Mục tiêu của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông huyện tuần giáo tỉnh điện biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 25)

1.3. Một số vấn đề cơ bản của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đối với học sinh

1.3.1. Mục tiêu của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Mục tiêu của HĐGDNGLL phải góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục phổ

thông là: “Mục tiêu giáo dục phổ thơng giúp học sinh phát triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản” [28].

Mục tiêu của HĐGDNGLL là:

- Củng cố và mở rộng kiến thức cơ bản mà HS đã học trên lớp; đồng thời mở rộng vốn sống, hiểu biết thực tiễn xã hội của các em.

- Rèn luyện các kỹ năng cơ bản của con người (phù hợp với lứa tuổi) như: kỹ năng tư duy, tự quản, tổ chức, giao lưu hợp tác nhóm, hoạt động xã hội, hoạt động tập thể, kiểm tra đánh giá, tự hoàn thiện, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, xử lý tình huống,…

- Hình thành, củng cố hệ thống thái độ đúng đắn, phẩm chất đạo đức trong sáng, có xúc cảm, tình cảm sâu sắc đối với con người, quê hương đất nước, đối với nghĩa vụ công dân tương lai, với Đảng, với dân tộc.

giáo dục trong và ngoài nhà trường để nâng cao hiệu quả giáo dục HS. Đồng thời cũng giúp các nhà giáo dục phát hiện được năng khiếu của HS, giúp các em phát triển năng khiếu, sở thích của bản thân trong học tập và cuộc sống.

Như vậy, tổ chức HĐGDNGLL thực sự cần thiết, là một đòi hỏi tất yếu của q trình giáo dục và khơng có gì có thể thay thế được. Có thể nói, HĐGDNGLL đối với lứa tuổi học sinh THPT chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình giáo dục.

1.3.2. Vị trí vai trị của hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp 1.3.2.1. Vị trí

Trong q trình dạy học, ngồi việc truyền thụ cho HS những tri thức khoa học cơ bản và có hệ thống cịn phải ln mang lại hiệu quả giáo dục nhân cách cho các em. Ngược lại, trong q trình giáo dục, ngồi việc hình thành cho HS về ý thức và niềm tin, về thái độ ứng xử đúng đắn trong các quan hệ giao tiếp hàng ngày, về hành vi và kỹ năng hoạt động còn phải tạo cơ sở để HS bổ sung và hoàn thiện những tri thức đã học ở trên lớp.

Kết quả giáo dục cuối cùng được đánh giá qua hành vi, kỹ năng của HS. Nếu chỉ qua việc học tập các môn học ở trên lớp thì việc hình thành hành vi, rèn luyện các kỹ năng sẽ gặp nhiều khó khăn. Bởi vì với thời gian quy định của một tiết học, HS khó có khả năng thể nghiệm những tri thức thu nhận được qua các bài học. Vì vậy, việc tổ chức hoạt động giáo dục khác nhau vào thời gian ngoài giờ lên lớp là điều kiện quan trọng để rèn luyện hành vi, kỹ năng cho HS.

1.3.2.2. Vai trò

- HĐGDNGLL bổ trợ cho hoạt động dạy học trên lớp, giúp học sinh mở rộng kiến thức.Thơng qua hình thức hoạt động cụ thể, HS có dịp để đối chiếu, để kiểm nghiệm tri thức đã học, bổ sung, cập nhập thông tin làm cho tri thức đó trở thành của chính học sinh. HĐGDNGLL với nhiều nội dung hấp dẫn, kiến thức tích hợp nhiều lĩnh vực khoa học và cuộc sống có tác dụng bổ trợ cho hoạt động dạy học ở trên lớp, nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc, từ đó khơi dậy niềm tự hào dân tộc và mong muốn được cống hiến.

- HĐGDNGLL không chỉ là sự tiếp nối hoạt động dạy học, mà còn tạo nên sự hài hồ, cân đối trong q trình sư phạm tổng thể nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của cấp học.

