Bảng cân đối kế toán của FLC giai đoạn 2017– 2020

Một phần của tài liệu Chủ đề “nâng cao tình hình tài chính công ty cổ phần tập đoàn flc (Trang 64)

Đơn vị : triệu đồng

Chỉ tiêu/ Năm Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

ST (triệu đồng) TT (%) ST (triệu đồng) TT (%) ST (triệu đồng) TT (%) ST (triệu đồng) TT (%) Tải sản ngắn hạn 12.764,600 56 15.644,005 60,43 17.587,173 54,94 19.915,583 52,64

Tiền và các khoản tương đương tiền

465,835 2,04 334,136 1,29 632,957 1,98 1.215,019 3,21

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

276,200 1,21 278,850 1,08 187,890 0,59 88,129 0,23

Các khoản phải thu ngắn hạn 10.538,144 46,23 12.712,988 49,11 14.207,866 44,38 14.761,197 39,01 Hàng tồn kho 1.252,470 5,49 1.773,020 6,85 1.581,702 4,94 2.683,008 7,09 Tải sản ngắn hạn khác 231,951 1,02 545,011 2,11 976,758 3,05 1.168,230 3,09

Tài sản dài hạn 10.030,568 44 10.245,286 39,57 14.425,541 45,06 17.921,225 47,36

Tải sản cố định 2.939,381 12,89 2.995,858 11,57 2.897,138 9,05 2.854,584 7.54 Các khoản phải thu dài hạn 630,577 2,77 830,931 3.21 1.754,006 5,48 6.168,719 16.3

55 Các khoản đầu tư tài chính dài

hạn

1.300,261 5,7 965,771 3.73 1.943,909 6,07 1.477,782 3,91

Bất động sản đầu tư 629,101 2,76 958,752 3.70 1,353,474 4,23 971,816 2,57 Tài sản dở dang đầu hạn 3.901,016 17,11 3,759,318 14.52 5,446,990 17,02 5.325,875 14,08 Tài sản dài hạn khác 483,806 2,12 609,550 2.35 926,239 2,89 1.039,229 2,75 Lợi thế thương mai 146,426 0,64 125,106 0.48 103,785 0,32 83,250 0,22

Tổng TS 22.795,168 100 25,889,291 100 32,012,714 100 37.836,838 100 Nợ phải trả 14.272,195 62,61 16,870,601 65.16 20,367,870 63,62 24.411,930 64,52 Nợ ngắn hạn 11.489,659 50,4 13,307,130 51.40 15,377,171 48,03 18.009,261 47,6 Nợ dài hạn 2.782,536 12,21 3.563,471 13.76 4,990,699 15,59 6.402,669 16,92 Vốn chủ sở hữu 8.522,973 37,39 9,018,688 34.84 11,644,845 36,38 13.424,907 35,48 Tổng nguồn vốn 22.795,168 100 25.889,289 100 32.012,715 100 37.836,837 100 ( nguồn: flc.vn)

Phân tích quy mơ tài sản, nguồn vốn

Tài sản ngắn hạn:

Tài sản ngắn hạn trong giai đoạn 2017 – 2020 chiếm từ 52.64% - 60.43% tổng tài sản của FLC. Tuy số tiền liên tục tăng nhưng tỷ trọng lại giảm trong giai đoạn 2018 – 2020

56

Các khoản phải thu ngắn hạn liên tục tăng trong giai đoạn 2017 – 2020, chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong tài sản ngắn hạn. Tuy nhiên trong năm 2020, dù số tiền vẫn tăng nhưng tỷ trọng đã giảm hơn 5% so với năm 2019. Doanh nghiệp cần chú ý quản lý các khoản phải thu và ngay lập tức theo dõi bất kỳ khách hàng nào chưa thanh toán.

Tài sản dài hạn:

Cơng ty Cổ phần Tập đồn FLC tập trung vào lĩnh vực bất động sản (cụ thể hơn là bất động sản nghỉ dưỡng). Tỷ trọng bất động sản đầu tư trên tổng tài sản liên tục tăng trong các năm 2017, 2018, 2019 thể hiện rằng tập đoàn đang phát triển rất ổn định. Tuy nhiên, trong năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, tỷ lệ này đã giảm xuống mức thấp hơn 2017. Tỷ lệ các khoản phải thu dài hạn trên tổng tài sản cũng tăng cao, lên mức 16.3% trong năm 2020 thể hiện doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn nhiều, hiệu quả sử dụng vốn thấp.

