Tiêu chí hợp lệ

Một phần của tài liệu Chương trình tái định cư, sinh kế và phát triển dân tộc thiểu số (RLDP) (Trang 78 - 80)

5. Kế hoạch cải thiện sinh kế cộng đồng

5.2.Tiêu chí hợp lệ

đa dạng văn hóa. Đặc biệt, CLIP được thiết kế nhằm tăng cường khả năng khơi phục, duy trì và sử dụng các nguồn lực con người, xã hội, tự nhiên, tài chính và vật chất của cộng đồng một cách bền vững sau khi chịu tác động bởi dự án này.

Mục tiêu này nhấn mạnh rằng việc khôi phục sinh kế không chỉ đồng nghĩa với việc

khôi phục thu nhập mà cịn khơi phục năng lực liên quan đến các nguồn lực. CLIP

được thiết kế để khôi phục các nguồn lực không chỉ ở các hộ gia đình mà cịn ở cấp

cộng đồng (bản) như trình bày trong hộp dưới đây. Bởi vì các nguồn lực ở địa phương có giới hạn nhất định, các nguồn lực bên ngoài (hỗ trợ kĩ thuật, nguồn tài chính, các nguồn lực vật chất khác) được đưa vào thông qua RLDP.

Hộp 1: Nguồn Sinh kế trong các Cộng đồng chịu ảnh hưởng

Nguồn nhân lực: kỹ năng canh tác, kiến thức bản địa, khả năng tiếp cận nguồn thu nhập phi

nông nghiệp.

Nguồn lực xã hội: mạng lưới hỗ trợ từ bạn bè, họ hàng và hàng xóm; cơ chế hợp tác xã

trong sản xuất, tiết kiệm và các nhóm cho vay; các quy định của bản; cơ hội tham gia cho tất cả các thành viên trong cộng đồng.

Nguồn lực tự nhiên: đất nông nghiệp, đất rừng, cây trồng và các lâm sản phi gỗ, đất trồng

cỏ, quyền sử dụng đất, nước.

Nguồn lực tài chính: nguồn tiền mặt của hộ gia đình, khả năng tiếp cận quỹ tín dụng và quỹ

hỗ trợ từ các chương trình phát triển.

Các nguồn lực vật chất và dịch vụ: tiện nghi trong các gia đình, cơng cụ sản xuất, cơ sở hạ

tầng, dịch vụ (bao gồm sức khỏe, giáo dục, mở rộng).

Dự án Thủy điện Trung Sơn mang lại cơ hội cho người dân địa phương thu được lợi ích từ dự án. CLIP được thiết kế để tạo cơ hội cho người dân địa phương tham gia

vào việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch, qua đó tăng quyền làm chủ của họ thông qua hoạt động phát triển này.

5.2. Tiêu chí hợp lệ Các bản Các bản

Các cộng đồng nằm trong CLIP là các bản ít nhất có một hộ bị ảnh hưởng bởi hồ

chứa, khu vực xây dựng cơng trình chính và khu vực xây dựng tái định cư của dự án (ảnh hưởng đất đai, nhà cửa và đất hoặc các tài sản khác) và các bản tiếp nhận tái

định cư.

Tính đến 10/2009, có 34 điểm được xác định là khu vực mục tiêu của CLIP(các bản và các điểm TĐC được liệt kê trong Phần 4.5 và Phụ lục 1). Các bản này đều nằm trong khu vực chính của RLDP. Các bản với các hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng bởi tác động hạ lưu sẽ nằm trong kế hoạch khi các bản đó đã được xác định.

Chương trình tái định cư, sinh kế và kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số – Bản tham vấn - tháng

12/2009 50

Bảng 24: Kế hoạch cải thiện sinh kế Cộng đồng

Huyện Xã Bản mới và/hoặc

cộng đồng tiếp nhận TĐC (1) Các bản bị ngập bởi hồ chứa Số lượng CLIP được chuẩn bị

Quan Hóa Trung Sơn 4 4* 6*

Mộc Châu Tân Xuân 3 2* 4* (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xuân Nha 0 1 1

Mường Lát Trung Lý 2 9 + 1 thôn 10

Mường Lý 2 8 8 Tam Chung 1 4 4 Thị trấn Mường Lát 0 1 1 Tổng 12 29 Tổng 34

*Tà Bán thuộc xã Trung Sơn và Đông Tà Lào ở Tân Xuân, là các bản tái định cư hoàn toàn hoặc hầu như hồn tồn, khơng có CLIP.

(1) Trung Sơn và Tân Xn có ba khu mới, mỗi khu sẽ hình thành một bản phụ hoặc trở thành một bản độc lập.

Ba nhóm bản đã được xác định sẽ được ưu tiên khác nhau trong CLIP. Kiểm kê thiệt

hại đã đưa ra các mức ưu tiên dành cho các bản như sau :

Nhóm 1: Các bản bị ảnh hưởng nặng: hơn 50% các hộ phải di dời và mất đất

nông nghiệp, bao gồm các khu vực cấp đất cho tái định cư mới.

