1.2. Một số khái niệm sử dụng để nghiên cứu đề tài
1.2.3. Khái niệm Quản lý trường học
Quản lý trường học là hoạt động của các cơ quan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác, cũng như huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường[ 25, tr.205] .
Quản lý trường học về bản chất là huy động các nguồn lực để tổ chức tốt các hoạt động giáo dục trong nhà trường theo mục tiêu giáo dục[25,tr.369]
Có nhiều cấp quản lý trường học: cấp cao nhất là Bộ GD - ĐT, cơ quan quản lý hệ thống giáo dục quốc dân bằng các biện pháp vĩ mơ. Có hai cấp trung
gian quản lý trường học là Sở GD - ĐT ở tỉnh, thành phố và các Phòng Giáo dục ở các quận, huyện, nơi chỉ đạo và giám sát nhà trường thực hiện các chương trình giáo dục. Cơ quan quản lý trực tiếp các hoạt động giáo dục trong nhà trường là ban giám hiệu nhà trường.
Mục đích của quản lý nhà trường là đưa nhà trường từ trạng thái đang có, tiến lên một trạng thái phát triển mới, bằng phương thức xây dựng và phát triển mạnh mẽ các nguồn lực đó vào phục vụ cho việc tăng cường chất lượng giáo dục.
Công tác quản lý trong nhà trường bao gồm quản lý các hoạt động diễn ra trong nhà trường và sự tác động qua lại giữa nhà trường với các hoạt động ngoài xã hội, quản lý nhà trường bao gồm các nội dung sau: Quản lý chương trình dạy, quản lý chương trình học và quản lý khâu hỗ trợ chương trình dạy, chương trình học như: Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị GD, quản lý việc bồi dưỡng GV, quản lý môi trường GD, quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập - rèn luyện của học sinh.