Tài sản dở dang dài hạn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tài sản dài hạn và khơng có q nhiều sự thay đổi. Có thể nhận xét từ điều này rằng doanh nghiệp vẫn có lượng lớn tài sản có thể khai thác được và sinh lời trong tương lai khi dịch bệnh được kiểm soát và nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng của người dân tăng lên.

Nguồn vốn:

Các khoản nợ chiếm tỷ trọng cao, từ 60% trở lên trong tổng tài sản của FLC giai đoạn 2017 – 202. Tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn cao, cho thấy doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn ngắn hạn

Phân tích kết cấu tài sản, nguồn vốn

Tỷ suất đầu tư:

Tỷ suất đầu tư nói lên kết cấu tài sản, là tỷ lệ giữa trị giá tài sản cố định và đầu tư dài hạn so với tổng tài sản. Tỷ suất này càng cao càng cho thấy năng lực của doanh nghiệp và xu hướng phát triển lâu dài.

Tỷ suất đầu tư tổng quát = 𝐺í𝑎 𝑡𝑟ị 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑐ố đị𝑛ℎ & 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 đầ𝑢 𝑡ư 𝑑à𝑖 ℎạ𝑛

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑥100%

Bảng 2.25: Bảng tỷ suất đầu tư tổng quát

Đơn vị: triệu đồng Năm 2017 Năm 2018 ST (triệu đồng) TT (%) ST (triệu đồng) TT (%)

57

Tài sản cố định 2,939,381 12.89 2,995,858 11.57

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

1,300,261 5.7 965,771 3.73

Bất động sản đầu tư 629,101 2.76 958,752 3.7

Tổng tài sản 22,795,168 100 25,889,291 100

Tỷ suất đầu tư tổng quát 21,36% 19,01% Năm 2019 Năm 2020 ST (triệu đồng) TT (%) ST (triệu đồng) TT (%) Tài sản cố định 2,897,138 9.05 2,854,584 7.54

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

1,943,909 6.07 1,477,782 3.91

Bất động sản đầu tư 1,353,474 4.23 971,816

2.57

Tổng tài sản 32,012,714 100 37,836,838 100

Tỷ suất đầu tư tổng quát

19.35% 14.02%

Tỷ suất đầu tư của FLC giảm dần qua các năm, trong giai đoạn 2017 – 2019 giảm khoảng 2% mỗi năm, tuy nhiên giai đoạn 2019 – 2020 giảm nhiều hơn. Năng lực của doanh nghiệp là khá ổn định và có xu hướng phát triển khá tốt, tuy nhiên xu hướng phát triển này đã bị cản trở do sự ảnh hưởng của dịch bệnh.

Tỷ suất tự tài trợ:

Trong phân tích kết cấu nguồn vốn, tỷ suất tự tài trợ (còn gọi là tỷ suất VCSH) cho thấy mức độ tự chủ của doanh nghiệp về vốn, là ty lệ giữa VCSH so với tổng nguồn vốn.

Tỷ suất tự tài trợ = 𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢

58 Bảng 2.26: Bảng tỷ suất tự tài trợ Đơn vị: triệu đồng Năm 2017 Năm 2018 ST (triệu đồng) TT (%) ST (triệu đồng) TT (%) Vốn chủ sở hữu 8,522,973 37.39 9,018,688 34.84 Tổng nguồn vốn 22,795,168 100 25,889,289 100 Năm 2019 Năm 2020 ST (triệu đồng) TT (%) ST (triệu đồng) TT (%) Vốn chủ sở hữu 11,644,845 36.38 13,424,907 35,48 Tổng nguồn vốn 32,012,715 100 37,836,837 100

Dựa theo bảng tỷ suất tự tài trợ, tỷ suất tự tài trợ của FLC qua các năm 2017, 2018, 2019, 2020 lần lượt là 37.39%, 34.84%, 36.38%, 35.48%, khơng có nhiều biến động về tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu so với tổng nguồn vốn. Con số này cho thấy khả năng tự chủ tài chính của FLC tương đối ổn định.

