Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Hàng không Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển dịch vụ hàng không của tổng công ty hàng không việt nam đến năm 2015 (Trang 26 - 32)

CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNG KHÔNG

2.1. Tổng quan về tổng công ty hàng không Việt Nam

2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Hàng không Việt Nam

Vũ Quang Hưng – Anh1 K42 QTKD 26

Trƣớc đây theo quyết định số 372/QĐ-TTg ngày 04/04/2003 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc thí điểm tổ chức và hoạt động theo mơ hình Cơng ty mẹ - Cơng ty con tại Tổng cơng ty HKVN thì Vietnam Airlines là cơng ty mẹ của Pacific Airlines và VASCO, đồng thời nắm cổ phần chi phối của Pacific Airlines. Nhƣng từ năm 2005, Pacific Airlines đã hoàn toàn độc lập với Tổng công ty hàng không Việt Nam. Hiện giờ, Pacific Airlines là hãng hàng không đa sở hữu đầu tiên ở Việt Nam, bao gồm cổ đông thuộc nhà nƣớc là Tổng công ty đầu tƣ và kinh doanh vốn nhà nƣớc (SCIC), cổ đông liên kết là Tổng công ty Du lịch Sài Gòn và nhà đầu tƣ chiến lƣợc nƣớc ngoài, Qantas Airways (Úc).

Theo Nghị định số 04/CP ngày 27/01/1996, tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Hàng không Việt Nam lập theo mơ hình Tổng cơng ty trên cơ sở tham khảo một số kinh nghiệm của một số hãng hàng không tiên tiến trên thế giới nhƣ Singapore Airlines, Cathay Pacific, Thai Airway. Hiện nay, Tổng cơng ty Hàng khơng Việt nam có 21 cơng ty thành viên:

Công ty con:

- Công ty TNHH một thành viên:

1. Công ty cung ứng xăng dầu hàng không. 2. Công ty bay dịch vụ hàng không

- Công ty cổ phần:

3. Công ty cung ứng suất ăn Nội Bài

4. Công ty tƣ vấn khảo sát thiết kế hàng không

5. Công ty dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất 6. Công ty dịch vụ hàng không sân bay Nội Bài 7. Cơng ty xây dựng cơng trình hàng khơng 8. Công ty xuất nhập khẩu hàng không 9. Cơng ty dịch vụ hàng hóa Nội Bài 10. Cơng ty cung ứng dịch vụ hàng không

Vũ Quang Hưng – Anh1 K42 QTKD 27 - Đơn vị sự nghiệp:

12. Viện khoa học hàng không - Công ty liên doanh:

13. Công ty liên doanh TNHH giao nhận hàng hố (VINAKO)

14. Cơng ty liên doanh sản xuất suất ăn trên máy bay Tân Sơn Nhất (VAC) 15. Công ty liên doanh trách nhiệm hữu hạn dịch vụ hàng hoá Tân Sơn Nhất (TSC)

16. Công ty TNHH Dịch vụ hàng hóa chuyển phát nhanh (TECS) 17. Cơng ty liên doanh phân phối tồn cầu ABACUS

- Các công ty liên kết:

18. Công ty dịch vụ hàng không sân bay Đà Nẵng 19. Công ty nhựa cao cấp hàng không

20. Công ty ô tô hàng không

21. Công ty cổ phần khách sạn hàng khơng.

• Bộ máy quản lý của Tổng công ty Hàng không Việt Nam gồm có: - Hội đồng quản trị

- Ban kiểm soát

- Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc

Bộ máy giúp việc của Tổng công ty là các cơ quan phục vụ chung cho Tổng công ty, cho Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc. Bộ máy giúp việc hiện tại gồm 20 ban ngành, đƣợc chia làm 4 khối:

+ Khối dịch vụ và khai thác mặt đất + Khối thƣơng mại

+ Khối khai thác bay + Khối kỹ thuật

Vũ Quang Hưng – Anh1 K42 QTKD 29

Các mối quan hệ giữa Tổng cơng ty với Chính phủ, với Cục Hàng khơng dân dụng Việt Nam, với các cơ quan Nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng đƣợc thực hiện trên cơ sở Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tổng công ty và hệ thống văn bản pháp quy của Nhà nƣớc có liên quan. Các mối quan hệ giữa Tổng công ty và các đơn vị thành viên, giữa các đơn vị thành viên với nhau đƣợc xác lập và thực hiện trên cơ sở hệ thống các Điều lệ (quy chế) tổ chức và hoạt động của các đơn vị thành viên và các quy chế, quy định quản lý, điều hành trong Tổng công ty.

