Chƣơng trình giáo dục mầm non, đặc điểm phát triển của trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển chương trình giáo dục tại trường mầm non vinschool (Trang 31 - 39)

lứa tuổi mầm non

1.3.1. Cơ sở lí luận

Để thiết kế, xây dựng và phát triển chương trình giáo dục mầm non phù hợp với sự phát triển của trẻ, chúng ta cần phải trả lời được các câu hỏi: Trẻ học cái gì? Trẻ học như thế nào? Dạy trẻ như thế nào? Cơ sở khoa học cho những câu trả lời đúng đắn cần dựa trên những kết quả nghiên cứu về sự phát triển và sự học của trẻ của các nhà tâm lí học, giáo dục học trong và ngồi nước. Có thể kế đến một số tư tưởng chính sau đây:

1.3.1.1. Các học thuyết cơ bản về sự phát triển trẻ em a. Thuyết xã hội – văn hóa của L. S. Vưgốtxki

Từ các nghiên cứu, ông đã khẳng định rằng, trẻ em tự cấu trúc nhận thức của mình và ơng tin vào khả năng bên trong của trẻ đối với việc học. Sự tương tác xã hội đóng vai trị quan trọng đối với việc học và sự phát triển của cấu trúc nhận thức của trẻ. Ông nhấn mạnh vai trị của mơi trường xã hội bao gồm gia đình, trường học, cộng đồng và văn hóa trong phát triển cơ thể và tâm lí của trẻ. Và ông cho rằng sự phát triển của trẻ vừa thể hiện là kết quả của sự hòa nhập trẻ vào mơi trường văn hóa, vừa thể hiện là q trình trẻ lĩnh hội từ mơi trường văn hóa. Người lớn và giáo viên đóng vai trị trung gian hướng dẫn và ủng hộ trẻ.

Theo ông, giáo viên cần phải đón trước sự phát triển nhận thức của trẻ. Họ không những cần phải có ý thức dạy trẻ mà cần phải nắm vững khoa học dạy trẻ để dẫn dắt chúng từng bước tiến vào “vùng phát triển gần nhất” nhằm phát triển đầy đủ các chức năng tâm lí bậc cao, tức là dạy trẻ

từng bước học làm người [21].

Quan điểm của L. S. Vưgốtxki và những nhà nghiên cứu phát triển nhận thức khác cho thấy giáo viên đóng vai trị rất quan trọng trong sự phát triển và học của trẻ. Ngôn ngữ là cơ sở cho mọi chức năng trí tuệ cao cấp. Sự kích thích ngơn ngữ của giáo viên qua trị chuyện hay đàm thoại thích hợp với từng trẻ, và sự cộng tác của bạn bè cùng tuổi trong các hoạt động ở trường có vai trị hữu ích trong đời sống nhận thức của đứa trẻ, giúp từng trẻ tìm thấy ý nghĩa trong các hoạt động ở nhà trường. Thuyết này rất quan trọng vì nó nhấn mạnh đến những bối cảnh xã hội hiện tại đối với việc học tập và nhận thức, cũng như vai trị của văn hóa trong sự phát triển của trẻ.

b. Thuyết tâm lí xã hội (Erik Erikson, 1963)

Erikson quan tâm đến sự phát triển tình cảm của trẻ. Ơng cho rằng sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ trong 8 năm đầu của cuộc đời chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi mơi trường xã hội ở gia đình và nhà trường. Cách

giao tiếp và ứng xử của người lớn ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Nếu trẻ sống trong môi trường xã hội khơng thuận lợi, thay vì trẻ phát triển tính tin cậy, độc lập, óc sáng kiến nó sẽ bị mất lịng tin, nghi ngờ và luôn mắc lỗi. Do vậy, giáo viên cần nhạy cảm, làm gương cư xử hợp lý cho trẻ noi theo và giúp trẻ kiềm chế hành vi không phù hợp.

Thuyết Đại hội tâm lí của E. Erikson cũng giúp các nhà giáo dục nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của mối quan hệ giữa người lớn và đứa trẻ và trạng thái tâm lí của người làm nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ. Đồng thời, ông đã đề xướng những yêu cầu đối với lớp học chuẩn mực đó là:

- Tỷ lệ giáo viên – trẻ: Trẻ càng nhỏ tuổi thì tỷ lệ này càng thấp, vì trẻ

nhỏ cần sự ơm ấp, thương u, chăm sóc thường xun của người lớn, đó là điều kiện quan trọng cho sự phát triển cảm giác an toàn, tin cậy ở trẻ và là sơ sở phát triển tình cảm, xã hội ban đầu.

