- Xác định các căn cứ pháp lý và căn cứ thực tiễn cho việc lập kế hoạch giáo dục GTS,KNS, đảm bảo kế hoạch được xây dựng dựa trên những căn cứ chắc chắn làm cơ sở cho quá trình tổ chức thực hiện.
- Xác định thực trạng nhiệm vụ giáo dục GTS,KNS của nhà trường: Về nội dung đang thực hiện, cách thức thực hiện, cơ sở lý luận, kiến thức của đội ngũ GV về vấn đề giáo dục GTS, KNS, các cơ sở vật chất cần thiết (máy vi tính, máy chiếu, bảng biểu, kết nối Internet)
- Xác định các nội dung nhiệm vụ cần thực hiện để làm tốt công tác giáo dục GTS,KNS cho học sinh. Với mỗi nhiệm vụ xác định chính xác đối tượng tham gia thực hiện, công việc cần thực hiện, các điều kiện về tài liệu, cơ sở vật chất, cần thiết để thực hiện công việc đó cũng như tiến độ thời gian cần thiết để hồn thành cơng việc.
- Dự kiến trước các chi phí vật chất phát sinh trong q trình thực hiện kế hoạch đối với nhà trường, các cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện và cả đối với tập thể, cá nhân học sinh. Xác định nguồn kinh phí huy động.
- Thiết lập hệ thống chuẩn để kiểm tra đánh giá hoạt động, các quy định, quy chế cần thiết để đảm bảo kế hoạch được thực hiện một cách nghiêm túc và hiệu quả.
Quá trình thực hiện lập kế hoạch cần đảm bảo các vấn đề sau:
Có sự thống nhất chỉ đạo của Đảng uỷ, BGH. thực hiện dưới sự chỉ đạo trực tiếp của hiệu trưởng nhà trường.
Các thông tin cần thiết phải được thu thập từ thực tế nhà trường, do sự đóng góp của tất cả các thành viên trong nhà trường.
Nhà quản lý nghiên cứu tìm hiểu nội dung chương trình sách giáo khoa, chuẩn kiến thức kỹ năng ở các bộ mơn, mục đích u cầu của nhiệm vụ giáo dục GTS,KNS cho học sinh THPT theo hướng dẫn của nhiệm vụ năm học, đối chiếu các vấn đề trên với thực trạng hoạt động giáo dục GTS,KNS của nhà trường để lập kế hoạch một cách khoa học, hợp lí và khả thi.
Kế hoạch cần được công khai để nhận được sự đống góp của các thành viên hội đồng và được sự phê duyệt của hiệu trưởng trước khi triển khai thực hiện.