Tuy nhiên, từ phân tích tỷ trọng nguồn vốn, mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp khơng cao vì tỷ trọng vốn chủ sở hữu và tổng nguồn vốn thấp hơn nhiều so với tỷ trọng các khoản nợ và tổng nguồn vốn.

Vốn lưu động rịng

Do tính chất cân đối của bảng cân đối kế toán là tổng số tiền phần tài sản luôn luôn bằng tổng số tiền phần nguồn vốn. Nên quan hệ cân đối được viết như sau:

TỔNG TÀI SẢN = NỢ PHẢI TRẢ + VỐN CHỦ SỞ HỮU

Nếu giả định tổng tài sản tăng lên, về khái quát ta hiểu rằng phí nguồn vốn phải tăng một khoản tương ứng; đó có thể là một khoản nợ đã tăng hoặc một khoản tăng trong vốn chủ sở hữu.

Khi quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, các chủ doanh nghiệp, kế toán trưởng và các đối tượng khác phải xem xét kết cấu vốn và nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán để từ đó có thể đối chiếu với yêu cầu kinh doanh hoặc khả năng

59

huy động vốn, đầu tư vốn... Để hiểu rõ hơn ta phân tích tiếp chỉ tiêu vốn lưu động ròng.

Vốn lưu động ròng là khoản chênh lệch giữa sử dụng vốn và nguồn vốn cùng thời gian sử dụng do các giao dịch tài chính trong kỳ kinh doanh gây ra.

Cơng thức tính tốn vốn lưu động rịng như sau:

Vốn lưu động ròng = Nguồn vốn dài hạn - Tài sản dài hạn = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn

Nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể sử dụng trong một thời gian dài hơn một năm. Nguồn vốn dài hạn bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản nợ dài hạn khác.

Bảng 2.27: Bảng vốn luân lưu của CTCP tập đoàn FLC

Đơn vị: triệu đồng Năm 2017 2018 2019 2020 Nợ dài hạn 2.782,536 3,563,471 4,990,699 6,402,669 Vốn chủ sở hữu 8,522,973 9,018,688 11,644,845 13,424,907 Nguồn vốn dài hạn 11,305,509 12,582,159 6,635,544 19,827,576 Tài sản dài hạn 10,030,568 10,245,285 14,425,541 17,921,255 Vốn luân lưu 1,274,941 2,336,874 2,210,003 1,906,321 Vốn lưu động ròng của FLC dương trong cả 4 năm 2017, 2018, 2019, 2020. Nguồn vốn lưu động ròng tăng nhanh trong giai đoạn 2017 – 2018, sau đó giảm dần.

Trong trường hợp này, nhìn chung, tài sản dài hạn của doanh nghiệp được tài trợ vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn. Thêm vào đó, nguồn vốn chủ sở hữu cũng lớn hơn nợ dài hạn. Vốn lưu động ròng dương cũng cho thấy rằng tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn, tức là doanh nghiệp có khả năng thanh tốn các khoản nợ ngắn hạn.

Trong 4 năm, nguồn vốn dài hạn tăng do vốn chủ sở hữu tăng và cả nợ dài hạn cũng tăng. Đáng chú ý, năm 2017, nguồn vốn chủ sở hữu gấp hơn 3 lần nợ dài hạn, nhưng đến năm 2020, nguồn vốn chủ sở hữu chỉ còn gấp khoảng 2 lần nợ dài hạn. Điều này cho thấy nguồn nợ dài hạn tăng nhanh hơn tốc độ tăng của nguồn vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp đang tăng trưởng chậm lại và có xu hướng nợ nhiều hơn.

