Khả năng sinh lời

Một phần của tài liệu Chủ đề “nâng cao tình hình tài chính công ty cổ phần tập đoàn flc (Trang 60 - 70)

1.1.3 .Đặc điểm chức năng, vai trò tài chính doanh nghiệp

3.3. PHÂN TÍCH NHĨM CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA CTCP TẬP

3.3.6. Khả năng sinh lời

Lợi nhuận là mục đích cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận càng cao, doanh nghiệp càng tự khẳng định vị trí và sự tồn tại của mình trong nền kinh tế thị trường. Nhưng nếu chỉ thông qua số lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trong thời kỳ cao hay thấp để đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh là tốt hay xấu thì có thể đưa chúng ta tới những kết luận sai lầm. Bởi lẽ số lợi nhuận này khơng tương xứng với lượng chi phí đã bỏ ra, với khối lượng tài sản mà doanh nghiệp đã sử dụng. Vì vậy đánh giá độ sinh lời của hoạt động kinh doanh bằng chỉ tiêu tương đối bằng cách đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu đạt được trong kỳ với tổng số vốn mà doanh nghiệp đã huy động vào sản xuất kinh doanh.

3.3.6.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

Được xác định bằng tỷ lệ của lợi nhuận trên doanh thu thuần trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ số này cho biết 1 đồng doanh thu thuần mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ có mấy đồng lợi nhuận.

Bảng 2.20: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của FLC

Đơn vị: Triệu đồng,%

Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020

LNST 385,275 470,032 695,926 307,994

DTT 11,216,595 11,695,896 15,780,749 11,216,595

ROS(%) 3.44 4.02 4.41 2.75

Chỉ tiêu Năm 2017-2018 Năm 2018-2019 Năm 2019-2020

LNST 84,757 225,894 -387,932

DTT 479,301 4,084,853 -4,564,154

ROS(%) 0.58 0.39 -1.66

ROS của FLC đều lớn hơn 0 cho thấy tập đồn đang kinh doanh có lãi. Tuy nhiên con số khá thấp và có xu hướng giảm dần từ 3.44% vào năm 2017 lên đến 4.41% vào năm 2019. Vào năm 2020 con số này đã giảm mạnh chỉ còn 2.75%, khi 100 đồng doanh thu thuần mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ thì chỉ có 2.75 đồng lợi nhuận. Tỷ suất này còn gián tiếp phản ánh hiệu quả quản lý chi phí của doanh nghiệp đang giảm dần và nó gây ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. Qua đó ta thấy năm 2020 doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả hơn năm trước rất nhiều. Nguyên nhân ROS năm 2020 giảm đi 1.66% là do sự ảnh hưởng của

51

2 nhân tố: Lợi nhuận sau thuế giảm làm ROS giảm 2.46% và Doanh thu thuần giảm làm ROS tăng 0.8%.

3.3.6.2. Tỷ số lợi nhuận ròng trên tởng tài sản (ROA)

Được tính bằng tỷ lệ của lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình quân trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ suất này cho biết quy mô lợi nhuận sau thuế được tạo ra từ mỗi đồng được đầu tư vào tổng tài sản của doanh nghiệp.

Bảng 2.21: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng TS của FLC

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020

LNST 385,275 470,032 695,926 307,994

TTS 22,795,168 25,889,289 32,012,714 37,836,837

ROA(%) 1.69 1.82 2.17 0.81

Chỉ tiêu Năm 2017-2018 Năm 2018-2019 Năm 2019-2020

LNST 84,757 225,894 -387,932

TTS 3,094,121 6,123,425 5,824,123

ROA(%) 0.13 0.35 -1.36

Ta thấy tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản tăng dần từ năm 2017 với 1.69% lên đến 2.17% vào năm 2019. Năm 2019 tỷ lệ này là 2.17%, có nghĩa là đầu tư 100 doanh nghiệ thì được 2.17 đồng lợi nhuận sau thuế. Tuy nhiên năm sau đó năm 2020 tỉ lệ này đã giảm xuống chỉ còn 0.81% giảm 1.36% so với năm 2019. Nguyên nhân ROS giảm là do sự ảnh hưởng của 2 nhân tố: Lợi nhuận sau thuế giảm làm ROA giảm 1.21% và Tổng tài sản tăng làm ROA giảm 0.15%. Qua đó ta thấy năm 2020 doanh nghiệp kinh doanh khó khăn hơn các năm trước.

