Mục đích, đối tượng, nội dung thăm dị tính cần thiết và tính khả thi của các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông huyện tuần giáo tỉnh điện biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 106 - 129)

3.4. Khảo nghiệm về mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý

3.4.1. Mục đích, đối tượng, nội dung thăm dị tính cần thiết và tính khả thi của các

* Mục đích:

- Thăm dị tính khả thi của biện pháp

- Hoàn thiện các biện pháp trước khi thử nghiệm.

* Đối tượng thăm dò:

Tơi tiến hành thăm dị các đối tượng: 06 cán bộ quản lý, 9 Cán bộ Đoàn, 25 GV của trường PTDTNT THPT Huyện Tuần Giáo

3.4.2. Kết quả thăm dị tính cần thiết và tính khả thi của các biện phápđược đề xuất

Bảng 3.1. Khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý HĐGDNGLL ở trường PTDTNT THPT Huyện Tuần Giáo STT Biện pháp Mức độ cần thiết Điểm TB Xếp thứ Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL % 1

Nâng cao nhận thức cho cán bô, giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của HĐGDDNGLL

27 67,5 12 30 1 2,5 2,65 3

2

Tăng cường xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL phù hợp với thực tiễn từng giai đoạn

29 72,5 8 20 3 7,5 2,65 3

3

Bồi dưỡng các kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL cho đội ngũ giáo viên trong trường.

27 67,5 10 25 3 7,5 2,6 5

4 Đa dạng hóa các loại hình

tổ chức HĐGDNGLL phù hợp với thực tiễn địa phương

5

Phát huy vai trò chủ thể của học sinh dân tộc trong HĐGDNGLL

25 62,5 13 32,5 2 5 2,57 6

6

Chủ động phối hợp các lực lượng giáo dục tham gia vào quá trình tổ chức HĐGDNGLL

13 32,5 26 65 1 2,5 2,3 7

7

Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất và các điều kiện để thực hiện HĐGDNGLL

29 72,5 10 25 1 2,5 2,7 2

8

Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá, thi đua khen thưởng

30 75 9 22,5 1 2,5 2,72 1

Tám biện pháp được đề xuất qua kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và khơng cần thiết thì cả tám biện pháp đều được cho kết quả mức độ rất cần thiết và cần thiết khá cao. Sự chênh lệch về mức độ cần thiết không cách xa. Ở biện pháp 2

“Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phù hợp với thực tiễn từng giai đoạn”, biện pháp 4 “Đa dạng hóa các loại hình hoạt động, các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phù hợp với thực tiễn địa phương” biện pháp 7 “Xây dựng cơ sơ vật chất và tăng cường các điều kiện để thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” được đánh giá rất cao điều đó chứng tỏ cán bộ

giáo viên nhận thức rất tốt về công tác xây dựng kế hoạch, kế hoạch khả thi thì khả năng kết quả hoạt động rất cao, HĐ GDNGLL đòi hỏi sự đa dạng hóa, linh hoạt của người quản lý rất cao. Có kế hoạch tốt, nội dung và hình thức phong phú nhưng thiếu cơ sơ vật chất thì khó có thể thực thi được. Biện pháp 8 được đánh giá cao nhất ở mức độ rất cần thiết tới 75% và được xếp thứ nhất, công tác kiểm tra đánh giá và thi đua khen thưởng sẽ làm cho HĐGDNGLL được khuyến khích, được động

viên, được uốn nắn để tạo sự công bằng, ở biện pháp 4 biện pháp này tác động đến tâm lý học sinh dân tộc rất lớn, các em sẽ được rút ngắn về khoản cách tâm lý đối với gia đình và bản làng. Vậy đa số cho rằng tám biện pháp được đưa ra đều không thể thiếu đối với công tác quản lý HĐGDNGLL của trường PTDTNT THPT huyện Tuần Giáo trong bối cảnh hiện nay.

