43
3.3.3. Hiệu quả hoạt động
3.3.3.1 Tỷ số hoạt động hàng tồn kho:
Chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho hiệu quả như thế nào bao gồm vòng quay hàng tồn kho và số ngày tồn kho bình qn. Chỉ số vịng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu nhìn thấy trong báo cáo tài chính, khoản mục hàng tồn kho có giá trị giảm qua các năm. Bảng 2.10: Vòng quay HTK của FLC Đơn vị: Triệu đồng Năm Giá vốn hàng bán HTK Vòng quay hàng tồn kho Số ngày tồn kho 2017 10,151,917 1,252,470 8.25 45 2018 10,473,080 1,773,020 6.92 53 2019 16,791,731 1,581,702 10.01 36 2020 16,660,433 2,683,008 7.81 47
Năm 2019 có chỉ số vịng quay hàng tồn kho của FLC cao nhất hay số ngày tồn kho bình quân thấp nhất trong 4 năm chứng tỏ khả năng quản lý hàng tồn kho của năm 2019 hiệu quả nhất. Nhìn chung 4 năm, chỉ số này tăng giảm xen kẽ nhau cho thấy mức biến động hàng tồn kho không ổn định, thấp nhất ở năm 2018 (6.92).
3.3.3.2 Vòng quay khoản phải thu:
Vòng quay khoản phải thu để kiểm tra độ hiệu quả của công ty trong việc thu hồi khoản phải thu và tiền nợ của khách hàng. Tỷ lệ này cho thấy mức độ hiệu quả của một công ty trong việc cấp tín dụng cho khách hàng của họ và khả năng thu hồi nợ ngắn hạn. Chỉ số vòng quay càng cao sẽ cho thấy doanh nghiệp được khách hàng trả nợ càng nhanh.
44
Bảng 2.11: Vòng quay khoản phải thu (ngày) của FLC
Đơn vị: Triệu đồng Năm Các khoản phải thu KH ngắn hạn DTT Vòng quay khoản phải thu Số ngày thu tiền bình quân 2017 2,705,737 11,216,595 6.81 54 2018 4,175,798 11,695,896 3.40 107 2019 3,974,066 15,780,749 3.87 94 2020 2.413.292 13,488,401 4.22 86
Vòng quay khoản phải thu trong giai đoạn 2017-2020 của FLC nhìn chung giảm. Mặc dù từ năm 2018 trở đi chỉ số này tăng nhưng không đáng kể và vẫn thấp so với năm 2017 (6.81). Kỳ thu tiền bình quân của FLC tăng mạnh trong năm 2018, nhiều hơn gấp đôi năm 2017 là 54 ngày, nhưng lại giảm dần trong 2 năm 2019 và 2020, tuy nhiên con số này vẫn lớn hơn nhiều so với 2017. Ðiều này cho thấy FLC đang thực hiện nới lỏng chính sách bán chịu cho khách hàng. Nếu bán chịu hàng hóa q nhiều thì chi phí cho khoản phải thu tăng có nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó địi, do đó, rủi ro khơng thu hồi được nợ cũng gia tăng. Vì vậy, FLC cần có chính sách bán chịu phù hợp.
3.3.3.3 Vòng quay khoản phải trả
Vòng quay khoản phải trả là chỉ số tài chính phản ánh khả năng chiếm dụng vốn đối với nhà cung cấp hoặc hiểu là chính sách thanh tốn cơng nợ đối với nhà cung cấp. Nó cịn được gọi với các tên khác như: Hệ số vòng quay các khoản phải trả, chỉ số vòng quay khác khoản phải trả. Đối với FLC, ta chỉ xét đến các khoản phải trả nhà cung cấp.
Bảng 2.12: Vòng quay khoản phải trả của FLC
Đơn vị: Triệu đồng
Năm Doanh số mua chịu Khoản phải trả nhà cung cấp Vòng quay khoản phải trả Số ngày trả tiền bình quân 2017 10,151,917 1,570,183 8.19 45 2018 10,473,080 1,955,916 5.94 61
45
2019 16,791,731 2,620,287 7.34 50
2020 16,660,433 3,574,495 5.38 68
Năm 2017, vòng quay khoản phải cao nhất chứng tỏ FLC quản lý các khoản nợ nhà cung cấp tốt. Tuy nhiên các năm sau biến động thất thường như giảm ở năm 2018, tăng ở năm 2019 và lại giảm ở năm 2020. Năm 2020, chỉ số này thấp nhất trong 4 năm dẫn đến số ngày trả tiền bình quân của FLC nhiều nhất báo động khả năng thanh toán nợ cho nhà cung cấp của FLC giảm.
3.3.3.4 Vòng quay tài sản lưu động
Hệ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản lưu động nói chung mà khơng có sự phân biệt giữa hiệu quả hoạt động tồn kho hay hiệu quả hoạt động khoản phải thu.
Bảng 2.13: Vòng quay tài sản lưu động của FLC
Đơn vị: Triệu đồng Năm TSNH DTT Vòng quay tài sản lưu động 2017 12,764,600 11,216,595 0.88 2018 15,644,005 11,695,896 0.82 2019 17,587,173 15,780,749 0.95 2020 19,915,582 13,488,401 0.72
Năm 2019, mỗi đồng tài sản lưu động tạo ra 0,95 đồng doanh thu, cao nhất trong 4 năm. Hệ số này tăng giảm xen kẽ nhau và thấp nhất trong năm 2020 (0.72) cho thấy hiệu quả FLC sử dụng tài sản lưu động giảm do tài sản lưu động tăng đồng thời doanh thu giảm. Nhìn chung hiệu quả sử dụng tài sản lưu động là thấp vì nguồn tài sản của FLC chủ yếu là tài sản dài dạn.