- Cung cấp nhiều cơ hội cho trẻ nhỏ để nó tự lựa chọn các hoạt động

chơi, các vật liệu chơi và bạn chơi, từ đó trẻ phát triển tính độc lập, chủ động.

- Cung cấp nhiều cơ hội và thời gian đủ cho trẻ khám phá, lên kế

hoạch, và thực hiện các giai đoạn chơi sẽ phát triển tính sáng tạo và nảy sinh những ý tưởng mới, đây là đặc tính rất quan trọng trong những năm tuổi thơ.

c. Thuyết hành vi (Skinner B. F, 1953 và Albert Bandura, 1963)

Thuyết này cho rằng bản chất của việc học ở trẻ nhỏ là thông qua sự bắt chước và quan sát người khác, biến các hành vi quan sát được thành của mình và tái tạo lại các hành vi đó. Trẻ có thể học hành vi mới bằng cách bắt chước bạn là những trẻ đang có hành vi đúng đắn. Đồng thời, trẻ cũng quan sát bạn đang bị phạt vì hành vi khơng phù hợp để tự điều chỉnh mình. Skinner cũng cho rằng, các yếu tố quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển trẻ là tổ chức mơi trường và tạo ra các tình huống giáo dục. Việc học diễn ra liên tục là kết quả của sự khích lệ trong mơi trường. Những lời khen ngợi trẻ nhỏ đối với hành vi thích hợp sẽ có hiệu quả tốt hơn sự trừng phạt trẻ hoặc cấm đoán hành vi khơng mong muốn ở trẻ. Do đó, cha mẹ và giáo viên cần coi trọng và

khen ngợi các hành vi phù hợp của trẻ. Skinner cũng phê phán lớp học truyền thống áp đặt mục đích học của xã hội, của giáo viên là chính mà không quan tâm đến yêu cầu của trẻ em; do vậy, nội dung mang nặng tính hàn lâm và cách học của học sinh thiên về lặp lại, ghi nhớ và tái hiện lời thầy giảng [15].

d. Thuyết phát triển nhận thức (Jean Piaget, 1963)

Thuyết này thừa nhận trẻ nhỏ có vai trị tích cực trong sự phát triển nhận thức của mình thơng qua giao tiếp qua lại tích cực với cả mơi trường vật chất và môi trường xã hội. Piaget đã chia 4 giai đoạn phát triển nhận thức

của con người, trong đó giai đoạn giác động (lứa tuổi nhà trẻ), giai đoạn tiền

thao tác (lứa tuổi mẫu giáo). Ở lứa tuổi mẫu giáo, trẻ đã chuyển từ kiểu tư

duy trực quan – hành động sang kiểu tư duy trực quan – hình tượng. Ơng nhấn mạnh chơi là hình thức cơ bản giúp trẻ phát triển sự khẳng định mình

trong suy nghĩ; vai trò của giáo viên là khai thác các tình huống và các vật liệu trong mơi trường để khuyến khích trẻ chơi, qua đó kích thích sự suy nghĩ; vai trò của giáo viên là khai thác các tình huống và các vật liệu trong mơi trường để khuyến khích trẻ chơi, qua đó kích thích sự suy nghĩ và tự giao tiếp tích cực của trẻ. Ông cho rằng tri thức nảy sinh từ hoạt động và nhấn mạnh:

Nhà trường mới yêu cầu các hoạt động thực sự, lao động hồn nhiên, xây dựng trên nhu cầu, hứng thú cá nhân, nhưng khơng phải là để trẻ em muốn làm gì thì làm. Hoạt động cùng nhau, hoạt động hợp tác giữa thầy và trò, hoạt động

hợp tác giữa trò và trò, hoạt động cá nhân kết hợp với hoạt động nhóm, có tác dụng to lớn chẳng những trong phát triển trí thơng minh mà nhất là trong phát triển nhân cách [10].

e. Thuyết sinh thái của U. Bronfenbrenner, 1979

Thuyết sinh thái nghiên cứu về những môi trường sinh tháo người (human ecological envronment) và các mối quan hệ qua lại của chúng xung quanh một con người đang trưởng thành. Đối với một đứa trẻ thì mơi trường trực tiếp, trong đó những mối quan hệ của trẻ với gia đình, trường mầm non và bạn bè rất quan trọng. Những tư tưởng khoa học của Bronfenbrenner đã

góp phần đáng kể vào thực tiễn giáo dục, đặc biệt vào những năm 70-80 ở Châu Âu và Châu Mỹ. Ngày nay, những tư tưởng đó vẫn cịn được quan tâm tới đối với những người muốn tìm ra những con đường hữu hiệu để phát triển và giáo dục trẻ em.