Biểu đồ 3.1. Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện pháp

Bảng 3.2. Khảo nghiệm mức độ khả thi của các biện pháp quản lý HĐGDNGLL STT Biện pháp Mức độ khả thi Điểm TB Xếp thứ Rất khả thi Khả thi Không

khả thi

SL % SL % SL %

1

Nâng cao nhận thức cho cán bô, giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của HĐGDNGLL

20 50 18 45 2 5 2,45 1

dựng kế hoạch

HĐGDNGLL phù hợp với thực tiễn từng giai đoạn

3

Bồi dưỡng các kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL cho đội ngũ giáo viên trong trường

11 27,5 26 65 3 7,5 2,2 6

4

Đa dạng hóa các loại hình hoạt động, các hình thức tổ chức HĐGDNG LL phù hợp thực tiễn địa phương 21 52,5 15 37,5 4 10 2,42 2 6 Phát huy vai trò chủ thể của học sinh dân tộc trong HĐGDNGLL

18 35 20 50 2 15 2,4 3

7

Nhà trường chủ động phối hợp các lực lượng giáo dục tham gia vào quá trình tổ chức HĐGDNGLL

9 22,5 25 62,5 6 15 2,1 8

8

Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất và các điều kiện để thực hiện HĐGDNGLL

13 32,5 25 62,5 2 5 2,27 7

9

Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá thi đua khen thưởng

17 42,5 19 47,5 4 10 2,3 5

Qua kết quả khảo nghiệm thì cả tám biện pháp đều được thống nhất mức khả

thi rất cao. Điều này cho thấy biện pháp mà chúng tôi đưa ra là rất khả thi có thể áp

dụng vào việc quản lý thực hiện chương trình HĐGDNGLL tại trường PTDTNT THPT huyện Tuần Giáo trong bối cảnh hiện nay. Khơng có biện pháp nào được

đánh giá rất cần thiết nhưng không khả thi. Như vậy, kết quả khảo nghiệm đối với các cán bộ quản lý và GV các trường PTDTNT THPT Huyện Tuần giáo đều phản ánh ý nghĩa rất thiết thực của các biện pháp quản lý HĐGDNGLL. Kết quả này cũng đã nói lên sự nhận thức theo chiều hướng tốt đối với môn học. Việc quản lý hoạt động theo 8 biện pháp quản lý của về HĐGDNGLL là cần thiết và khả thi.

Trong khảo nghiệm tính cần thiết của biện pháp 4 đứng ở vị trí cần thiết chưa cao

nhưng tính khả thi lại rất cao, điều này cho thấy CBQL và GV Của nhà trường đã có sự nhận định đánh giá thiếu khách quan.

Biểu đồ 3.2. Kết quả về mức độ khả thi của các biện pháp quản lý HĐGDNGLL

Bảng 3.3. So sánh sự tương quan giữa mức độ cấp thiết và tính khả thi

của các biện pháp quản lý HĐGDNGLL

STT Biện pháp Mức độ

Khả thi Cần thiết

1

Nâng cao nhận thức cho cán bô, giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của

HĐGDNGLL

2,45 2,65

2

Tăng cường công tác xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL phù hợp với thực tiễn từng giai đoạn

3

Bồi dưỡng các kỹ năng tổ chức

HĐGDNGLL cho đội ngũ giáo viên trong trường

2,2 2,6

4

Đa dạng hóa các loại hình hoạt động, các hình thức tổ chức HĐGDNGLL phù hợp với thực tiễn địa phương

2,42 2,62

5 Phát huy vai trò chủ thể của học sinh dân

tộc trong HĐGDNGLL 2,4 2,57

6

Nhà trường chủ động phối hợp các lực lượng giáo dục tham gia vào quá trình tổ chức HĐGDNGLL

2,1 2,3

7 Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất và

các điều kiện để thực hiện HĐGDNGLL 2,27 2,7 8 Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá thi

đua khen thưởng 2,3 2,72

Biểu đồ 3.3. Sánh sự tương quan giữa mức độ cấp thiết và tính khả thi của các

biện pháp quản lý HĐGDNGLL

Đánh giá về mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý HĐ GDNGLL, qua biểu đồ hình 3.3 trên có thể thấy giữa mức độ cấp thiết và tính khả thi có mối quan hệ với nhau, biện pháp Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả chương trình HĐ

GDNGLL được đánh giá là có mức độ cấp thiết cao nhất trong khi đó biện pháp hoàn thiện kế hoạch HĐGDNGLL phù hợp với kế hoạch tổng thể lại được đánh giá có tính khả thi cao nhất.