3.3.3.5 Vòng quay tài sản cố định
Hệ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sanr cố định như máy móc, thiết bị và nhà xưởng…
Bảng 2.14: Vòng quay tài sản cố định của FLC
Đơn vị: Triệu đồng
Năm TSNH DTT Vòng quay
tài sản lưu động
46
2018 2,995,858 11,695,896 3.94
2019 2,897,138 15,780,749 5.36
2020 2,854,584 13,488,401 4.69
Năm 2020, một đồng tài sản cố định tạo ra được 4,69 đồng doanh thu. Ðiều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản cố định của FLC khá tốt. Trong ba năm 2017- 2019, vòng quay tài sản cố định của FLC tăng liên tục, từ 3.25 (năm 2017), lên 3.94 (năm 2018) và tăng mạnh lên 5.36 (năm 2019) chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản cố định ngày càng tốt. Tuy nhiên, chỉ số này lại giảm đi ở năm 2020 chủ yếu do doanh thu giảm. Nhìn chung hiệu quả sử dụng tài sản cố định 4 năm qua của FLC rất tốt đều trên 3, điều này cũng dễ hiểu vì nguồn tài sản chính tạo ra doanh thu cho FLC là tài sản cố định.
3.3.3.6 . Vòng quay tổng tài sản
Hệ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản nói chung mà khơng có phân biệt đó là tài sản lưu động hay tài sản cố định.
Bảng 2.15: Vòng quay tổng tài sản của FLC
Đơn vị: Triệu đồng Năm Tổng TS DTT Vòng quay tổng TS 2017 22,795,168 11,216,595 0,55 2018 25,889,289 11,695,896 0,48 2019 32,012,714 15,780,749 0,55 2020 37,836,837 13,488,401 0,39
Năm 2017 và năm 2019, 1 đồng tổng tài sản tạo ra 0,55 đồng doanh thu, lớn hơn so với năm 2018 và 2020. Ðiều này cho thấy hiệu quả sử dụng tổng tài sản của FLC tăng giảm xen kẽ, khơng đồng đều. Nhìn chung 4 năm, khả năng tạo ra doanh thu từ tổng tài sản là thấp (<1) và không hiệu quả. Nguyên nhân dẫn đến điều này có thể là do tổng tài sản của FLC chủ yếu là bất động sản, các tài sản dài hạn khác chiếm phần lớn và có giá trị cao, được sử dụng sinh lời trong nhiều năm nên chỉ số doanh thu so với tổng tài sản là chưa khách quan.
Tóm lại, trong 4 năm trở lại đây (2017-2020), hiệu quả sử dụng tài sản (tài sản lưu động, tài sản cố định) của Tập đoàn FLC dù đang mức khá tốt, tăng dần trong 3 năm đầu nhưng đều có xu hướng giảm năm 2020. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của
47
đại dịch COVID-19 làm tác động đến hoạt động kinh doanh sản xuất của FLC. Năm 2020, các công ty con của FLC hoạt động không hiệu quả, dự kiến trong năm 2021 chỉ số này vẫn bị ảnh hưởng giảm. Bên cạnh đó, thị trường bất động sản đang âm dần, tính cạnh tranh ngày càng gay gắt buộc Tập đoàn FLC phải thực hiện việc nới lỏng chính sách bán chịu sản phẩm để tìm kiếm khách hàng.
3.3.4. Địn bẩy tài chính
3.3.4.1. Hệ số nợ trên tổng tài sản
Hệ số nợ trên tổng tài sản, thường được gọi là hệ số nợ D/A, đo lường mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp để tài trợ cho tổng tài sản.
Bảng 2.16: Hệ số nợ trên tổng TS của FLC Đơn vị: Triệu đồng Đơn vị: Triệu đồng Năm Tổng TS Tổng nợ Hệ số nợ D/A 2017 22,795,168 14,272,196 62,61% 2018 25,889,289 16,879,601 65,16% 2019 32,012,714 20,367,869 63,62% 2020 37,836,837 24,411,930 64,52%
Hệ số nợ trên tài sản của FLC cao nhất ở năm 2018 là 65.16%. Theo tính tốn trong 4 năm gần đây, hệ số nợ trên tổng tài sản tăng giảm xen kẽ, tăng ở năm 2018 và 2020, giảm ở năm 2017 và 2019. Tuy nhiên mức độ tăng giảm này không quá chênh lệch, tương đối ổn định ở mức bình quân 63.98%.
3.3.4.2. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu, thường được gọi là hệ số nợ D/E, đo lường mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp trong mối quan hệ tương quan với mức sử dụng VCSH.
48
Bảng 2.17: Hệ số nợ trên VCSH của FLC
Đơn vị: Triệu đồng
Năm Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu Hệ số nợ D/E
2017 14,272,196 8,522,973 167.46%
2018 16,879,601 9,018,688 187.06%
2019 20,367,869 11,644,845 174.91%
2020 24,411,930 13,424,907 181.84%
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu của FLC cao nhất ở năm 2018 là 187.06%. Cũng giống như hệ số nợ D/A, hệ số nợ D/E của FLC tăng giảm xen kẽ trong vòng 4 năm vừa qua, tăng ở năm 2018 và 2020, giảm ở năm 2017 và 2019. Tuy nhiên, hệ số này vẫn ở mức khá cao, cho thấy xu hướng sử dụng nợ ngày càng nhiều của FLC, thể hiện FLC đang giảm dần sự tự chủ về tài chính.