1.3. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống trong nhà
1.3.3. Quản lý công tác kiểm tra đánh giá việc thực hiện chương trình hoạt
động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống
Để đánh giá việc thực hiện chương trình hoạt động GD GTS, KNS nhà quản lý cần phải bám sát vào mục tiêu đề ra, sử dụng các hình thức đánh giá phù hợp và tuân theo một quy trình đánh giá khoa học. Cụ thể là:
Tiếu chuẩn đánh giá: Nhà quản lý phải xây dựng các tiêu chuẩn để làm căn
cứ đánh giá các hoạt động, tiêu chuẩn được xây dựng trên cơ sở thực tế của nhà trường, có sự bàn bạc kỹ lưỡng của các tổ chức trong nhà trường, tiêu chuẩn phải phù hợp khơng nên q khó hoặc q rẽ sẽ làm ảnh hưởng đến việc thi đua hoặc điều chỉnh hoạt động ở những giai đoạn sau.
Về loại hình đánh giá: Việc quản lý đánh giá thực hiện chương trình
hoạt động giáo dục GTS, KNS có những cách đánh giá theo chủ thể:
Tự đánh giá: Là hoạt động đánh giá của chủ thể đánh giá đối với chính bản
thân mình, tổ chức của mình trên cơ sở đối chiếu với các tiêu chuẩn được xác định từ trước. Mỗi đối tượng GVCN, ĐTN, BGH thực hiện tự đánh giá đối với việc thực hiện chương trình hoạt động giáo dục GTS, KNS cho HS. Hoạt động tự đánh giá giúp chủ thể nhận thức rõ về bản thân, về tổ chức của mình, giúp tự khắc phục những điểm yếu, điều chỉnh các hoạt động theo chuẩn. Tự
đánh giá cũng giúp chủ thể có tinh thần trách nhiệm hơn đối với cơng việc của bản thân và nhờ vậy hoạt động của tổ chức có chất lượng và hiệu quả hơn.
Đánh giá từ bên ngoài: Được tiến hành bởi các cơ quan cấp trên hoặc từ
một tổ chức đánh giá độc lập trên cơ sở các tiêu chuẩn đã được xác định từ trước. Với việc đánh giá việc thực hiện chương trình hoạt động giáo dục GTS, KNS có thể sử dụng đánh giá của PHHS, các lực lượng cán bộ chính quyền địa phương, sở giáo dục,tổ chức đoàn các cấp. Kết quả đánh giá được sử dụng để điều chỉnh hoạt động của nhà trường về việc thực hiện chương trình hoạt động giáo dục GTS, KNS.
Về đối tượng đánh giá: Tiến hành kiểm tra đánh giá việc thực hiện
chương trình hoạt động giáo dục GTS, KNS cho HS của các bộ phận và lực lượng trong nhà trường.
Về nội dung đánh giá: Thực hiện đánh giá các nội dung từ việc lập kế
hoạch thực hiện chương trình GD GTS, KNS đến nội dung các hoạt động, sự chuẩn bị cơ sở vật chất, cách thức tiến hành hoạt động, đánh giá kết quả hoạt động GD GTS, KNS cho HS.
Về phương pháp đánh giá: Đánh giá việc thực hiện chương trình hoạt
động giáo dục GTS, KNS cho HS thông qua phương pháp điều tra, phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấnkết quả đánh giá được lượng hóa qua các bảng thống kê tỷ lệ phần trăm, qua sự chuyển biến về nhận thức và hành vi của các em trong hoạt động lao động và học tập, quan hệ hàng ngày.
Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục GTS, KNS góp phần đánh giá chất lượng giáo dục chung trong nhà trường, qua kiểm tra đánh giá nhà quản lý đánh giá được mức độ thực hiện của đội ngũ giáo viên, mức độ hưởng ứng tham gia của học sinh, quá trình thực hiện trong nhà trường diễn ra có đảm bảo kế hoạch hay khơng, đó là cơ sở để từ đó nhà trường có sự điều chỉnh về mục tiêu, nội dung, đội ngũ, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục GTS,KNS.