Qua kết quả khảo sát cho thấy, tất cả các biện pháp trên đều mang tính khả thi cao. Mỗi biện pháp lại có những ưu điểm và thế mạnh riêng, các biện pháp này ln có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ, tác động qua lại với nhau. Chính vì vậy khi tổ chức hoạt động GDNGLL trong nhà trường, BGH cần phải thực hiện đồng đều tất cả các biện pháp trên, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các biện pháp nhằm phát huy hiệu quả của các biện pháp quản lý. Từ đó nâng cao chất lượng HĐ GDNGLL trong nhà trường.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tế QL HĐGDNGLL cho học sinh dân tộc nội trú tại Trường PTDTNT THPT Huyện Tuần Giáo, tác giả đã xây dựng tám biện pháp QL hoạt động này, nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại mà nhà trường đang vướng mắc. Các biện pháp đã được tiến hành khảo nghiệm và khẳng định tính cấp thiết và tính khả thi để nhà trường có thể vận dụng vào thực tiễn.

Các biện pháp đề xuất trên đây không phải hồn tồn mới, có những biện pháp nằm trong kế hoạch của Bộ GD & ĐT nhưng vấn đề chính là đã được thử nghiệm và vận dụng sáng tạo sát với tình hình thực tế ở Trường PTDTNT THPT Huyện Tuần giáo. Thực tế khảo nghiệm nêu trên chỉ là những bước khởi đầu của kết quả áp dụng những biện pháp QL HĐGDNGLL cho học sinh dân tộc nội trú, chắc chắn cần phải có thời gian để triển khai và phát triển trong những năm học tiếp theo.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng quản lý HĐGDNGLL ở trường PTDTNT THPT Huyện Tuần Giáo, tôi nhận thấy tầm quan trọng của HĐGDNGLL là một bộ phận không thể thiếu của q trình giáo dục tồn diện trong nhà trường, là con đường quan trọng để hình thành và phát triển nhân cách học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng với việc xây dựng con người mới phù hợp với xu thế phát triển chung trong giai đoạn hiện nay. HĐGDNGLL bổ trợ cho hoạt động dạy trên lớp, giúp học sinh mở rộng kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của các em biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục, tạo cơ hội phát triển các kỹ năng và năng lực cho học sinh; góp phần giáo dục tinh thần hợp tác vì mục tiêu chung, vì cộng đồng, nảy nở các tình cảm tốt đẹp, hướng nhu cầu hứng thú của học sinh vào hoạt động bổ ích giảm thiểu tình trạng yếu kém đạo đức; giúp các nhà giáo dục sớm phát hiện năng khiếu học sinh, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng, phát triển tài năng. HĐGDNGLL là con đường gắn lý thuyết với thực hành, gắn giáo dục nhà trường với thực tiễn xã hội. Bởi vậy, để nâng cao chất lượng giáo dục, các trường PT phải xác định đúng vị trí, vai trị của HĐGD NGLL trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục.

Luận văn đã làm sáng tỏ một số vấn đề lí luận về HĐGD NGLL, làm rõ các khái niệm và các vấn đề có liên quan, làm rõ mục tiêu và yêu cầu giáo dục của HĐGDNGLL ở trường THPT.

Đề tài Luận văn đã khảo sát thực trạng thực hiện và quản lý HĐGDNGLL ở trường PTDTNT THPT Huyện Tuần Giáo đánh giá những mặt mạnh, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.

Trong thực tế, rất nhiều phụ huynh người dân tộc thiểu số và một bộ phận giáo viên của trường PTDTNT THPT huyện Tuần giáo chưa nhận thức đầy đủ vị trí, nhiệm vụ, vai trị của HĐGDNGLL đối với sự phát triển nhân cách học sinh. Đội ngũ CBQL đa số đều nhận thức đúng song nhận thức sự cần thiết đầu tư cho hoạt động này chưa cao. Hiện nay, nhà trường trong chưa quan tâm đầu tư thích đáng cho HĐGDNGLL thể hiện ở nội dung còn nghèo nàn, hình thức đơn điệu, lực lượng tham gia tổ chức chủ yếu là giáo viên, các hoạt động vẫn chưa phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh, học sinh tham gia vẫn cịn mang tính bắt buộc do đó

HĐGDNGLL chưa đóng góp nhiều cho việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Trong bối cảnh đó trường PTDTNTTHPT Huyện Tuần Giáo gặp nhiều khó khăn trong việc phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia hoạt động

HĐGD NGLL cần rất nhiều các lực lượng, các yếu tố, nếu có được các biện pháp quản lý tốt sẽ khắc phục được những yếu kém, tồn tại, phát huy được những yếu tố tích cực. Đề tài nghiên cứu đã thực hiện được mục đích đặt ra là đề xuất hệ thống một số biện pháp quản lý HĐGDNGLL của trường PTDTNT THPT Huyện Tuần Giáo nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này.