3.3.6.3. Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Được xác định bằng tỷ lệ của lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ của doanh nghiệp. Tỷ suất này cho biết quy mô lợi nhuận sau thuế được tạo ra từ mỗi đồng vốn đầu tư của các chủ sở hữu.

52

Bảng 2.22: Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH của FLC

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020

LNST 385,275 470,032 695,926 307,994

VCSH 8,522,973 9,018,688 11,644,845 13,424,907

ROE(%) 4.52 5.21 5.98 2.29

Chỉ tiêu Năm 2017-2018 Năm 2018-2019 Năm 2019-2020

LNST 84,757 225,894 -387,932

VCSH 495,715 2,626,157 1,780,062

ROE(%) 0.69 0.77 -3.68

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ tăng dần trong 3 năm từ năm 2017 đến năm 2019 và đạt 5.98% vào năm 2019, nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào kinh doanh thì tạo ra 5.98 đồng lãi cho chủ sở hữu. Đến năm 2020 giảm mạnh chỉ còn 2.29%, nguyên nhân dẫn đến ROE giảm đến 3.68%: Do lợi nhuận sau thuế giảm làm ROE giảm 3.33% và Vốn chủ sở hữu tăng làm ROE giảm 0.35%. Công ty cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu.

3.3.6.4. Tỷ số sức sinh lời căn bản (BEP):

Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lợi căn bản của công ty, nghĩa là chưa kể đến ảnh hưởng của thuế và địn bảy tài chính.

Bảng 2.23: Tỷ số sinh lợi căn bản của FLC

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020

EBIT 883,753 964,658 600,218 604,650

TTS 22,795,168 25,889,289 32,012,714 37,836,837

BEP (%) 3.88 3.73 1.87 1,6

Chỉ tiêu Năm 2017-2018 Năm 2018-2019 Năm 2019-2020

LNST 80,905 - 364,440 4,432

VCSH 3,094,121 6,123,425 5,824,123

53

Tỷ suất sức sinh lợi căn bản giảm dần qua các năm và giảm mạnh nhất vào từ 3.73% vào năm 2018 giảm còn 1.87% năm 2019 (giảm 1.85%). Nghĩa là năm 2018 cứ đầu tư 100 đồng vốn vào kinh doanh thì tạo ra được 3.73 đồng lãi cho doanh nghiệp, cịn năm 2019 thì chỉ tạo ra được 1.87 đồng lãi cho doanh nghiệp. Thậm chí con số này cịn tiếp tục giảm trong năm 2020 chỉ cịn 1.6%, điều đó chứng tỏ khả năng sinh lợi căn bản của công ty chưa tốt. BEP giảm do Lợi nhuận trước thuế và lãi vay giảm dần làm cho BEP giảm cùng với đó là sự tăng của tổng tài sản cũng làm cho BEP giảm.

Biểu đồ 2.6: Các chỉ tiêu sinh lời của FLC trong giai đoạn 2017-2020 (%)

 Qua phân tích có thể nhìn chung tất cả các chỉ tiêu sinh lời đều dương và chỉ số ROE ở mức cao nhất trong 3 năm liên tiếp 2017, 2018 và 2019, theo sau là ROS và ROA cho thấy doanh nghiệp sử dụng vốn chủ sở hữu có hiệu quả hơn so với việc khai thác tài sản và hiệu quả quản lý chi phí của doanh nghiệp. Trong khi đó BEP lại có xu hướng giảm dần và giảm mạnh vào năm 2019. Trong giai đoạn 2017- 2019, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng dần và đạt đỉnh cao nhất vào năm 2019 lần lượt là 5.976% và 4.41%. Cá biệt vào năm 2020 hầu hết các chỉ tiêu sinh lời đều giảm sút một nửa so với năm 2019 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng, đồng thời cũng cho thấy cho thấy doanh nghiệp sử dụng vốn và kinh doanh không đạt hiệu quả.