Sơ đồ 1.4. Hình thái liên quan đến sự phát triển trẻ em theo Bronfenbrenner

Tóm lại, các lí thuyết trên đây nhằm đưa ra sự giải thích về q trình học và cách thức chiếm lĩnh tri thức của trẻ nhỏ; giúp các nhà nghiên cứu trẻ em vận dụng, tiếp tục nghiên cứu để trả lời thỏa mãn được câu hỏi “Trẻ nhỏ học như thế nào?”

Trẻ em là những người tham gia tích cực vào sự phát triển của bản thân chúng và vào việc học. Học và phát triển liên quan đến cấu trúc nhận thức của trẻ. Các kĩ năng – cơ sở của cấu trúc nhận thức sẽ được tăng cường lên cùng thực hành. Do đó trẻ em cần được trải nghiệm khám phá, tò mò, giao tiếp, bắt chước. Chương trình giáo dục trẻ em cần cung cấp các cơ hội cho trẻ học bằng hành, giải quyết vấn đề, phát triển ngôn ngữ và các kĩ năng giao tiếp. Chương trình giáo dục mầm non khơng cần nhất thiết phải

Văn hóa/ xã hội Cộng đồng Gia đình TRẺ Phát triển tình cảm, xã hội Phát triển ngôn ngữ và nhận thức Phát triển thể chất

nhấn mạnh vào sự ghi nhớ, đọc, viết, tính tốn. Các cơ hội cho trẻ tham gia tích cực có thể ở gia đình trong các cơng việc hàng ngày, hoặc trong trường mầm non. Tóm lại, cần chú trọng vào việc trẻ học như thế nào chứ không phải học được cái gì.

1.3.1.2. Đặc điểm phát triển của trẻ lứa tuổi mầm non

Theo quan điểm về sự phát triển của trẻ em, trẻ lớn khôn thông qua hai quá trình: tăng trưởng và phát triển.

- Tăng trưởng là q trình trong đó các bộ phận của cơ thể được thay đổi về số đo (kích thước, số lượng).

- Phát triển là q trình trong đó có sự hình thành và hồn thiện, đa dạng hóa, phức tạp hóa các chức năng của con người (biết đi, chạy, nhảy, biết nói, biết suy nghĩ...) và sự phát triển mang tính tổng thể.

Hai quá trình trên khác biệt nhau nhưng phụ thuộc vào nhau và diễn ra trong suốt quá trình liên tục trẻ phản ứng, thích ứng với những điều kiện bẩm sinh và những điều kiện của môi trường sống [25, tr.7].

Qua nghiên cứu các tài liệu tâm lí học và sinh lí học cho thấy, sự tăng trưởng và phát triển của trẻ lứa tuổi mầm non diễn ra với tốc độ nhanh, mạnh so với các giai đoạn về sau.

Chiều cao và cân nặng của trẻ tăng rất nhanh

Trẻ nhanh chóng chiếm lĩnh và điều khiển được một số vận động chủ yếu. Đến cuối tuổi mẫu giáo, trẻ gần như đã nắm được hầu hết các vận động của con người.

Tuy vậy, trẻ lứa tuổi mầm non cơ thể rất yếu ớt, sức đề kháng kém. Trẻ dễ mắc bệnh do ảnh hưởng khơng thuận lợi của mơi trường bên ngồi như viêm đường hơ hấp, đường tiêu hóa, các bệnh ngoài da và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác. Tất cả những bệnh nói trên có thể dẫn tới tử vong hoặc để lại di chứng mà sau này không thể khắc phục được hoặc rất khó khắc phục.

từ tăng nhanh chóng: 1 tuổi trẻ bắt đầu tập nói và chỉ nói được vài từ có ý nghĩa.... đến cuối tuổi mẫu giáo, trẻ đã sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hàng ngày, nói năng mạch lạc, thoải mái.

Tư duy của trẻ bắt đầu hình thành ở cuối tuổi ấu nhi nhưng còn ở dạng sơ đẳng nhất, đó là kiểu tư duy trực quan hành động. Vào cuối tuổi mẫu giáo, tư duy của trẻ có bước chuyển biến quan trọng, đó là bước chuyển tư duy từ bình diện bên ngồi vào bình diện bên trong, hình thành kiểu tư duy trực quan hình tượng. Đến cuối tuổi mẫu giáo, ở trẻ bắt đầu phát triển tư duy trừu tượng.