- HĐGDNGLL tạo điều kiện thuận lợi, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục.Tự giáo dục là phương thức tự khẳng định, được hình thành thơng qua hoạt động mà cá nhân phát huy tối đa vai trò chủ thể. Tự giáo dục có vai trị to lớn trong q trình phát triển nhân cách của mỗi cá nhân. Tự giáo dục làm cho chủ thể chủ động đón nhận các yếu tố tích cực có lợi cho sự phát triển nhân cách, giảm thiểu tác động xấu của các yếu tố bên ngoài, tự giáo dục và khẳng định vị thế của mỗi cá nhân.

- HĐGDNGLL vừa củng cố, vừa phát triển quan hệ giao tiếp giữa các lớp trong trường và với cộng đồng xã hội, góp phần giáo dục tinh thần hợp tác vì mục tiêu chung. Để thực hiện tốt các HĐGDNGLL đòi hỏi tập thể HS phải có sự hợp tác, đồn kết giúp đỡ nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ, phải có sự tương tác giữa các thành viên.

- HĐGDNGLL thu hút và phát huy được tiềm năng của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để nâng cao hiệu quả giáo dục HS. Đồng thời cũng giúp các nhà giáo dục phát hiện được năng khiếu của HS, giúp các em phát triển năng khiếu, sở thích của bản thân trong học tập và cuộc sống.

- HĐGDNGLL tạo cơ hội phát triển các kỹ năng và năng lực ở học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu đổi mới để Việt Nam hội nhập với giáo dục khu vực và thế giới. Qua HĐGDNGLL hình thành một số năng lực như: Năng lực tổ chức quản lý; năng lực tự hoàn thiện; năng lực giao tiếp; khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm; Hình thành quan niệm sống đúng đắn; lý tưởng sống của thanh niên trong giai đọan hiện nay.

Với vị trí và vai trị quan trọng của mình, HĐGDNGLL thực sự là một bộ phận cấu thành trong hệ thống các hoạt động giáo dục ở nhà trường THPT hiện nay. Thực hiện các HĐGDNGLL tích cực và hiệu quả sẽ góp phần vào việc gắn liền nhà trường với cuộc sống xã hội, thiết thực phục vụ sát những mục tiêu kinh tế - xã hội và quốc phòng trong giai đoạn CNH - HĐH đất nước.

1.3.3. Nhiệm vụ của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 1.3.3.1. Nhiệm vụ về nhận thức 1.3.3.1. Nhiệm vụ về nhận thức

- HĐGDNGLL giúp HS củng cố, bổ sung và nâng cao thêm hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, hoàn thiện những tri thức đã được học trên lớp, mở rộng tầm nhìn với thế giới xung quanh, với cộng đồng xã hội.

- HĐGDNGLL giúp HS biết vận dụng những tri thức đã học để giải quyết các vấn đề do thực tiễn đời sống đặt ra, tạo cơ hội kiểm nghiệm những tri thức đó, kích thích sự phát triển tư duy của các em.- HĐGDNGLL giúp HS hướng nhận thức, biết tự điều chỉnh hành vi đạo đức, lối sống cho phù hợp. Trên cơ sở ấy cũng

từng bước làm giàu thêm những kinh nghiệm thực tiễn, xã hội cho các em.

- HĐGDNGLL giúp HS định hướng chính trị, xã hội, có những hiểu biết nhất định về truyền thống đấu tranh cách mạng, truyền thống xây dựng và bảo vệ tổ chức, truyền thống văn hố của đất nước... Từ đó tăng thêm sự hiểu biết của các em về về các vấn đề chính trị xã hội của đất nước.

- HĐGDNGLL giúp HS có những hiểu biết tối thiểu về các vấn đề có tính thời đại như: Hồ bình và hữu nghị giữa các dân tộc, các quốc gia, bảo vệ môi trường, sự phát triển dân số, vấn đề chăm sóc sức khoẻ vị thành niên, vấn đề quyền trẻ em, vấn đề ATGT, phòng chống tệ nạn ma tuý và chất gây nghiện cũng như các tệ nạn xã hội khác như HIV/AIDS, vi phạm pháp luật...

1.3.2.2. Nhiệm vụ về rèn luyện kỹ năng

Kỹ năng được hình thành và phát triển trong hoạt động và bằng hoạt động. Kỹ năng bao gồm kỹ năng tham gia hoạt động, kỹ năng tổ chức hoạt động, kỹ năng đánh giá kết quả hoạt động. Mục tiêu quan trọng của HĐGDNGLL là rèn luyện kỹ

năng cơ bản, cần thiết cho HS THPT.