3.4. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TỐN CỦA CTCP TẬP ĐỒN FLC GIAI ĐOẠN NĂM CỦA CÔNG TY NĂM 2017 - 2020

Dưới đây là tổng hợp bảng cân đối kế tốn hợp nhất của CTCP Tập đồn FLC giai đoạn năm 2017 – 2020 và một số nhận xét về cơ cấu tài sản, nguồn vốn của FLC.

54

Bảng 2.24: Bảng cân đối kế toán của FLC giai đoạn 2017 – 2020

Đơn vị : triệu đồng

Chỉ tiêu/ Năm Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

ST (triệu đồng) TT (%) ST (triệu đồng) TT (%) ST (triệu đồng) TT (%) ST (triệu đồng) TT (%) Tải sản ngắn hạn 12.764,600 56 15.644,005 60,43 17.587,173 54,94 19.915,583 52,64

Tiền và các khoản tương đương tiền

465,835 2,04 334,136 1,29 632,957 1,98 1.215,019 3,21

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

276,200 1,21 278,850 1,08 187,890 0,59 88,129 0,23

Các khoản phải thu ngắn hạn 10.538,144 46,23 12.712,988 49,11 14.207,866 44,38 14.761,197 39,01 Hàng tồn kho 1.252,470 5,49 1.773,020 6,85 1.581,702 4,94 2.683,008 7,09 Tải sản ngắn hạn khác 231,951 1,02 545,011 2,11 976,758 3,05 1.168,230 3,09

Tài sản dài hạn 10.030,568 44 10.245,286 39,57 14.425,541 45,06 17.921,225 47,36

Tải sản cố định 2.939,381 12,89 2.995,858 11,57 2.897,138 9,05 2.854,584 7.54 Các khoản phải thu dài hạn 630,577 2,77 830,931 3.21 1.754,006 5,48 6.168,719 16.3

55 Các khoản đầu tư tài chính dài

hạn

1.300,261 5,7 965,771 3.73 1.943,909 6,07 1.477,782 3,91

Bất động sản đầu tư 629,101 2,76 958,752 3.70 1,353,474 4,23 971,816 2,57 Tài sản dở dang đầu hạn 3.901,016 17,11 3,759,318 14.52 5,446,990 17,02 5.325,875 14,08 Tài sản dài hạn khác 483,806 2,12 609,550 2.35 926,239 2,89 1.039,229 2,75 Lợi thế thương mai 146,426 0,64 125,106 0.48 103,785 0,32 83,250 0,22

Tổng TS 22.795,168 100 25,889,291 100 32,012,714 100 37.836,838 100 Nợ phải trả 14.272,195 62,61 16,870,601 65.16 20,367,870 63,62 24.411,930 64,52 Nợ ngắn hạn 11.489,659 50,4 13,307,130 51.40 15,377,171 48,03 18.009,261 47,6 Nợ dài hạn 2.782,536 12,21 3.563,471 13.76 4,990,699 15,59 6.402,669 16,92 Vốn chủ sở hữu 8.522,973 37,39 9,018,688 34.84 11,644,845 36,38 13.424,907 35,48 Tổng nguồn vốn 22.795,168 100 25.889,289 100 32.012,715 100 37.836,837 100 ( nguồn: flc.vn)

Phân tích quy mơ tài sản, nguồn vốn

Tài sản ngắn hạn:

Tài sản ngắn hạn trong giai đoạn 2017 – 2020 chiếm từ 52.64% - 60.43% tổng tài sản của FLC. Tuy số tiền liên tục tăng nhưng tỷ trọng lại giảm trong giai đoạn 2018 – 2020

56

Các khoản phải thu ngắn hạn liên tục tăng trong giai đoạn 2017 – 2020, chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong tài sản ngắn hạn. Tuy nhiên trong năm 2020, dù số tiền vẫn tăng nhưng tỷ trọng đã giảm hơn 5% so với năm 2019. Doanh nghiệp cần chú ý quản lý các khoản phải thu và ngay lập tức theo dõi bất kỳ khách hàng nào chưa thanh tốn.

