trong đó có 45 gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi (chủ yếu là các gói thầu xây lắp, thiết bị), 69 gói thầu áp dụng hình thức chỉ định thầu (chủ yếu là các gói thầu tư vấn, gói thầu bảo hiểm công trình và kiểm toán).

Nhìn chung kết quả công tác lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng của Ban trong giai đoạn này tương đối tốt, tuân thủ nghiêm túc các quy định pháp luật về công tác lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng.

Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại chưa phát huy được hiệu quả kinh tế của dự án cũng như được hưởng những ưu đãi trong công tác đấu thầu như:

- Tỷ lệ giảm giá gói thầu tại hầu hết các gói chỉ định thầu là thấp không đáng kể, hoặc không giảm, do đó không tiết kiệm được vốn đầu tư. Cụ thể là: Gói thầu khảo sát lập báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình Khoan phụt vữa gia cố thân đê Sông Công; công trình nâng cấp cụm các công trình thủy lợi huyện Đồng Hỷ; công trình xử lý khẩn cấp sạt lở đê Hà Châu đoạn K9+00 đến K9+500.

- Hầu hết các nhà thầu chưa đề xuất được những vật liệu mới và những biện pháp, kỹ thuật thi công (công nghệ) mới để thi công vào các gói thầu nhằm đem lại hiệu quả, rút ngắn thời gian thi công sớm đưa dự án vào khai thác sử dụng.

- Chưa có nhà thầu nào đề xuất được lao động để được hưởng ưu đãi trong đấu thầu như: Lao động nữ giới hoặc Lao động là thương, bệnh binh có tỷ lệ trên 25% số lượng lao động của nhà thầu được quy định tại Điều 14 Luật Đấu thầu.

* Quản lý công tác thi công xây dựng công trình

Trong giai đoạn 2014-2016 Trong tổng số 24 nhà thầu thi công có 18 nhà thầu vi phạm chiếm 75%. Các vi phạm hầu như về công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường, một số dự án vi phạm về tiến độ.

* Kết quả trong 3 năm 2014 -2016 Ban đã quản lý giám sát thi công hoàn thành và bàn giao cho đơn vị khai thác sử dụng phát huy hiệu quả công trình gồm 15 công trình: Khoan phụt vữa gia cố thân đê tuyến đê Sông Công; Sửa chữa, nâng cấp cụm các công trình thủy lợi huyện Đồng Hỷ; Sửa chữa, nâng cấp hồ Lũng Nến, Phú Lương; Xử lý sạt lở đuôi kè Suối Chì; Trạm bơm điện Tiên Phong, Phổ Yên; Sửa chữa, nâng cấp cầu tràn Làng Ngòi; Sửa chữa, nâng cấp đập tràn liên hợp Hoà Lâm; Sửa chữa, nâng cấp hồ chứa nước Pác Nho; Xử lý khẩn cấp sạt lở đê Hà Châu đoạn K9+00 đến K9+500; Tu bổ đê 2014, 2015, 2016; Duy tu trung ương 2014, 2015, 2016.

- Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình:

Trong tổng số 24 gói thầu thi công thì có 7 gói thầu chậm tiến độ chiếm tỷ lệ 29% ; Các gói thầu này đều thuộc 2 công trình: Cải tạo nâng cấp tuyến đê Mỏ Bạch và công trình Cống 1,6,8. Điển hình là công trình Cải tạo nâng cấp tuyến đê Mỏ Bạch có 5 gói thầu xây lắp thì cả 5 gói thầu đều chậm tiến độ do công tác giải phóng mặt bằng.

- Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình:

Qua tổng hợp kết quả nghiệm thu, thanh quyết toán các dự án đầu tư giai đoạn 2014-2016 ta thấy công tác quản lý khối lượng xây dựng các dự án của Ban là khá tốt, giá trị nghiệm thu các dự án đều không vượt TMĐT

- Quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng:

Qua kết quả kiểm tra công tác an toàn lao động trên công trường xây dựng của một số nhà thầu xây lắp năm 2014-2016 cho thấy hầu hết các nhà thầu đều vi phạm công tác đảm bảo an toàn vệ sinh, an toàn lao động trên công trường, có 4 nhà thầu không thực hiện tưới nước để giảm bụi gây ô

nhiễm môi trường xung quanh, 5 nhà thầu không sử dụng bảo hộ lao động cho người lao động tham gia thi công.

* Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình:

Trong giai đoạn 2014-2016, có 2 dự án phải phê duyệt lại dự án: dự án Cải tạo, nâng cấp tuyến đê Mỏ Bạch do thay đổi thiết kế, thêm 1 hạng mục và công trình Cống 1,6,8 do thay đổi thiết kế, bỏ 1 hạng mục cống số 8. Một số dự án phải điều chỉnh lại dự toán do tình hình lạm phát và thay đổi thiết kế nhưng không thay đổi tổng mức đầu tư.