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bô, giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên

Biện pháp 2: Quản lý xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL của nhà trường phù hợp với thực tiễn từng giai đoạn

Biện pháp 3: Bồi dưỡng các kỹ năng tô chức HĐGD NGLL cho đội ngũ giáo viên trong trường

Biện pháp 4: Đa dạng hóa các lạo hình hoạt động, các hình thức tổ chức HĐGDNGLL phù hợp với thực tiễn địa phương

Biện pháp 5: Phát huy và nâng cao vai trị chủ thể tích cực trong HĐGDNGLL của học sinh dân tộc.

Biện pháp 6: Nhà trường chủ động phối hợp các lực lượng giáo dục tham gia vào quá trình tổ chức HĐGD NGLL.

Biện pháp 7: Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị và tăng cường các điều kiện để thực hiện HĐGD NGLL.

Biện pháp 8: Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá, thi đua khen thưởng

Kết quả khảo nghiệm đã phần nào cho thấy tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất và vai trị tính hợp của hoạt động này trong việc thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Nội dung chương HĐGDNGLL cần được cập nhập thường xuyên phù hợp Nội dung đổi mới giáo dục và phù hợp đặc điểm yêu cầu giáo dục của các loại hình nhà trường hiện nay

- Trong nguồn ngân sách phục vụ cho hoạt động nhà trường, cần có dành một khoản mục cho HĐGDNGLL để đảm bảo có kinh phí tổ chức các hoạt động cho một năm học.

2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo

- Hàng năm tổ chức hội thảo, tham quan các đơn vị làm tốt công tác tổ chức HĐGDNGLL, có biểu dương khen thưởng, có tổ chức rút kinh nghiệm trong cơng tác quản lý HĐGDNGLL.

- Cần xây dựng đội ngũ cán bộ của các trường làm cốt cán cho Sở GD về HĐGD NGLL. Trong việc tập huấn kĩ năng nghiệp vụ trong tổ chức HĐGD NGLL cốt cán ở các trường sẽ có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm, đóng góp những ý kiến quý báu và triển khai tập huấn lại cho các giáo viên khác ở cơ sở một cách hiệu quả.

2.3. Đối với trường PTDTNT THPT huyện Tuần Giáo

Lãnh đạo nhà trường cần phải có sự nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trị, nhiệm vụ của HĐGD NGLL đối với sự phát triển toàn diện học sinh trong giai đoạn hiện nay. Thực hiện công tác quản lý một cách linh hoạt sáng tạo phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường.

- Giáo viên trong nhà trường phải thường xuyên tự học hỏi nâng cao năng lực quản lý, các kỹ năng tổ chức các HĐGDNGLL. Cần nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trị của GV trong HĐGDNGLL trong giai đoạn hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

- Huy động tối đa, sử dụng hợp lý các nguồn lực hiện có, tạo động cơ thúc đẩy các lực lượng giáo dục trong nhà trường phát huy tinh thần tự lực, tự cường, tích cực đổi mới nội dung, phương pháp nhằm nâng cao chất lượng HĐGDNGLL. Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí tổ chức các HĐGDNGLL để tổ chức có hiệu quả các hoạt động

- Học sinh cần xác định đúng đắn động cơ học tập, tích cực chủ động học tập rèn luyện tính tự giác, tính kỷ luật. Tích cực tham gia các hoạt động ngoài giờ học,

rèn luyện phát triển các kỹ năng ứng xử, giao tiếp, tổ chức, giải quyết tình huống, lãnh đạo nhóm, làm việc theo nhóm.../.

- Nhà trường tăng cường giao lưu học hỏi các trường, đặc biệt với các trường DTNT trong và ngoài tỉnh để học tập, rút kinh nghiệm trong công quản lý và tổ chức HĐGD NGLL.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo, Bùi Việt Phú (2013), Một số góc nhìn về phát triển và quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông huyện tuần giáo tỉnh điện biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 106 - 129)