Tài sản dài hạn:

Cơng ty Cổ phần Tập đoàn FLC tập trung vào lĩnh vực bất động sản (cụ thể hơn là bất động sản nghỉ dưỡng). Tỷ trọng bất động sản đầu tư trên tổng tài sản liên tục tăng trong các năm 2017, 2018, 2019 thể hiện rằng tập đoàn đang phát triển rất ổn định. Tuy nhiên, trong năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, tỷ lệ này đã giảm xuống mức thấp hơn 2017. Tỷ lệ các khoản phải thu dài hạn trên tổng tài sản cũng tăng cao, lên mức 16.3% trong năm 2020 thể hiện doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn nhiều, hiệu quả sử dụng vốn thấp.

Tài sản dở dang dài hạn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tài sản dài hạn và khơng có q nhiều sự thay đổi. Có thể nhận xét từ điều này rằng doanh nghiệp vẫn có lượng lớn tài sản có thể khai thác được và sinh lời trong tương lai khi dịch bệnh được kiểm soát và nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng của người dân tăng lên.

Nguồn vốn:

Các khoản nợ chiếm tỷ trọng cao, từ 60% trở lên trong tổng tài sản của FLC giai đoạn 2017 – 202. Tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn cao, cho thấy doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn ngắn hạn

Phân tích kết cấu tài sản, nguồn vốn

Tỷ suất đầu tư:

Tỷ suất đầu tư nói lên kết cấu tài sản, là tỷ lệ giữa trị giá tài sản cố định và đầu tư dài hạn so với tổng tài sản. Tỷ suất này càng cao càng cho thấy năng lực của doanh nghiệp và xu hướng phát triển lâu dài.

Tỷ suất đầu tư tổng quát = 𝐺í𝑎 𝑡𝑟ị 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑐ố đị𝑛ℎ & 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 đầ𝑢 𝑡ư 𝑑à𝑖 ℎạ𝑛

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑥100%

Bảng 2.25: Bảng tỷ suất đầu tư tổng quát

Đơn vị: triệu đồng Năm 2017 Năm 2018 ST (triệu đồng) TT (%) ST (triệu đồng) TT (%)

57

Tài sản cố định 2,939,381 12.89 2,995,858 11.57

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

1,300,261 5.7 965,771 3.73

Bất động sản đầu tư 629,101 2.76 958,752 3.7

Tổng tài sản 22,795,168 100 25,889,291 100

Tỷ suất đầu tư tổng quát 21,36% 19,01% Năm 2019 Năm 2020 ST (triệu đồng) TT (%) ST (triệu đồng) TT (%) Tài sản cố định 2,897,138 9.05 2,854,584 7.54

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

1,943,909 6.07 1,477,782 3.91

Bất động sản đầu tư 1,353,474 4.23 971,816

2.57

Tổng tài sản 32,012,714 100 37,836,838 100

Tỷ suất đầu tư tổng quát

19.35% 14.02%

Tỷ suất đầu tư của FLC giảm dần qua các năm, trong giai đoạn 2017 – 2019 giảm khoảng 2% mỗi năm, tuy nhiên giai đoạn 2019 – 2020 giảm nhiều hơn. Năng lực của doanh nghiệp là khá ổn định và có xu hướng phát triển khá tốt, tuy nhiên xu hướng phát triển này đã bị cản trở do sự ảnh hưởng của dịch bệnh.

Tỷ suất tự tài trợ:

Trong phân tích kết cấu nguồn vốn, tỷ suất tự tài trợ (còn gọi là tỷ suất VCSH) cho thấy mức độ tự chủ của doanh nghiệp về vốn, là ty lệ giữa VCSH so với tổng nguồn vốn.