Trẻ lứa tuổi mầm non rất hiếu động, tò mò, ham hiểu biết. Trẻ ln có nhu cầu tìm hiểu sự vật, hiện tượng xung quanh và hoạt động với chúng. Sự học của trẻ mầm non diễn ra một cách tự nhiên, xuất hiện trong tác động qua lại của trẻ với những người khác và với thế giới xung quanh. Trẻ học ở mọi lúc, mọi nơi. Dù việc học của trẻ diễn ra dưới hình thức này hay hình thức khác thì nó cũng có những đặc điểm chính sau:

- Sự học của trẻ thực sự gắn với nhu cầu của trẻ.

- Học tập của trẻ hướng vào chú ý không chủ định (nghĩa là hướng vào các đối tượng mới lạ, hấp dẫn...) để hình thành chú ý có chủ định.

- Học tập của trẻ bắt đầu từ trí nhớ khơng chủ định đến trí nhớ có chủ định, được củng cố nhắc đi nhắc lại nhiều lần.

- Khung cảnh học (từ đối tượng đến phương tiện và các điều kiện học...) phải tạo ra những cảm xúc tích cực, trẻ có niềm vui thực sự, từ đó, trẻ tự nguyện, tự giác tham gia học tập.

- Sự học của trẻ diễn ra trên bình diện nhận thức cảm tính (bằng tri giác có chủ định, quan sát trực tiếp đối tượng và nội dung học).

- Sự học của trẻ phải dựa vào vốn kinh nghiệm sống, những biểu tượng đã có của trẻ. Dù nội dung mới lạ đến đâu cũng có quan hệ đến vốn kinh nghiệm nhỏ bé của trẻ.

- Mục đích học của trẻ thường bắt đầu từ bên ngồi, do người lớn đặt ra hoặc trong q trình hành động mà hình thành.

kinh nghiệm của cá nhân trẻ, giúp cho trẻ hình thành những năng lực cơ bản của con người, phù hợp với nền văn hóa xã hội nơi trẻ sinh ra, lớn lên và hoạt động tích cực ở đó. Kết quả học của trẻ là những hiểu biết mang tính kinh nghiệm, tiền khái niệm, tiền tri thức. Chúng là nền tảng cho sự học của trẻ ở bậc tiểu học. Những tiền đề nhân cách cũng được hình thành trong các sản phẩm học.

- Hoạt động học tập đã bắt đầu xuất hiện ở trẻ mẫu giáo, đặc biệt ở trẻ 5-6 tuổi, tuy vậy, hoạt động học của trẻ vẫn ở dạng sơ khai. Giữa hoạt động vui chơi và hoạt động học tập chưa có ranh giới thật rõ ràng. Khác với người lớn, trẻ học chủ yếu theo phương châm “Chơi mà học, học mà chơi”.

Tóm lại, do những đặc điểm nhận thức của trẻ mầm non cần phải đặc biệt chú ý tác động vào các hoạt động tích cực của các giác quan (nhận thức cảm tính) dựa vào các yếu tố khơng chủ định để phát triển tính chủ định, để hình thành các mẫu hành vi xã hội gắn liền với sự phát triển các nhu cầu của trẻ. Sự quan tâm chăm sóc, giáo dục trẻ ở mọi nơi, mọi lúc, mọi quan hệ xã hội của người lớn (giáo viên, cha mẹ trẻ...) là đặc biệt cần thiết để hình thành cho trẻ những thói quan hành vi tốt, tự tin hơn trong q trình thích ứng với mơi trường xã hội.

Dạy học là một q trình mà qua đó giáo viên sẽ hỗ trợ, khuyến khích việc học của trẻ. Đó là q trình có tính phức tạp và ln thay đổi, trong đó giáo viên là người đưa ra quyết định để làm thế nào đáp ứng được một cách tốt nhất đối với nhu cầu học của trẻ. Giáo viên cần lựa chọn những phương pháp và kĩ thuật dạy học tối ưu dựa trên trình độ phát triển, đặc điểm cá thể của trẻ... sao cho tạo được nhiều các cơ hội để trẻ tự khám phá và trải nghiệm tích cực để nhận thức và phát triển; cần chú trọng đến việc dạy trẻ học cách học hơn là chỉ đơn thuần cung cấp các kiến thức, kĩ năng; cần tạo cơ hội nhiều hơn để trẻ suy nghĩ, thể hiện ý tưởng và tự tìm ra cách giải quyết các vấn đề hoặc tình huống trong cuộc sống, có những kĩ năng sống cần thiết cho cuộc sống của trẻ. Có như vậy, q trình giáo dục và học tập của trẻ mới trở nên có ý nghĩa thiết thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển chương trình giáo dục tại trường mầm non vinschool (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)