- HĐGDNGLL rèn cho HS những kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hố. - HĐGDNGLL rèn cho HS các kỹ năng tự quản các hoạt động tập thể. Đó là những kỹ năng lập kế hoạch hoạt động, kỹ năng thiết kế chương trình hoạt động, kỹ năng tự kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động.

- HĐGDNGLL rèn luyện cho HS biết cách tự điều chỉnh hành vi phù hợp với các yêu cầu xã hội, kỹ năng sống hoà nhập và nhiều kỹ năng khác.

1.3.3.3. Nhiệm vụ về giáo dục thái độ

- HĐGDNGLL phải tạo cho HS hứng thú và ham muốn được hoạt động. Muốn vậy, nội dung và hình thức cũng như quy mô hoạt động phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và nhu cầu của HS. Thực tế, hoạt động phải mang lại lợi ích cho HS để thu hút, lơi cuốn các em tự giác tham gia thì mới đạt được hiệu quả giáo dục.

bạn bè, với thầy cô, với những người lớn khác, với quê hương đất nước.

- HĐGDNGLL bồi dưỡng cho HS lịng tơn trọng con người dù ở bất cứ lứa tuổi nào, tôn trọng những chuẩn mực đạo đức và những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tôn trọng pháp luật.

- HĐGDNGLL bồi dưỡng tính tích cực, tính năng động, sẵn sàng tham gia những hoạt động xã hội, hoạt động tập thể của trường, lớp vì lợi ích chung, vì sự trưởng thành và tiến bộ của bản thân.

- HĐGDNGLL từng bước hình thành cho HS niềm tin vào những giá trị mà các em phải vươn tới.

- HĐGDNGLL góp phần giáo dục cho HS tình đồn kết dân tộc, tình hữu nghị quốc tế và các dân tộc khác trên thế giới.

Tóm lại HĐGDNGLL góp phần đặt nền móng cho năng lực của con người Việt Nam trong bối cảnh hiện nay là: tự hoàn thiện; giao tiếp ứng xử; thích ứng; hợp tác và cạnh tranh; tổ chức quản lý; hoạt động chính trị - xã hội; nghiên cứu khoa học; lao động nghề nghiệp…

1.3.4. Nội dung chương trình của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Theo Điều lệ trường phổ thông do Bộ GD&ĐT ban hành năm 2007 tại điều 26 mục 2 quy định như sau: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm các họat động ngoại khóa về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao, an toàn giáo thơng, phịng chống các tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật nhằm phát triển tồn diện và bồi dưỡng năng khiếu; các hoạt động vui chơi, tham quan du lịch, giao lưu văn hóa, giáo dục mơi trường, các hoạt động xã hội, từ thiện phù hợp với đặc điểm sinh lý lứa tuổi học sinh [13].

Theo quy định trên và thực tế HĐGDNGLL của học sinh THPT hiện nay có những nội dung cơ bản sau:

- Hoạt động chính trị - xã hội: HĐGDNGLL mang tính định hướng xã hội cao nên các nội dung giáo dục trong hoạt động chứa đựng ý nghĩa xã hội rất lớn. Đó là những hoạt động có liên quan đến những kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc; các hoạt động nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, các hoạt động từ thiện, các hoạt động tuyên truyền cổ động về nội quy nhà trường, những quy định về pháp luật (như luật giao thơng, trật tự cơng cộng...), những chính sách lớn của nhà nước (như dân số, bảo vệ mơi sinh, mơi trường, phịng chống các tệ nạn xã hội..).

- Hoạt động văn hoá, nghệ thuật: là những hoạt động như ca hát, vui chơi, xem biểu diễn nghệ thuật...giúp các em sảng khoái về tinh thần, bớt được những căng thẳng vốn có trong việc học của các em. Hoạt động văn hoá nghệ thuật giáo dục HS biết cách cảm xúc với nghệ thuật, với cái hay, cái đẹp của con người, của cuộc sống, của tự nhiên, tạo nên ở các em những tình cảm thẩm mỹ; giúp HS có những hiểu biết, những tình cảm chân thành đối với con người, với tổ quốc, với thiên nhiên và với chính mình.

