Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ của Ban

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường quản lý dự án tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh thái nguyên (Trang 95 - 97)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Các giải pháp tăng cường công tác quản lý dự án tại Ban quản lý dự án đầu tư

4.2.1. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ của Ban

Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của Ban có phẩm chất và năng lực, đủ số lượng và cơ cấu hợp lý, đảm bảo sự chuyển tiếp giữa các thế hệ cán bộ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, tạo nguồn cán bộ để chủ động bổ sung cho nhu cầu lãnh đạo và quản lý, làm cơ sở để bồi dưỡng, đào tạo và luân chuyển cán bộ. Cụ thể cần xây dựng, hoàn thiện và thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý đến cấp Phịng, định kỳ rà sốt, bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo cho phù hợp, đảm bảo đáp ứng được nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài, điều chỉnh và bổ sung quy hoạch hiện có trên cơ sở tiếp tục khẳng định những nhân tố tích cực trong quy hoạch hiện tại có đủ điều kiện phát triển, đưa vào quy hoạch những nhân tố tích cực mới đồng thời

đưa ra khỏi quy hoạch những người không cịn đủ tiêu chuẩn, những người khơng đáp ứng được u cầu cơng việc trong tình hình mới.

Cơng tác xây dựng, rà soát và bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo phải đảm bảo dân chủ, khách quan và công khai. Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý phải gắn với các khâu đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sắp xếp trong công tác cán bộ và gắn với quy hoạch chung của đội ngũ cán bộ.

- Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực, coi trọng chính sách tuyển dụng, đào tạo trong từng thời kỳ, thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ, các Hội nghị trao đổi kinh nghiệm chuyên môn đặc biệt ưu tiên đối với đội ngũ cán bộ kỹ sư giám sát.

Trước tiên phải xuất phát từ nhu cầu cần thiết phải lập dự án đầu tư của các địa phương tiếp đến coi trọng khâu lựa chọn nhà thầu tư vấn lập dự án đầu tư, tư vấn thẩm tra có năng lực tốt nhất, trong khâu thẩm thẩm định cần lưu ý: • Phân tích ảnh hưởng của mơi trường của dự án đến thành công của dự án. Môi trường trong đó dự án tồn tại bao gồm mơi trường địa lý tự nhiên, môi trường kinh tế, môi trường xã hội, môi trường pháp lý môi trường tổ chức, môi trường công nghệ. của dự án hiện tại và tương lai.

• Phân tích ảnh hưởng của các bên liên quan đến thành cơng của sự án. Phân tích mục đích, mong đợi cũng như quyền lực của họ đối với dự án, các tác động mà họ có thể thực hiện cho dự án.

• Phân tích rủi ro của dự án bao gồm các dự kiến rủi ro có thể xảy ra, ước tính tần suất có thể xảy ra rủi ro, đánh giá tác động của rủi ro đến dự án, đề xuất các biện pháp có thể thực hiện để giảm rủi ro.

• Xác định rõ các cơ chế, nguyên tắc chuyển giao kết quả giữa các giai đoạn của dự án để đảm bảo có được tất cả những hỗ trợ cần thiết cho đơn vị thực hiện giai đoạn tiếp theo của dự án.

Trên cơ sở phân tích như vậy mới thấy được tồn diện những khó khăn và thuận lợi khi thực hiện dự án để có những sự chuẩn bị trước đảm bảo cho sự thành công của dự án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường quản lý dự án tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh thái nguyên (Trang 95 - 97)