1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và PTNT

Qua nghiên cứu thực trạng công tác quản lý dự án tại Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thuỷ lợi 1 và Ban quản lý dự án Thủy lợi và đê điều thuộc Chi cục Thủy lợi Thái Nguyên, có một số tồn tại mà Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và PTNT cần rút kinh nghiệm là:

- Trong công tác quản lý lập dự án: cần bám sát yêu cầu thực tế và các quy định của pháp luật, tránh lập dự án không phù hợp, phải điều chỉnh nhiều lần gây ảnh hưởng tới công tác quản lý:

+ Cần chú trọng việc lập, phê duyệt đề cương khảo sát, thiết kế, lưu ý tuân thủ các quy định hiện hành.

+ Cần nghiêm túc trong việc triển khai công tác khảo sát, thiết kế, tuân thủ các quy trình, quy phạm về khảo sát thiết kế, bám sát hiện trường.

- Trong công tác lựa chọn nhà thầu: cần tập trung kiểm soát, tránh các sai phạm dẫn đến không tiết kiệm và phải lựa chọn những nhà thầu có năng lực đáp ứng yêu cầu trong công tác thi công

- Trong công tác quản lý thi công:

+ Vấn đề tiến độ trong thi công luôn là vấn đề cần quan tâm, yếu tố chủ yếu gây chậm tiến độ thi công là do vấn đề giải phóng mặt bằng. Cần tập trung hướng giải quyết, phối hợp với các đơn vị chức năng. Các cán bộ

được giao công tác giải phóng mặt bằng cần phải bám sát thực tế, làm tốt công tác dân vận.

+ Ngoài ra, cần tập trung công tác quản lý an toàn thi công, vệ sinh môi trường. Công tác an toàn thi công, vệ sinh môi trường ít được chú trọng do chưa xảy ra các vấn đề nghiệm trọng, nhưng rất cần thiết để tránh những sự cố không mong muốn xảy ra gây thiệt hại về người và vật chất.

- Trong công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình: từ thực trạng quản lý chi phí đầu tư xây dựng tại 2 đơn vị, từ những nguyên nhân dẫn đến phải điều chỉnh dự án hoặc thay đổi dự toán, cần rút ra những kinh nghiệm để hạn chế việc điều chỉnh như:

+ Lựa chọn đơn vị tư vấn có đủ năng lực, trong việc lập dự toán cần dự tính được đầy đủ chi phí, tránh việc phát sinh không đáng có.

+ Nghiên cứu quy hoạch đầu tư, xác định rõ nhu cầu vốn đầu tư phù hợp với phát triển kinh tế xã hội.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý đầu tư và xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn là gì?

- Thực trạng quản lý các dự án đầu tư xây dựng do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên như thế nào?

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên?

- Để tăng cường hiệu quả quản lý dự án tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên cần có những

giải pháp gì?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp tiếp cận

* Phương pháp tiếp cận hệ thống

Tiếp cận hệ thống là cách nhìn nhận thế giới qua cấu trúc hệ thống, thứ bậc và động lực của chúng; đó là một tiếp cận toàn diện và động

Trên phương diện vĩ mô, tiếp cận hệ thống là xem xét toàn thể hệ thống cho ta thấy cái nhìn cơ bản nhất, khái quát nhất, toàn cảnh nhất, để tìm ra những đặc trưng cơ bản nhất, những tính chất quyết định nhất, những bộ phận cốt yếu nhất và những hành vi chiến lược của hệ thống, chứ không phải xem xét bộ phận bên trong hệ thống

Trên phương diện vi mô, là đi sâu, xem xét tỷ mỉ từng phần tử, từng mối quan hệ giữa các phần tử; từng vấn đề cụ thể để hiểu được hành vi hệ thống

Tiếp cận hệ thống được sử dụng trong đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngoài, có ảnh hưởng tới công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng do

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên. Các yếu tố bên ngoài bao gồm: Đặc điểm kinh tế - xã hội trên địa bàn và đặc điểm về địa hình tỉnh Thái Nguyên. Các yếu tố bên trong gồm các yếu tố thuộc về nội tại của công tác quản lý như: Các văn bản cơ chế, chính sách; cách thức quản lý ngân sách nhà nước; Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lực lượng cán bộ làm công tác quản lý; thủ tục hành chính và các quy định của pháp luật. Các yếu tố có mối quan hệ tương tác, hỗ trợ và liên kết với nhau trong một hệ thống động.

* Phương pháp tiếp cận có sự tham gia

- Là phương pháp có sự tham gia của các yếu tố liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu.