- Hội đồng quản trị Tổng công ty

HĐQT Tổng công ty Hàng không bao gồm 7 thành viên do Thủ tƣớng Chính phủ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm. Hội đồng quản trị gồm những thành viên chuyên trách, trong đó có Chủ tịch Hội đồng quản trị (khơng kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty), một thành viên kiêm Tổng giám đốc, một Phó chủ tịch kiêm Trƣởng ban kiểm soát và một số thành viên chuyên trách và kiêm nhiệm là chuyên gia về kinh tế, tài chính, quản trị kinh doanh, hàng không, am hiểu pháp luật. Nhiệm kỳ của thành viên HĐQT là 5 năm.

HĐQT có các quyền hạn và nhiệm vụ nhƣ sau: HĐQT thực hiện chức năng quản lý hoạt động của Tổng công ty, chịu trách nhiệm về sự phát triển của Tổng công ty và việc thực hiện nhiệm vụ Nhà nƣớc giao. HĐQT đại diện cho chủ sỏ hữu Nhà nƣớc đối với tồn Tổng cơng ty theo qui định của pháp luật và theo Điều lệ của Tổng cơng ty.

- Ban kiểm sốt

Ban kiểm sốt có 5 thành viên, trong đó có một Phó chủ tịch HĐQT làm Trƣởng ban theo sự phân công của HĐQT và 4 thành viên khác do HĐQT quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thƣởng, kỷ luật: gồm một thành viên là chuyên viên kế tốn, một thành viên do Đại hội Cơng nhân viên chức Tổng công ty giới thiệu, một thành viên do Cục trƣởng Cục hàng không dân dụng Việt Nam giới thiệu và một thành viên do Tổng cục trƣởng Tổng cục Quản lý vốn và tài sản Nhà nƣớc tại doanh nghiệp giới thiệu.

Vũ Quang Hưng – Anh1 K42 QTKD 30

Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ do HĐQT giao về việc kiểm tra, giám sát Tổng giám đốc, bộ máy giúp việc và các đơn vị thành viên Tổng công ty trong hoạt động điều hành, hoạt động tài chính theo pháp luật và Điều lệ của Tổng công ty, các Nghị quyết và Quyết định của HĐQT.

- Tổng giám đốc Tổng công ty và bộ máy giúp việc:

Tổng giám đốc do Thủ tƣớng chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen

thƣởng, kỷ luật theo đề nghị của HĐQT. Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Tổng công ty và chịu trách nhiệm trƣớc HĐQT, trƣớc Thủ tƣớng Chính phủ và trƣớc pháp luật về điều hành hoạt động của Tổng công ty. Tổng giám đốc là ngƣời có quyền hành cao nhất trong Tổng công ty. Tổng giám đốc cùng chủ tịch HĐQT ký nhận vốn (kể cả nợ), đất đai và các nguồn lực khác của Nhà nƣớc để quản lý, sử dụng theo mục tiêu, nhiệm vụ Nhà nƣớc giao cho Tổng công ty. Đồng thời, Tổng giám đốc giao các nguồn lực đã nhận của Nhà nƣớc cho các đơn vị thành viên Tổng công ty theo phƣơng án đã đƣợc HĐQT phê duyệt.

Các Phó tổng giám đốc là ngƣời giúp Tổng giám đốc điều hành một

hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty theo phân công hoặc uỷ quyền của Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trƣớc Tổng giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ đƣợc Tổng giám đốc phân công hoặc uỷ quyền thực hiện.

Bộ máy giúp việc:+ Khối thƣơng mại gồm các ban: Ban kế hoạch thị

trƣờng hàng hoá; Ban kế hoạch thị trƣờng; Ban tiếp thị hành khách; Văn phòng khu vực miền Bắc; Văn phòng khu vực miền Nam; Văn phòng khu vực miền Trung.

+ Khối Khai thác bay gồm: Ban điều hành bay; Đoàn bay 919; Đoàn tiếp viên; Trung tâm huấn luyện bay.

+ Khối dịch vụ và khai thác mặt đất gồm các ban: Ban dịch vụ thị trƣờng; Trung tâm khảo sát kỹ thuật Nội Bài; Trung tâm khảo sát kỹ thuật Tân Sơn Nhất; Xí nghiệp thƣơng mại mặt đất Nội Bài; Xí nghiệp thƣơng mại mặt đất Tân Sơn Nhất; Xí nghiệp thƣơng mại mặt đất Đà Nẵng.

Vũ Quang Hưng – Anh1 K42 QTKD 31

+ Khối kỹ thuật gồm các ban: Ban kỹ thuật; Ban quản lý vật tƣ; Xí nghiệp máy bay A75, Xí nghiệp máy bay A76.

Biểu 2: Mối quan hệ giữa các bộ phận trong Tổng công ty Hàng không Việt Nam Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển dịch vụ hàng không của tổng công ty hàng không việt nam đến năm 2015 (Trang 26 - 32)