Phát huy vai trò chủ thể của học sinh dân tộc trong hoạt động giáo dục ngoà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông huyện tuần giáo tỉnh điện biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 99 - 100)

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp học sinh của

3.2.5. Phát huy vai trò chủ thể của học sinh dân tộc trong hoạt động giáo dục ngoà

ngoài giờ lên lớp

3.2.5.1. Mục tiêu

Phát huy được vai trị chủ động, tích cực, tự quản của HS trong các HĐGDNGLL.

3.2.5.2. Nội dung và cách thực hiện

* Tổ chức các hoạt động phù hợp với lứa tuổi, phù hợp đặc điểm tâm lý học sinh dân tộc: Một trong số những nguyên nhân HĐGDNGLL chưa đạt hiệu quả cao là

do chưa thực sự hấp dẫn đối với HS. Học sinh dân tộc vốn rất rụt rè, nhút nhát nên HĐGDNGLL cần có nội dung, hình thức phù hợp với đặc điểm tâm lý, phù hợp với HS , nội dung cũng cần thay đổi để làm mới, mang tính cập nhật các vấn đề thời sự và cũng cần có những nội dung mang nét đặc điểm riêng của của người dân tộc thiểu số tránh việc chỉ quan tâm tới cái mới, cái chung mà quên cái riêng, có như vậy HĐGDNGLL sẽ thu hút được đông đảo HS tham gia không phải bằng các biện pháp bắt buộc mà bằng cách tạo sự yêu thích, hứng thú, tự hào và tích cực hoạt động.

* Tạo điều kiện để HS phát huy được khả năng: Sau khi đã chuẩn bị nội

dung, hình thức phù hợp, quá trình tổ chức cần chú ý đến khả năng của từng HS, từng khối lớp, phát huy năng lực, vốn sống sẵn có tuy chưa nhiều nhưng sẽ giúp các em được phát triển. Trong thực tế có nhiều em trên lớp là những HS bình thường, không nổi trội nhưng qua các HĐGDNGLL đã bộc lộ được năng khiếu, tính cách qua các hoạt động cụ thể. Nếu nhà giáo dục biết phát hiện, bồi dưỡng và phát huy thì mỗi cá nhân HS sẽ được phát triển các khả năng cá nhân phù hợp.

Trong q trình tổ chức thơng qua HĐGDNGLL có thể giao việc, động viên các em tính cách cịn rụt rè giúp các em tự tin hơn cố gắng hồn thành cơng việc hoặc giao việc trên cơ sở phân nhóm có các đối tượng HS có tính cách khác nhau, dân tộc khác nhau hay có thể cho các em HS cịn hiếu động, nghịch ngợm đóng tiểu phẩm, nhập vai các nhân vật tốt, từ đó các em sẽ có ý thức tự giáo dục bản thân. GVCN, Đồn thanh niên đội cần có niềm tin ở HS, tôn trọng các em để tạo nên mối quan hệ hợp tác, cùng chia sẻ trách nhiệm giữa nhà thầy và trị . Điều đó sẽ tạo cho HS có niềm tin, mạnh dạn hơn khẳng định vai trị chủ động tích cực của mình. Trong các giờ sinh hoạt tập thể GVCN mạnh dạn giao cho lớp trưởng điều hành, các nhóm nhỏ giao cho tổ trưởng hoặc trong lúc giao làm việc nhóm GV lần lượt cho HS thay nhau làm nhóm trưởng và

GV chỉ đóng vai trị trọng tài, cố vấn hoạt động và giúp đỡ khi cần thiết. Từ đó sẽ hình thành ở các em những kĩ năng sống đáp ứng cho thực tiễn trong cuộc sống xã hội.

Nhân cách hình thành và phát triển thơng qua hoạt động và giao lưu, để hình thành những kĩ năng sống phù hợp trong xã hội phát triển và xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay chỉ có thơng qua các hoạt động để phát huy vai trị năng động, tích cực rèn các kĩ năng sống.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện

Người tổ chức thực hiện phải có niềm tin ở các em, giúp đỡ tạo điều kiện để các em mạnh dạn hơn, thể hiện được vai trị của mình trong hoạt động.

Tổ chức tập huấn cho học sinh phương pháp tự quản, tự quản lý chỉ đạo nhóm, tổ và lớp. GVCN phải kiên trì hướng dẫn chi tiết cụ thể. Khen thưởng, uốn nắn kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông huyện tuần giáo tỉnh điện biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 99 - 100)