- Quá trình quản lý dự án tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và PTNT không chỉ bao gồm những hoạt động bên trong của đơn vị mà nó còn có các hoạt động với các chủ thể bên ngoài đơn vị như: Cơ quan quản lý cấp trên (Sở Nông nghiệp quản lý trong lĩnh vực thẩm định các dự án, Sở Kế hoạch, Sở Tài chính tham mưu về nguồn vốn và kế hoạch vốn, Ủy ban nhân dân tỉnh là cơ quan quyết định đầu tư), người dân, chính quyền địa phương…..Vì vậy, khi sử dụng phương pháp tiếp cận, ngoài việc tiếp cận trong chính nội tại của hệ thống thì cần phải sử dụng phương pháp tiếp cận có sự tham gia.

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

a,Thu thập thông tin sơ cấp

+ Phương pháp quan sát: + Phương pháp điều tra nhóm:

b,Thu thập thông tin thứ cấp:

Thu thập từ thông tin công bố chính thức của các cơ quan quản lý Nhà nước cấp Trung ương và tỉnh Thái Nguyên;

từ các báo cáo, hồ sơ liên quan:

- Trong quản lý trình tự, thủ tục lập dự án đầu tư xây dựng công trình: Thu thập các quyết định phê duyệt dự án hoặc phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật.

- Quản lý công tác lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng: Thu thập từ các báo cáo tổng hợp kết quả lựa chọn nhà thầu.

- Quản lý công tác thi công xây dựng công trình: Thu thập từ báo cáo giám sát đầu tư, các biên bản nghiệm thu, biên bản vi phạm….

- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng: Thu thập từ các hồ sơ thanh, quyết toán, báo cáo quyết toán vốn đầu tư, báo cáo kiểm toán….

- Thu thập thông tin từ các báo cáo tổng hợp hàng năm của đơn vị, các kết luận thanh tra, kiểm toán…

2.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý thông tin

Phương pháp phân tích số liệu là phương pháp dùng lý luận và dẫn chứng cụ thể để tiến hành phân tích theo chiều hướng biến động của các sự vật, hiện tượng, tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả của hiện tượng trong phạm vi nghiên cứu từ đó tìm ra biện pháp để giải quyết.

* Thống kê mô tả: Thông tin sau khi thu thập được phân tổ theo yêu

cầu của nội dung nghiên cứu về việc quản lý dự án tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên

Sử dụng các bảng biểu để thống kê các số liệu đã thu thập, đưa ra các mô tả cho vấn đề liên quan

* So sánh: So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến để đánh giá

kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích. Với cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau được biểu hiện bằng phần trăm để có các kết luận về hiệu quả quản lý dự án tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên

* Hạch toán: Sử dụng trong phân tích quản lý dự án giai đoạn quyết toán dự án.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu phân tích

* Phân tích quản lý trình tự thủ tục lập dự án đầu tư xây dựng công trình

-Chỉ tiêu số lượng dự án phải điều chỉnh. - Chỉ tiêu tỷ lệ dự án điều chỉnh (Tda)

Tda = Số dự án điều chỉnh

x 100 (%) Tổng số dự án

Các chỉ tiêu này phản ánh chất lượng lập dự án đầu tư xây dựng. Tuy nhiên cũng phải xem xét cả nguyên nhân cần điều chỉnh, bổ sung dự án.

* Phân tích quản lý công tác lựa chọn nhà thầu và hợp đồng trong hoạt động xây dựng

Sử dụng các chỉ tiêu để đánh giá như:

- Số lượng các gói thầu sử dụng hình thức đấu thầu, chỉ định thầu - Số lượng nhà thầu tham dự với các hình thức đấu thầu, chỉ định thầu - Tỷ lệ trung bình số nhà thầu tham gia trên mỗi gói thầu đấu thầu (Tđt): tỷ lệ này càng cao cho thấy tính cạnh tranh trong công tác đấu thầu càng lớn, khả năng lựa chọn nhà thầu đáp ứng yêu cầu của dự án càng cao.

Tđt = Số nhà thầu tham gia đấu thầu

x 100 (%) Số gói thầu đấu thầu

* Phân tích quản lý công tác thi công xây dựng công trình

- Số lượng nhà thầu vi phạm trong công tác thi công xây dựng

- Tỷ lệ nhà thầu vi phạm về chất lượng, tiến độ, an toàn lao động trong thi công xây dựng (Tvp): Tỷ lệ này đánh giá năng lực của nhà thầu cũng như năng lực quản lý dự án của Ban quản lý dự án.

Tvp = Số nhà thầu vi phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường quản lý dự án tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh thái nguyên (Trang 49)