Tỷ suất tự tài trợ = 𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢

58 Bảng 2.26: Bảng tỷ suất tự tài trợ Đơn vị: triệu đồng Năm 2017 Năm 2018 ST (triệu đồng) TT (%) ST (triệu đồng) TT (%) Vốn chủ sở hữu 8,522,973 37.39 9,018,688 34.84 Tổng nguồn vốn 22,795,168 100 25,889,289 100 Năm 2019 Năm 2020 ST (triệu đồng) TT (%) ST (triệu đồng) TT (%) Vốn chủ sở hữu 11,644,845 36.38 13,424,907 35,48 Tổng nguồn vốn 32,012,715 100 37,836,837 100

Dựa theo bảng tỷ suất tự tài trợ, tỷ suất tự tài trợ của FLC qua các năm 2017, 2018, 2019, 2020 lần lượt là 37.39%, 34.84%, 36.38%, 35.48%, khơng có nhiều biến động về tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu so với tổng nguồn vốn. Con số này cho thấy khả năng tự chủ tài chính của FLC tương đối ổn định.

Tuy nhiên, từ phân tích tỷ trọng nguồn vốn, mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp khơng cao vì tỷ trọng vốn chủ sở hữu và tổng nguồn vốn thấp hơn nhiều so với tỷ trọng các khoản nợ và tổng nguồn vốn.

Vốn lưu động rịng

Do tính chất cân đối của bảng cân đối kế toán là tổng số tiền phần tài sản luôn luôn bằng tổng số tiền phần nguồn vốn. Nên quan hệ cân đối được viết như sau:

TỔNG TÀI SẢN = NỢ PHẢI TRẢ + VỐN CHỦ SỞ HỮU

Nếu giả định tổng tài sản tăng lên, về khái quát ta hiểu rằng phí nguồn vốn phải tăng một khoản tương ứng; đó có thể là một khoản nợ đã tăng hoặc một khoản tăng trong vốn chủ sở hữu.

Khi quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, các chủ doanh nghiệp, kế toán trưởng và các đối tượng khác phải xem xét kết cấu vốn và nguồn vốn trên bảng cân đối kế tốn để từ đó có thể đối chiếu với yêu cầu kinh doanh hoặc khả năng

59

huy động vốn, đầu tư vốn... Để hiểu rõ hơn ta phân tích tiếp chỉ tiêu vốn lưu động ròng.

Vốn lưu động ròng là khoản chênh lệch giữa sử dụng vốn và nguồn vốn cùng thời gian sử dụng do các giao dịch tài chính trong kỳ kinh doanh gây ra.

Cơng thức tính tốn vốn lưu động rịng như sau:

Vốn lưu động ròng = Nguồn vốn dài hạn - Tài sản dài hạn = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn

Nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể sử dụng trong một thời gian dài hơn một năm. Nguồn vốn dài hạn bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản nợ dài hạn khác.

Bảng 2.27: Bảng vốn luân lưu của CTCP tập đoàn FLC

Đơn vị: triệu đồng Năm 2017 2018 2019 2020 Nợ dài hạn 2.782,536 3,563,471 4,990,699 6,402,669 Vốn chủ sở hữu 8,522,973 9,018,688 11,644,845 13,424,907 Nguồn vốn dài hạn 11,305,509 12,582,159 6,635,544 19,827,576 Tài sản dài hạn 10,030,568 10,245,285 14,425,541 17,921,255 Vốn luân lưu 1,274,941 2,336,874 2,210,003 1,906,321 Vốn lưu động ròng của FLC dương trong cả 4 năm 2017, 2018, 2019, 2020. Nguồn vốn lưu động ròng tăng nhanh trong giai đoạn 2017 – 2018, sau đó giảm dần.

Trong trường hợp này, nhìn chung, tài sản dài hạn của doanh nghiệp được tài trợ vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn. Thêm vào đó, nguồn vốn chủ sở hữu cũng lớn hơn nợ dài hạn. Vốn lưu động ròng dương cũng cho thấy rằng tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn, tức là doanh nghiệp có khả năng thanh tốn các khoản nợ ngắn hạn.

Trong 4 năm, nguồn vốn dài hạn tăng do vốn chủ sở hữu tăng và cả nợ dài hạn cũng tăng. Đáng chú ý, năm 2017, nguồn vốn chủ sở hữu gấp hơn 3 lần nợ dài hạn,

Một phần của tài liệu Chủ đề “nâng cao tình hình tài chính công ty cổ phần tập đoàn flc (Trang 60 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)