60

CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CTCP TẬP ĐỒN FLC TRONG GIAI ĐOẠN TỚI

4.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA FLC GIAI ĐOẠN 2017 – 2020 2017 – 2020

Trong giai đoạn 2017-2020, FLC ghi nhận mức tăng trưởng tốt với hiệu quả sử dụng tài sản, hệ số thanh toán tăng dần trong 3 năm đầu do có nhiều dự án bất động sản tiềm năng, khai thác mạnh mẽ trong lĩnh vực hàng không, hoạt động đầu tư tài chính ổn định và khơng ngừng đầu tư vào một loạt các lĩnh vực mới như giáo dục, nơng nghiệp, khống sản. Tuy nhiên tình hình kinh doanh của FLC có xu hướng giảm xuống trong năm 2020. Bởi đây là một năm đầy biến động và thách thức với tất cả các doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung và FLC nói riêng. Thơng qua phân tích các chỉ số tài chính, có thể thấy FLC đã phải chịu ảnh hưởng không nhỏ từ đại dịch Covid- 19 khi sử dụng vốn và kinh doanh không đạt hiệu quả dù trong giai đoạn 2017-2020 có sự khởi sắc ở các năm 2017, 2018, 2019. Khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp khơng ổn định. Lợi nhuận sau thuế năm 2020 giảm 56% so với cùng kỳ năm ngoái do lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của FLC là bất động sản, du lịch, vốn là những lĩnh vực chịu tác động mạnh nhất từ đại dịch.

Tuy nhiên nhiều dữ liệu cho thấy nhu cầu tiêu dùng trong nước và thế giới sẽ bật dậy mạnh mẽ, để trở thành lực đẩy quan trọng cho đà hồi phục của nền kinh tế. Thực tế diễn biến từ giữa năm 2020 đã chứng minh cho vấn đề này, với sự khởi sắc tích cực của FLC trên rất nhiều lĩnh vực cốt lõi. Trên toàn hệ thống, FLC ghi nhận lợi nhuận trước thuế trên 421 tỷ đồng và sau thuế gần 308 tỷ đồng trong năm tài chính 2020, tuy có giảm so với 3 năm trước nhưng vẫn vượt xa so với kế hoạch năm. Đặc biệt, trong lĩnh vực hàng không, Hãng hàng không Bamboo Airways được đánh giá là hãng bay hiếm hoi “lội ngược dịng” khủng hoảng Covid-19, khi khơi phục nhanh chóng tồn bộ mạng bay nội địa, phục vụ gần 4 triệu lượt hành khách an toàn tuyệt đối (tăng 37% so với năm 2019 và các năm trước).

4.2. PHÂN TÍCH SWOT VỀ DOANH NGHIỆP

4.2.1. Điểm mạnh

CTCP Tập đồn FLC có rất nhiều thế mạnh, như có nguồn lực nhân cơng lớn, giá rẻ tay nghề cao, có khả năng tiếp thu nhanh và kịp xu hướng. Doanh nghiệp có quỹ đất lớn với các dự án tiềm năng tại Sầm Sơn, Bình Đinh và Hà Nội, Hạ Long... và nhiều tỉnh khác trên đất nước Việt Nam. Tiềm lực tài chính tốt nhờ huy động được lượng vốn lớn trong các năm gần đây từ TTCK. Năng lực triển khai dự án nhanh

61

khiến thời gian đưa dự án vào khai thác ngắn, gia tăng hiệu quả kinh doanh. Ban lãnh đạo doanh nghiệp linh hoạt trong vấn đề huy động vốn.

4.2.2. Điểm yếu

Về lĩnh vực xây dựng, năng lực thi công trong ngành xây dựng không đồng đều. Tình trạng đội vốn kéo dài thời gian thi cơng, thủ tục xây dựng cịn rườm rà gây khó khăn. Huy động vốn trên TTCK để đầu tư cho các dự án. BĐS nên chưa tạo ra dòng tiền và lợi nhuận ngay. Hiệu quả sinh lời từ dự án chỉ đến sau 1-2 năm. Doanh nghiệp sử dụng địn bẩy tài chính lớn, vay nợ nhiều, trong khi hiệu quả sử dụng vốn thấp. Chưa xây dựng được niềm tin, uy tín với khách hàng, đối tác cũng như các cổ đông. Về lĩnh vực hàng không doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm trong cơng tác quản lý và điều hành.

