3.1.1. Những yêu cầu đối với việc xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống động giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống
* Đảm bảo tính mục đích
Biện pháp chính là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể. Để đạt được mục tiêu quản lý, xây dựng các biện pháp quản lý nhất thiết cần phải xác định rõ các mục tiêu cần hướng tới. Các nhiệm vụ cần phải giải quyết, các trạng thái thay đổi tích cực cần đạt được của hoạt động. Hệ thống mục tiêu đó của quản lý GTS, KNS khơng tách rời mà gắn bó mật thiết và hướng tới các mục tiêu phát triển của nhà trường.
* Đảm bảo tính khoa học
Xây dựng biện pháp quản lý cần phải dựa trên những cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn, thông qua việc phân tích tình hình một cách đầy đủ, chính xác các thơng tin từ các hoạt động giáo dục trước, nhận rõ những mặt mạnh, mặt yếu để xây dựng biện pháp, chỉ rõ nguyên nhân thành công và không thành công, nhận thức được các yếu tố tác động đến việc thực hiện các biện
pháp ở giai đoạn mới.
* Đảm bảo tính cụ thể, đo được
Các mục tiêu, chỉ tiêu trong các biện pháp quản lý cần phải rõ ràng, cụ thể để thực hiện thuận lợi, các nguồn lực thực hiện cần được tổ chức một cách tường minh.
* Đảm bảo tính thực tiễn, khả thi
Mỗi đơn vị nhà trường có một đặc thù riêng biệt, có những điểm mạnh, điểm yếu khác nhau, thuận lợi, khó khăn khơng giống nhau. Đối tượng học
sinh ở các độ tuổi trong từng cấp học khác nhau, mỗi vùng miền cũng vậy có những khác biệt riêng về sự nhanh nhạy trong nhận thức, sự tự tin, cách biểu lộ cảm xúcChính vì thế, việc đề xuất các biện pháp cần chú trọng đến tình hình, điều kiện cụ thể của từng đơn vị. Các biện pháp đề ra phải bảo đảm yếu tố phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh nói chung cũng như những đặc điểm riêng của học sinh mỗi trường, đồng thời phải phù hợp với các điều kiện về nguồn lực hiện có của nhà trường, của địa phương như: Nhân lực, CSVC, kinh phí, thời gian và khơng gian thực hiện, các rào cản, phong tục tập quán). Nguyên tắc này địi hỏi phải nắm bắt thơng tin một cách chính xác, nhanh chóng, cụ thể, tránh xa vời, viển vông.
Trong công tác quản lý, biện pháp quản lý được đề xuất phải đảm bảo tính khả thi tức là biện pháp đó phù hợp với tình hình thực tế, năng lực thực hiện và khả năng có thể có của nguồn lực.
Việc thăm dò kiểm chứng mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp là căn cứ khách quan để đánh giá tầm quan trọng và hiệu quả áp dụng vào thực tiễn quản lý, trên cơ sở này, người quản lý mới áp dụng biện pháp cho việc thực hiện nhiệm vụ đề ra của đơn vị.
* Đảm bảo tính linh hoạt
Thực tế của công tác quản lý GTS, KNS của nhà trường trong năm học có thể khơng diễn ra đúng như dự kiến ban đầu. Do vậy, cần linh hoạt phát hiện điểm không phù hợp của các biện pháp quản lý và điều chỉnh kịp thời cho phù hợp ngoài ra biện pháp cần phải linh hoạt, phù hợp với những thay đổi
thông thường trong môi trường. * Đảm bảo tính dân chủ
Biện pháp quản lý GTS, KNS phải là kết quả thống nhất của trí lực tập thể cán bộ, giáo viên trong nhà trường. Nếu quá trình xây dựng các biện pháp quản lý GTS, KNS mọi thành viên đều được biết, được chia sẻ bàn bạc và nhất trí sẽ là cơ sở liên kết, tập hợp những nỗ lực hành động nhằm đạt mục
tiêu chung, đồng thời sẽ tạo điều kiện cho mọi người tham gia kiểm sốt và
đánh giá q trình thực hiện.
Đảm bảo tính dân chủ trong quá trình xây dựng biện pháp quản lý KNS,GTS sẽ tạo điều kiện phát huy tính sáng tạo của giáo viên, tạo ra cơ chế công khai, minh bạch, cùng tham gia công tác quản lý GTS,KNS và quản lý
nhà trường.
* Đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ trong tổ chức nhà trường
Quản lý hoạt động giáo dục GTS và KNS cần đảm bảo mối liên hệ tương hỗ với kế hoạch của các tổ chuyên môn và bộ phận khác trong nhà trường, cùng hướng tới thực hiện kế hoạch của nhà trường và mục tiêu chung.
Đảm bảo tính đồng bộ trong các biện pháp quản lý hoạt động GD GTS, KNS là hệ thống các biện pháp phải tác động vào các khâu, các yếu tố của hoạt động giáo dục học sinh. Phải coi trọng hoạt động GD GTS, KNS cho HS theo hướng tiếp cận từ dạy học, công tác chủ nhiệm của GV đến hoạt động ngoài giờ lên lớp của tổ chức Đoàn, các hoạt động tích hợp của giáo viên... Bên cạnh đó phải đảm bảo phát huy được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường cũng như đảm bảo các điều kiện thiết yếu về cơ sở vật chất, tài chính nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp trong quá trình giáo dục, giúp nhà trường thực hiện và đạt được mục tiêu giáo dục.
3.1.2. Năm nguyên tắc giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống trong nhà trường phổ thông phổ thông
Theo các tác giả Đặng Thúy Anh, lê minh Châu, Nguyễn Thị Thanh Mai ..trong cuốn tài liệu giành cho giáo viên THPT về việc tích hợp GD GTS,KNS trong các mơn học đã chỉ ra năm nguyên tắc giáo dục GTS,KNS cho học sinh. * Tương tác: GTS, KNS khơng thể được hình thành qua việc nghe giảng và tự đọc tài liệu mà phải thông qua hoạt động tương tác với người khác, việc nghe giảng hay đọc tài liệu chỉ giúp ta thay đổi nhận thức về một vấn đề nào đó, khi tham gia hoạt động có tính tương tác học sinh có dịp thể hiện các ý tưởng của mình, xem xét các ý tưởng của người khác, được đánh giá và xem laị
những kinh nghiệm sống của mình trước đây theo một cách nhìn nhận khác, vì vậy việc tổ chức hoạt động có tính tương tác cao trong nhà trường tạo cơ hội quan trọng để giáo dục GTS và KNS hiệu quả.
*Trải nghiệm
GTS, KNS chỉ được hình thành khi người học được trải qua các tình huống thực tế. HS chỉ có được các giá trị và các kỹ năng khi các em tự làm việc đó chứ khơng chỉ nói về việc đó. Kinh nghiệm có được khi học sinh được hành động trong các tình huống đa dạng giúp các em dễ dàng sử dụng và điều chỉnh các kỹ năng phù hợp với điều kiện thực tế.
Giáo viên cần thiết kế và tổ chức thực hiện các hoạt động trong và ngoài giờ học sao cho học sinh có cơ hội thể hiện ý tưởng cá nhân, tự trải nghiệm và biết phân tích kinh nghiệm sống của chính mình và người khác.
*Tiến trình
Giáo dục GTS và KNS không chỉ ngày một ngày hai mà phải địi hỏi có cả một q trình: Nhận thức – hình thành thái độ- thay đổi hành vi. Đây là một quá trình mà mỗi yếu tố là một khởi đầu của một chu trình mới, do đó nhà giáo dục có thể tác động lên bất kỳ mắt xích nào trong chu trình trên: Có thể thay đổi thái độ dẫn đến mong muốn thay đổi nhận thức và hành vi hoặc hành vi thay đổi dẫn đến sự hay đổi về nhận thức và thái độ.
* Thay đổi hành vi
Mục đích cao nhất của Giáo dục GTS và KNS là giúp học sinh thay đổi hành vi theo hướng tích cực, giáo dục GTS, KNS giúp học sinh thay đổi hoặc định hướng lại các giá trị, thái độ và hành động của mình, sự thay đổi đó ở học sinh là một vấn đề khó khăn khơng đồng thời sẽ có những thời điểm các em quay lại với thái độ và hành vi trước đó, do đó ta cần phải kiên trì chờ đợi và tổ chức các hoạt động liên tục để học sinh duy trì hành vi mới và thói quen mới, ln luôn tạo động lực để các em thay đổi hành vi và thói quen trước đây và thích nghi với hành vi và thói quem mới.
Giáo dục GTS, KNS cần thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc và càng thực hiện sớm càng tốt đối với trẻ em nói chung và học sinh nói riêng, môi trường giáo dục được tổ chức nhằm tạo cơ hội cho học sinh áp dụng kiến thức và kỹ năng vào các tình huống thật trong cuộc sống.
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh trường THPT Thanh Oai A