- Hoạt động thể dục thể thao: hoạt động thể dục thể thao chiếm vị trí đáng kể trong nhà trường, là bộ phận quan trọng của giáo dục nói chung. Tham gia các hoạt động thể dục thể thao các em sẽ có điều kiện để rèn luyện thể lực, tăng cường thể lực, tăng cường sức khoẻ, hình thành nhiều phẩm chất tốt như: ý thức tổ chức kỷ luật, ý chí vượt khó, tinh thần đồng đội, tính kiên trì, lịng dũng cảm, tình đồn kết, lịng tự trọng, tinh thần cao thượng.

- Hoạt động lao động, khoa học, kỹ thuật, hướng nghiệp: đây là một loại hình hoạt động có trong chương trình HĐGDNGLL. Nội dung của loại hình hoạt động này nhằm đáp ứng những hứng thú và niềm say mê tìm tịi cái mới trong học tập, ứng dụng kiến thức của HS vào trong thực tế.

- Hoạt động vui chơi giải trí: vui chơi giải trí góp phần tăng cường sức khoẻ, giúp học sinh cân bằng trạng thái tâm lý và phát triển trí tuệ, thúc đẩy khả năng học tập của các em. Tổ chức hoạt động vui chơi có mục đích giáo dục rõ ràng là một "sân chơi" rất tốt để rèn luyện cho HS các kĩ năng rất cơ bản như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tổ chức, kĩ năng điều khiển, kĩ năng cùng tham gia...

- Hoạt động lao động cơng ích: là hoạt động trong đó HS tham gia giữ gìn và bảo vệ môi trường cảnh quan của nhà trường, địa phương bằng những việc làm hữu ích, thiết thực, phù hợp với khả năng của học sinh.

Nội dung cụ thể của hoạt động GDNGLL cấp trung học phổ thông được xây dựng, thể hiện cụ thể hóa thành 10 chủ đề hoạt động trong 12 tháng của năm:

Tháng 9: Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tháng 10: Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình.

Tháng 11: Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo. Tháng 12: Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tháng 1: Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Tháng 2: Thanh niên với lý tưởng cách mạng.

Tháng 3: Thanh niên với vấn đề lập nghiệp.

Tháng 4: Thanh niên với hịa bình, hữu nghị và hợp tác. Tháng 5: Thanh niên với Bác Hồ.

Tháng 6+7+8: Mùa hè tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng.

Như vậy, nội dung chương trình HĐGDNGLL là nhằm phản ánh cuộc sống học tập, sinh hoạt và rèn luyện của học sinh trong nhà trường, gia đình và xã hội. Nội dung chương trình của các HĐGDNGLL nhằm cập nhật những thông tin trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, đồng thời tạo cơ hội cho các em phát triển các khả năng của mình trong các hoạt động ngồi giờ lên lớp.

1.3.5. Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Đặc trưng của HĐGDNGLL là diễn ra tại môi trường giáo dục, với quy mơ và hình thức khác nhau, Các hình thức tổ chức HĐGDNGLL có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả của hoạt động, hình thức hoạt động phong phú sẽ lơi cuốn học sinh tham gia và đạt được kết quả tốt. Phải đa dạng hóa các hình thức HĐGDNGL, từ nội dung hoạt động của chủ đề tháng, giáo viên sẽ lựa chọn những hình thức hoạt động cho phù hợp. Những hình thức này có thể thay đổi hoặc được lặp lại ở mỗi chủ đề tháng. Điều đó có tác dụng giúp học sinh thực hiện các HĐGDNGLL một cách linh hoạt, chủ động hơn. HĐGDNGLL phải phát huy được những khả năng của các em học sinh, đặc biệt là những học sinh có năng khiếu về văn nghệ thể thao, nghề truyền thống…

* Các hình thức tổ chức HĐGDNGLL trong trường THPT cơ bản là:

- Tổ chức thi tìm hiểu về địa phương, đất nước, con người, tập quán, lối sống của các dân tộc trong nước và trên thế giới.

- Tổ chức tham quan, cắm trại, du lịch đến các danh lam, thắng cảnh, di tích văn hố, lịch sử...

- Tổ chức các hoạt động nhân đạo.

- Tổ chức ngày hội hoá trang theo các dân tộc trong nước và trên thế giới;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông huyện tuần giáo tỉnh điện biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 25)