4.2.3. Cơ hội

Nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng sẽ tăng lên khi mà thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam ngày một tăng lên. Thị trường BĐS đang dần phục hồi mạnh mẽ và hứa hẹn còn nhiều tiềm năng khi Việt Nam vẫn đang ở thời kỳ dân số vàng và nhu cầu nhà ở ngày một gia tăng. Giá nguyên vật liệu xây dựng vẫn cịn duy trì ở mức độ thấp. Lãi vay mặc dù có xu hướng tăng trở lại nhưng vẫn thấp. Tăng lên của nguồn vốn FDI vào Việt Nam

4.2.4. Thách thức

Mức độ cạnh tranh trên thị trường BĐS, đặc biệt là sản phẩm biệt thự nghỉ dưỡng, resort đang ngày càng gia tăng. Các dự án có quy mơ lớn nên khả năng tiêu thụ sản phẩm là một thách thức không nhỏ.

Mức độ cạnh tranh trên thị trường bất động sản, đặc biệt là sản phẩm biệt thự nghỉ dưỡng, resort đang ngày càng gia tăng.

Khả năng tiêu thụ sản phẩm BĐS là thách thức không nhỏ khi diễn biến thị trường trong các năm tới không thuận lợi.

Nguy cơ bùng phát dịch trở lại vẫn còn tiềm tàng. Khi mà thế giới vẫn chưa có thuốc đặc trị hay vắc-xin phòng bệnh.

Về ngành xây dựng, cịn phụ thuộc nhiều vào ngun vật liệu, trình độ giám sát thi cơng cịn kém,…

Các kế hoạch mở rộng quy mơ bay của Bamboo Airways có khả năng bị lùi lịch vô thời hạn

62

4.3. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CTCP TẬP ĐOÀN FLC TRONG GIAI SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CTCP TẬP ĐOÀN FLC TRONG GIAI ĐOẠN TỚI

Hạn chế vay nợ hơn và sử dụng vốn một cách hợp lý với tài chính của cơng ty.

Ra chính sách tín dụng thương mại thích hợp, đẩy nhanh tiến trình thu hồi nợ của các dự án BĐS trả góp.

Tập chung đầu tư vào các lĩnh vực thế mạnh của doanh nghiệp thay vì đầu tư dàn trải.

Lập các khoản thu dự phịng phải thu khó địi, dự phịng giảm giá hàng tồn kho, nhờ các khoản này trong kinh tế làm cho cơng ty phản ánh chính xác hơn giá trị thực tế của tài sản.

Nâng cao một số chỉ tiêu như tỷ suất tự tài trợ, hệ số thanh toán nhanh

Nên đầu tư và nâng cao hoạt động tài chính nhiều hơn, thay vì đầu tư thêm vào các dự án lớn BĐS.

Trau dồi thêm tay nghề đội ngũ cơng nhân viên, để hậu dịch có thể nâng cao chất lượng kinh doanh các ngành mũi nhọn như hàng không.

63

KẾT LUẬN

Qua thời gian nghiên cứu tìm hiểu CTCP Tập đồn FLC kết hợp với lý thuyết được học tập và nghiên cứu ở trường em nhận thấy được tầm quan trọng của tổ chức công tác báo cáo kết quả kinh doanh, cân bằng và định hướng tài chính đối với các doanh nghiệp. Có thể nói đây là một cơng việc quan trọng giúp các nhà lãnh đạo nắm bắt được tình hình cụ thể của cơng ty trong các năm hoạt động, và để đưa ra các định hướng, quyết định, phương pháp chỉ đạo đúng đắn có hiệu quả nhất ở các năm tới trong tương lai. Nhằm nâng cao hiệu quả hơn nữa trong việc sử dụng vốn, nâng cao lợi nhuận của cơng ty.

Do kiến thức có hạn, nghiên cứu thơng tin chưa quá thực tiễn do diễn biến dịch bệnh phức tạp. Bài làm sẽ có nhiều sai sót khơng thể tránh khỏi, em rất mong nhận được sự đóng góp cũng như cảm thơng từ phía thầy cơ.

Một phần của tài liệu Chủ đề “nâng cao tình hình tài chính công ty cổ phần tập đoàn flc (Trang 64)