Nhóm 2: Các bản bị ảnh hưởng trung bình : số hộ phải di dời và mất đất nơng

nghiệp chiếm dưới 50% ;

Nhóm 3: khơng có hộ nào phải di dời, các hộ chỉ bị ảnh hưởng đất. Tác động

này được coi là « nặng » trong khung chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (10% tổng diện tích đất) song nhìn chung khơng cao hơn mức đó.

Bảng 25: Mức độ ưu tiên các bản trong CLIP

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3

Số bản 12 5 17

Số hộ 560 49 264

Nguồn: BQL Dự án Thủy điện Trung Sơn phân chia dựa trên kiểm kê thiệt hại. Danh sách các bản trong mỗi hạng mục được trình bày trong Phụ lục 1.

Một số hoạt động trong CLIP được thực hiện với ưu tiên dành cho các bản thuộc nhóm 1 và 2 để thực hiện khôi phục sinh kế trong giai đoạn đầu của các hoạt động. Các bản thuộc nhóm 3 có thể tiếp cận các hoạt động này khi nhu cầu từ các bản được ưu tiên là thấp. Đây là trường hợp đối với đào tạo nghề. Các hoạt động thí điểm dành riêng

cho các bản thuộc nhóm 1. Một số hoạt động chỉ được thực hiện ở các bản thuộc

nhóm 2 do họ không tiếp cận được những hoạt động đầu tư của Kế hoạch TĐC dành cho khu vực tái định cư như hệ thống thủy lợi (Phần 4.5). Các hoạt động đào tạo nông nghiệp và khuyến nông được thực hiện ở tất cả các bản.

Hộ gia đình

Bản được coi là đơn vị quyền lợi trong CLIP (Phần 1.4). Điều này nghĩa là tất cả các

hộ trong bản thuộc CLIP đều có quyền lợi và được mời tham gia vào kế hoạch. Lý do là các nguồn lực được lập từ các hộ sẽ không chỉ mang lại lợi ích cho các hộ đó mà

cịn mang lại lợi ích cho các hộ khác (chẳng hạn như kiến thức và giống mới, lúa gạo sẵn có trong bản, cơ hội nghề nghiệp ở các công xưởng). Những hộ bị ảnh hưởng

trong dự án được khuyến khích chủ động tham gia vào các hoạt động này và đủ điều kiện để nhận hỗ trợ được thiết kế trực tiếp cho các hộ bị ảnh hưởng. .

Cộng đồng có quyền nhận hỗ trợ ít nhất cho tới khi khơi phục được như trước khi có dự án (theo thơng tin trong giám sát và đánh giá, Phần 10). Thời gian và ngân sách dự kiến trong quá trình lập dự án sẽ tăng lên nếu mục đích này chưa đạt được cho đến khi kết thúc thời gian dự kiến.

Thông qua giám sát và kế hoạch cộng đồng, mỗi hộ được mời tham gia ít nhất một

hoạt động tạo thu nhập, và những thanh niên trong bản được khuyến khích tham gia vào một khóa đào tạo nghề. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tất cả các hộ phải di dời được ưu tiên hưởng lợi từ hoạt động định hướng, ví dụ, các hộ sẽ được lời khuyên và đào tạo trong việc quản lý các khoản bồi thường và hỗ trợ

(Hoạt động 2.1 miêu tả dưới đây).

CLIP được thiết kế để bao hàm toàn bộ các hộ trong một bản. Thực tế việc lựa chọn các hộ bắt đầu trước là trách nhiệm của các nhóm giám sát bản và nhóm làm việc tại xã thơng qua q trình tham gia của người dân. Các nhóm làm việc tại xã sẽ báo cáo danh sách các hộ tham gia và đưa ra lý do lựa chọn minh bạch đến tất cả các hộ trong bản và đến cấp quản lý dự án.

Các nhóm dễ bị tổn thương có quyền được hỗ trợ đặc biệt như trong định nghĩa ở

khung chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Đầu tiên, các nhóm dễ bị tổn

thương phải di dời là đối tượng được định hướng riêng nằm trong các hoạt động định hướng. Thứ hai, các hộ dễ bị tổn thương sẽ nhận được hỗ trợ cá nhân tăng cường

trong việc tiếp cận tín dụng, do đó, tính dễ bị tổn thương sẽ không cản trở họ hưởng lợi từ các khoản tín dụng. Họ cũng sẽ nhận được lợi ích từ những lần giám sát thực

địa chuyên sâu được thực hiện tại các bản. Thứ ba, các nhóm làm việc tại bản được

yêu cầu xác định một tỷ lệ cụ thể các hộ dễ bị tổn thương trong mỗi hoạt động đào tạo và khuyến nông (Phần 5.4).

Một phần của tài liệu Chương trình tái định cư, sinh kế và phát triển dân tộc thiểu số (RLDP) (Trang 78 - 80)